So sánh bài thơ đồng chí với bài nhớ

Ý 1: Giới thiệu chung - Về đề tài: Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc. - Về hai tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ “Tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính. - Về luận đề: hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử. Ý 2: Phân tích lịch sử 1. Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung: - Yêu nước, yêu quê hương yêu đồng chí: + Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận” [Đồng chí] và “Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước” [Tiểu đội xe không kính]. + Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó đồng chí - Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ: + Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ. + Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhìn thẳng”. - Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách anh hùng. 2. Những điểm riêng khác nhau - Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiềng liêng hòa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đãa rực sáng trong tâm hồn. “Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!” - Bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng. “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim” Ý 3: Đánh giá chung - Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phaẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ nhưng nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tại nên những hình tượng làm xúc động lòng người. - Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động.

Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp qua hai đoạn thơ đầu bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Nhớ” của Hồng Nguyên

  • Mở bài:

Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Nhớ” của Hồng Nguyên là hai tác phẩm xuất sắc của nền văn học kháng chiến chống Pháp. Nhớ [Hồng Nguyên] được viết 1946, Đồng chí [Chính Hữu] viết năm 1948. Hai nhà thơ đều hướng về hình ảnh anh chiến sĩ vệ quốc và bằng thể thơ tự do với hình thức câu ngắn, câu dài đan xen nhau. Mỗi đoạn thơ là một khúc ca hào hùng về anh chiến sĩ vệ quốc quân.

  • Thân bài:

Vẻ đẹp anh bộ đội cụ Hồ qua đoạn thơ trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!

Đoạn thơ là lời tâm tình của hai anh chiến sĩ xa quê trong giây phút nghỉ ngơi trên bước đường hành quân. Qua lời tâm tình giản dị, ta nhận ra vẻ đẹp anh bộ đội cụ Hồ – vẻ đẹp của tình đồng chí thiêng liêng của những người nông dân mặc áo lính, ra đi từ những vùng quê nghèo khó.

“Súng” là hình ảnh ẩn dụ cho nhiệm vụ. “Đầu” ẩn dụ cho mục đích chiến đấu của các anh. Ba điệp từ xuất hiện trên cùng một dòng thơ khẳng định được tư thế của người lính đang làm nhiệm vụ. Đồng thời khẳng định cái chung thứ hai giữa các anh: chung nhiệm vụ. Chính cái chung này đã nhanh chóng gắn kết những con người “xa lạ” thành “quen nhau”. Người lính đâu chỉ đối mặt với cơn sốt rét rừng mà còn phải chống chọi với cái giá rét của núi rừng Việt Bắc với tấm chăn chung. Vẻ đẹp của lòng dũng cảm là đây. Và những tình cảm đẹp đó hòa vào nhau thành tình đồng chí thiêng liêng.

“Đồng chí”:Câu thơ đặc biệt, ngắn như nốt nhấn trên bản đàn, tạo âm hưởng ngân nga trong tâm trí người đọc. “Đồng chí” là cội nguồn sức mạnh để làm nên chiến thắng.

Vẻ đẹp anh bộ đội cụ Hồ qua đoạn thơ trong bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên:

Lũ chúng tôi Bọn người tứ xứ, Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi “Một hai” Súng bắn chưa quen, Quân sự mươi bài Lòng vẫn cười vui kháng chiến Lột sắt đường tàu, Rèn thêm đao kiếm, Áo vải chân không, Đi lùng giặc đánh. Ba năm rồi gửi lại quê hương.

Mở đầu đoạn thơ là lời giới thiệu hết sức giản dị: “chúng tôi, bọn người tứ xứ”.Gợi lên trong người đọc sự cảm mến. Từ ngữ dùng thô mộc như củ khoai hạt lúa, đặc trưng cho người nông dân nghèo khó, quanh năm gắn với ruộng đồng, tâm hồn cũng giản dị hiền hòa.

Người lính trong đoạn thơ này cũng có quá trình gắn kết từ chỗ “gặp nhau”, rồi “quen nhau” và thành “đồng chí” của nhau. Người lính nông dân vốn là bạn cùng cuốc cày nay cầm súng, tập quân sự “một hai”, mọi thứ đều “chưa quen”. Ấy vậy mà bằng nhiệt tinh yêu nước, các anh vẫn: “Lòng vẫn cười vui khảng chiến ”, người nông dân mặc áo lính, đến với cách mạng bằng tinh thần tự nguyện, tự giác.

Những ngày đầu kháng chiến bộ đội ta gặp muôn vàn khó khăn, gian khổ, thiếu thốn về quân trang, quân dụng nhưng vẫn vượt lên trên gian khổ để làm nhiệm vụ. Khí phách hiên ngang kiêu bạc, anh hùng của người lính hiện ra trong mấy dòng thơ cuối. Câu thơ ngắn, nhịp điệu câu thơ mạnh mẽ thể hiện khí phách anh hùng của người chiến sĩ vệ quốc.

So sánh hai bài thơ:

Nét chung: Người lính trong hai đoạn thơ đều chung nguồn gốc xuất thân là nông dân, họ ra đi từ những vùng quê nghèo khó. Và họ cùng đến với điểm hẹn lịch sử, nơi hội tụ lòng yêu nước. Cuộc sống kháng chiến đã nhanh chóng gắn kết những anh lính nông dân ấy từ chỗ “gặp nhau”, “quen nhau” rồi thành “đồng chí”. Tinh đồng chí là cội nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng. Môi anh lính mang trong mình phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ: yêu nước, dũng cảm, chấp nhận gian khổ và hi sinh.

Nét riêng: Nếu anh lính trong đoạn thợ bài chí luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, thi người chiến sĩ trong Nhớ của Hồng Nguyên lại mang dáng vẻ chủ đông hiên ngang tim giặc mà đánh. Tất cả đều là phẩm chất dũng cảm của anh bo đọi cụ Hồ trong những năm đầu kháng chiến. Cùng viết về đề tài chiến sĩ vệ quốc quân cùng chọn thề thơ tự do với câu ngắn câu dài đan xen nhau, nhưng ’hai tác giả Chính Hữu và Hồng Nguyên vẫn để lại dấu ấn riêng của mình trên trang viết: Chính Hữu với giọng điệu câu thơ dịu dàng, tha thiệt, ngôn ngữ cô đọng hàm súc, tình cảm dồn nén để làm bật lên vẻ đẹp tình đồng chí; còn Hồng Nguyên sử dụng nhịp thơ ngắn, âm hưởng câu thơ chắc, khỏe để thể hiện chất lính kiêu hùng.

  • Kết bài:

Hai bài thơ khắc họa hai hình ảnh riêng biệt nhưng thống nhất ở cuộc sống chiến đấu và phẩm chất. Họ đều là những bộ đội cụ Hồ kiên trung, quả cảm, nguyện cống hiến cuộc đời mình vì đọc lập, tự do của tổ quốc.

Chủ Đề