So sánh bậc quân nhân chuyên nghiệp với

Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

[Khoản 1 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp công nhân viên chức quốc phòng 2015]

2. Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp là gì?

Theo Điều 16 Luật Quân nhân chuyên nghiệp công nhân viên chức quốc phòng 2015 quy định cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp như sau:

- Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm:

+ Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;

+ Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;

+ Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp;

+ Đại úy quân nhân chuyên nghiệp;

+ Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp;

+ Trung úy quân nhân chuyên nghiệp;

+ Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp.

- Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm:

+ Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;

+ Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;

+ Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.

Như vậy, theo quy định nêu trên, bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm: Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp, Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp. Trong đó, Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp thuộc loại cao cấp.

3. Mức lương của cấp bậc hàm quân nhân chuyên nghiệp là bao nhiêu?

Tại Điều 4 Thông 170/2016/TT-BQP quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương như sau:

- Cấp bậc quân hàm Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương có hệ số dưới 3,95.

- Cấp bậc quân hàm Trung úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 3,95 đến dưới 4,45.

- Cấp bậc quân hàm Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,45 đến dưới 4,90.

- Cấp bậc quân hàm Đại úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,90 đến dưới 5,30.

- Cấp bậc quân hàm Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 5,30 đến dưới 6,10.

- Cấp bậc quân hàm Trung tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 6,10 đến dưới 6,80.

- Cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp có thể hưởng mức lương từ 12.240.000 đồng/tháng trở lên.

Quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan quân đội có các đặc điểm khác nhau, trong đó có vấn đề tiền lương.

Căn cứ vào Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức Quốc phòng năm 2015 thì quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thì sĩ quan quân đội là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng.

Về tiền lương

Tiền lương của quân nhân chuyên nghiệp được xác định theo trình độ đào tạo, chức danh, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt.

Tiền lương sĩ quan quân đội được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt.

Điều kiện nâng lương

Quân nhân chuyên nghiệp sẽ được nâng lương nếu:

- Nếu có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và đủ thời hạn nâng lương cho từng đối tượng.

- Mỗi lần chỉ được nâng một bậc;

- Lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, học tập và trong thực hiện nhiệm vụ được nâng lương trước thời hạn hoặc vượt bậc.

- Trong thời hạn xét nâng lương nếu vi phạm kỷ luật quân đội và pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị kéo dài thời hạn xét nâng lương.

Sĩ quan quân đội được nâng lương nếu:

- Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 41/2023/TT-BQP thì cả sĩ quan quân đội và quân nhân chuyên nghiệp đều được xếp lương theo quy định chung:

+ Mức lương cơ sở: 1.800.000 đồng/tháng.

+ Cách tính mức lương sĩ quan quân đội và quân nhân chuyên nghiệp như sau:

Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023

\=

Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng

x

Hệ số lương hiện hưởng

Tuy nhiên, sự khác nhau về lương sĩ quan quân đội và quân nhân chuyên nghiệp nằm ở hệ số lương hiện hưởng.

Theo đó, tùy vào cấp bậc quân hàm quy định tại Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 mà hệ số lương sĩ quan quân đội sẽ khác nhau và lương sĩ quan quân đội cũng sẽ khác nhau, cụ thể:

Căn cứ theo Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu được quy định tại Bảng 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2023/TT-BQP như sau:

Số TT

Đối tượng

Hệ số

Mức lương [đồng/tháng]

1

Đại tướng

10,40

18.720.000

2

Thượng tướng

9,80

17.640.000

3

Trung tướng

9,20

16.560.000

4

Thiếu tướng

8,60

15.480.000

5

Đại tá

8,00

14.400.000

6

Thượng tá

7,30

13.140.000

7

Trung tá

6,60

11.880.000

8

Thiếu tá

6,00

10.800.000

9

Đại úy

5,40

9.720.000

10

Thượng úy

5,00

9.000.000

11

Trung úy

4,60

8.280.000

12

Thiếu úy

4,20

7.560.000

*Lưu ý: Mức lương nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp và nâng lương theo quy định.

Quân nhân chuyên nghiệp được phân hóa hệ số lương dựa trên xếp loại cấp bậc quân nhân chuyên nghiệp tại khoản 1 Điều 15 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015:

Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với tiêu chuẩn chức danh đảm nhiệm, được xếp loại như sau:

- Loại cao cấp nhóm I gồm quân nhân chuyên nghiệp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; loại cao cấp nhóm II gồm quân nhân chuyên nghiệp có bằng tốt nghiệp cao đẳng;

- Loại trung cấp gồm quân nhân chuyên nghiệp có bằng tốt nghiệp trung cấp;

- Loại sơ cấp gồm quân nhân chuyên nghiệp có chứng chỉ sơ cấp.

Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp được xếp lương theo Bảng 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2023/TT-BQP như sau:

Xem chi tiết tại Bảng 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2023/TT-BQP

Lương sĩ quan quân đội và quân nhân chuyên nghiệp có gì khác nhau? [Hình ảnh từ Internet]

Phụ cấp quân hàm, hệ số chênh lệch bảo lưu và phụ cấp, trợ cấp quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan tính như thế nào?

[*] Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu

Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01/7/2023

\=

Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng

x

Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng

[*] Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023

\=

Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng

x

Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định

[*] Mức phụ cấp tính theo tỷ lệ %

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023

\=

Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023

+

Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01/7/2023

+

Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01/7/2023

x

Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định

[*] Mức trợ cấp tính theo mức lương cơ sở

Mức trợ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023

\=

Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng

x

Số tháng được hưởng trợ cấp theo quy định

Quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan quân đội khác nhau như thế nào?

Tiêu chí

Quân nhân chuyên nghiệp

Sĩ quan

Căn cứ

Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức Quốc phòng năm 2015

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999

Định nghĩa

Là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

Vị trí

- Là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý;

- Thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội.

- Là lực lượng nòng cốt của quân đội;

- Là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Đối tượng tuyển chọn

- Tuyển chọn:

· Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;

· Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội;

· Công nhân và viên chức quốc phòng.

- Tuyển dụng:

· Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng trên;

· Thường trú trên lãnh thổ Việt Nam;

· Đủ 18 tuổi trở lên.

- Hình thức: Xét tuyển hoặc thi tuyển

Công dân Việt Nam

Điều kiện tuyển chọn

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;

- Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.

Có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời;

- Có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự.

Cấp bậc quân hàm

Xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm: Thượng tá; Trung tá; Thiếu tá; Đại úy; Thượng úy; Trung úy; Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp;

Gồm 03 cấp, 12 bậc:

- Cấp Uý có bốn bậc: Thiếu uý; Trung uý; Thượng uý; Đại uý.

- Cấp Tá có bốn bậc: Thiếu tá; Trung tá; Thượng tá; Đại tá.

- Cấp Tướng có bốn bậc: Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Đại tướng.

Chủ Đề