So sánh các siêu thị trong vn

Tính đến hết năm 2017, cả nước có 957 siêu thị tại 62/63 tỉnh, thành và 189 trung tâm thương mại tại 51/63 tỉnh, thành phố. Con số này cho thấy sự phát triển nhanh chóng của hệ thống bán lẻ hiện đại này tại Việt Nam. Trong khi đó, cả nước có 8.539 chợ, trong đó gần 75% là chợ nông thôn. Đa phần là các chợ hoạt động hiệu quả [97%] và thiên về chức năng kinh doanh bán lẻ. Số lượng chợ đầu mối trên cả nước còn khiêm tốn với 83 chợ, chiếm 0,97%.

Xu thế mua hàng tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích ngày càng phát triển

Lợi ích khi mua hàng siêu thị Tâm lý người tiêu dùng khi đến siêu thị không chỉ để mua sắm hàng hóa mà họ tới còn để sử dụng các dịch vụ đi kèm tại các siêu thị như: ăn uống, làm đẹp, vui chơi, giải trí… Các siêu thị hiện nay có rất nhiều mặt hàng đa dạng để đáp ứng nhiều nhu cầu của khác hàng, từ một số mặt hàng thực phẩm, trái cây tươi, đến đồ nội thất từ cao cấp đến bình dân… Các nguồn hàng hóa nhập về tại siêu thị đều được kiểm định khá rõ ràng và nghiêm ngặt. Bởi thế, người tiêu dùng có thể tin tưởng vào chất lượng hàng hóa này mà không lo là hàng hóa trôi nổi không rõ nhãn mác.Mua sắm tại siêu thị, giá cả các mặt hàng đều được niêm yết cụ thể nên sẽ tránh được tình trạng phải mặc cả, trả giá, không mất công trả giá như khi mua sắm ngoài chợ. Do đó, người tiêu dùng cũng sẽ không bị áp lực như ở chợ truyền thống. Ngoài ra, thời gian mở cửa ở siêu thị từ sáng đến tối nên bạn có thể chủ động hơn trong mua sắm. Tuy nhiên nhược điểm của siêu thị là giá cả khá đắt đỏ và không tiện phục vụ cho các khách hàng có nhu cầu mua bán hàng hóa nhanh gọn, nhỏ lẻ. Kinh nghiệm đi siêu thị Việc đi siêu thị để mua nhiều loại thức ăn cho nhiều ngày sẽ giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí đi lại. Nhưng nhiều chị em thường lo ngại mỗi khi bước chân vào các siêu thị, đó là dễ bị "dẫn dụ" bởi các món hàng nhìn hấp dẫn hoặc các chương trình khuyến mãi, nên hay mua sắm một cách thiếu cân nhắc, dẫn tới lãng phí. Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm trước khi vào siêu thị là hãy lên danh sách các món đồ cần mua. Đồng thời bạn cũng nên khảo giá trước khi lựa chọn địa điểm mua sắm. Ở những siêu thị lớn như Big C, Metro, Co.opMart, Maximark, Citimart… lượng hàng nhiều, nhà phân phối được chiết khấu cao nên giá cả khá mềm. Đây là nơi thích hợp để mua các mặt hàng dầu ăn, đường, sữa, mì... Tuy nhiên, cũng có trường hợp ở những cửa hàng đại lý lớn, giá cả rẻ hơn hoặc bằng giá khuyến mãi trong siêu thị do người bán hàng tốn ít chi phí mặt bằng. Còn với các loại thịt gia súc, gia cầm tốt hơn hết nên mua tại các siêu thị để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhiều người vẫn chọn mua hàng ở các chợ truyền thống [ ảnh dẫn theo Hanoimoi]

Mua gì ở chợ truyền thống? Theo khảo sát, nhìn chung, chợ truyền thống, hàng hóa đa dạng, giá cả phải chăng phù hợp mới tất cả mọi người, mua bán nhanh gọn dễ đến, dễ về và môi trường mua bán thân thiện. Tuy nhiên lại tồn tại vấn đề an toàn thực phẩm. Sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất sứ vẫn được bày bán. Đầu vào khó kiểm soát. Người tiêu dùng dễ bị mua phải sản phẩm giả, nhái nếu không có hiểu biết về tem chống hàng giả hay các cách phân biệt giữ hàng tốt và hàng xấu. Nhiều người nội trợ cho hay, có những món thì mua ở siêu thị sẽ rẻ và an toàn hơn, nhưng ngược lại, có không ít thứ mua ngoài chợ vẫn tươi và ngon hơn so với siêu thị. Đối với các mặt hàng thủy hải sản thì mua ở chợ bao giờ cũng tươi ngon hơn trong siêu thị. Giá thủy hải sản ở chợ cũng thường rẻ hơn trong siêu thị khá nhiều. Nhiều người nội trợ cũng chia sẻ kinh nghiệm về việc chọn mua các loại rau: Nếu mua rau thơm, dưa leo, khổ qua, cà chua, các loại củ thì trong siêu thị thường rẻ hơn mua ngoài chợ. Nhưng các loại rau ăn lá như rau muống, dền, cải... thì mua ngoài chợ lại rẻ và tươi ngon hơn.

Theo báo cáo, trước Covid-19, mảng đại siêu thị tại Việt Nam có vẻ ổn định về mặt số lượng, diện tích sàn và doanh số giảm nhẹ 0,2% trong năm 2019. Lý do có thể vì đại siêu thị nằm không gần khu dân cư. Trong khi đó, người dân thành phố thích siêu thị và cửa hàng tiện lợi hơn vì tiếp cận dễ dàng. Người tiêu dùng chỉ đến đại siêu thị khi họ mua lượng hàng lớn.

Trong năm 2019, cả nước có 58 đại siêu thị. Các "tay chơi"chính trong mảng đại siêu thị bao gồm Big C, Lotte Mart, AEON, Saigon Co.op và E-Mart. Trong đó, đại siêu thị đến từ Thái Lan, BigC đang chiếm thị phần lớn nhất với 57,6%.

Số lượng các đại siêu thị, diện tích mặt sàn và tăng trưởng doanh số của các đại siêu thị giai đoạn 2014-2019

Trong khi đó, theo Deloitte Việt Nam, các "tay chơi" trong nước đang chiếm lĩnh mảng siêu thị, chẳng hạn như Saigon Co.op và Bách Hóa Xanh với thị phần lần lượt là 43% và 14%. Mảng siêu thị này đã tăng trưởng trong suốt 4 năm qua và những doanh nghiệp địa phương am hiểu thị trường nội địa đã chiếm lĩnh được người tiêu dùng. Trong mảng này, các sản phẩm gắn mác riêng của siêu thị cũng đang ngày càng trở nên nổi tiếng. Báo cáo của Deloitte không hề nhắc đến thị phần của Vinmart.

Trong Covid-19, mảng siêu thị và đại siêu thị tăng trưởng mạnh, hơn hẳn các mô hình bán lẻ truyền thống. Lý do là siêu thị và đại siêu thị có nhiều mặt hàng. Điều này giúp khách hàng chỉ cần đến một điểm bán là có thể mua được mọi thứ họ cần để giảm việc đi lại và tiếp xúc, tránh lây lan dịch bệnh.

Trong Covid-19, người tiêu dùng Việt Nam đến siêu thị và đại siêu thị nhiều hơn trước dịch bệnh. Kết quả là nhu cầu hàng hóa ở siêu thị và đại siêu thị tăng cao. Chẳng hạn như Saigon Co.op, lượt khách gọi điện đến đặt hàng tại siêu thị tăng từ 4-5 lần trong khi lượt ghé thăm trang thương mại điện tử của công ty này tăng 10 lần kể từ tháng 1/2020.

Mảng cửa hàng tiện lợi: Family Mart chiếm thị phần nhiều nhất với 21,4%

Theo báo cáo của Deloitte Việt Nam, cửa hàng tiện lợi đã phát triển nhanh chóng khắp Việt Nam suốt những năm qua với các thương hiệu như Family Mart, Circle K, B’s Mart… Thị phần lần lượt của 3 thương hiệu trên là 21,4%, 20,7% và 9,6%. Số lượng cửa hàng tiện lợi trong cả nước năm 2019 là 1.289, tăng 101 điểm bán so với 2018.

Số lượng các cửa hàng tiện lợi giai đoạn 2014-2019

Báo cáo cũng cho biết, Covid-19 đã mang nhiều khách hàng mới đến với cửa hàng tiện lợi. Dịch bệnh khiến nhiều người, trước đó chưa từng mua đồ ở cửa hàng tiện lợi, đã có những giao dịch đầu tiên.

Tháng 3/2020, lượng mua sắm tại cửa hàng tiện lợi lên tới đỉnh điểm. Đối với những làm trong mảng mua sắm này, đây là cơ hội cần nắm bắt và có thể đầu tư để giữ chân khách hàng, biến khách hàng mới thành khách hàng trung thành.

Chủ Đề