Sơ đồ tư duy văn học trung đại 11

1.1. Những vấn đề chung

  • Bối cảnh lịch sử: Thời kì xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động
  • Phân kì văn học
    • Thế kỉ X – hết thế kỉ XIV
    • Thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII
    • Thế kỉ XVIII – nửa đầu XIX
    • Nửa cuối thế kỉ XIX

1.2. Nội dung

a. Nội dung yêu nước

  • Nét mới:
    • Đề cao vai trò đối với người trí thức, hiền tài
    • Tư tưởng canh tân đất nước
    • Tư tưởng đổi mới, tìm hướng đi mới cho cho cuộc đời trong hoàn cảnh xã hội bế tắc
    • Yêu nước mang âm hưởng bi tráng

b. Nội dung nhân đạo

  • Nét mới:
    • Hướng vào quyền sống của con người nhất là con người trần thế
    • Khẳng định ý thức cá nhân: ý thức về hạnh phúc, tài năng, và bản lĩnh cá nhân
    • Cảm hứng thế sự

* Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

  • Nội dung:
    • Lí tưởng nhân nghĩa
    • Lòng yêu nước
  • Nghệ thuật:
    • Bút pháp đạo đức trữ tình
    • Đậm đà sắc thái Nam bộ
  • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Hình tượng người nghĩa sĩ là một tượng đài bi tráng, bất tử

1.3. Đặc điểm của văn học Trung đại

a. Tư duy nghệ thuật

  • Kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức
    • Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến
      • Đề tài: mùa thu
      • Thi liệu:
        • thu thiên
        • thu diệp
        • thu thủy
        • Ngư ông

b. Phá vỡ tính quy phạm

  • Mùa thu mộc mạc, đơn sơ, trong trẻo
  • Ngôn ngữ: Sử dụng linh hoạt, biến hóa, sáng tạo những từ ngữ thuần Việt. Đó chính là sư phá vỡ tính quy phạm

c. Quan niệm thẫm mĩ

  • Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, ưa sử dụng điển tích, điển cố, những thi liệu Hán học

d. Bút pháp nghệ thuật: Ước lệ tượng trưng

  • Thể loại: Các sáng tác trong giai đoạn này thường tuân theo các đặc điểm thể loại:
  • Ví dụ:
    • Hát nói
    • Văn tế
    • Thơ....

Để nắm được xu hướng phát triển cũng như những thành tựu của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám đến hết thế kỉ XX, các em hãy cùng tham khảo Sơ đồ tư duy Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX dưới đây.

Bài viết liên quan

  • Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX
  • Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
  • Trình bày ý kiến về nhận định: Nền văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945...
  • Sơ đồ tư duy Vợ nhặt
  • Sơ đồ tư duy Chí Phèo [tiếp theo] - Tác phẩm

1. Sơ đồ tư duy Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

Tóm tắt Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ 20

2. Sơ đồ tư duy Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX [Bản vẽ của học sinh]

Sơ đồ tư duy cách mạng tháng 8 năm 1945

-----HẾT-----

//thuthuat.taimienphi.vn/so-do-tu-duy-khai-quat-van-hoc-viet-nam-tu-cach-mang-thang-tam-nam-1945-den-het-the-ki-xx-48915n.aspx

Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì. “Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”, “Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là lời răn dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ. “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”. Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đầy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người.

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Sơ đồ tư duy Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945. Mời thầy cô và các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Học tốt Ngữ văn 11: Sơ đồ tư duy Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945

Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cánh mạng tháng Tám 1945

  1. Khái niệm "văn học hiện đại" được dùng trong bài học được hiểu theo quan niệm đối lập với hình thái văn học thời trung đại.

Từ đầu thế kỉ XX, nền văn học Việt Nam mới thật sự bước vào quá trình hiện đại hóa. Xã hội Việt Nam có nhiều có nhiều thay đổi lớn dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí con người. Nền văn hóa và tâm hồn người Việt đến lúv đó có điều kiện vượt được ra ngoài giới hạn của khu vực ảnh hưởng văn hóa, văn học cổ Trung Hoa để tiếp xúc với thế giới hiện đại. Những điều kiện đó dã thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Văn học phát triển mau lẹ về mọi mặt theo hệ thống thi pháp hiện đại. Cả về nội dung tư tưởng, hình thức và thi pháp.

Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thời kì này diễn ra qua ba giai đoạn. a, Giai đoạn thứ nhất [từ đầu thế kỉ đến Cách mạng tháng Tám 1945] đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện vật chất cho văn học phát triển. Giai đoạn thứ hai [khoảng từ 1920 đến 1930] là giai đoạn giao thời, hoàn tất các điều kiện để văn học phát triển vượt bậc ở giai đoạn thứ ba. Giai đoạn thứ ba [từ khoảng năm 1930 đến năm 1945] là giai đoạn phát triển rực rỡ, có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt nhiều thành tựu.

  1. Giai đoạn 1

Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920

- Chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi, tác động đến việc ra đời của văn xuôi.

- Báo chí và phong trào dịch thuật phát triển giúp cho câu văn xuôi và nghệ thuật tiếng Việt trưởng thành và phát triển.

- Những thành tựu đạt được là sự xuất hiện của văn xuôi và truyện kí ở miền Nam.

- Thành tựu chính của văn học trong giai đoạn này vẫn thuộc về bộ phận văn học yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế….

→ Nhìn chung văn học chưa thoát khỏi hệ thống văn học trung đại.

  1. Giai đoạn 2

Từ 1920 đến 1930

Quá trình hiện đại hóa đạt được nhiều thành tích với sự xuất hiện của các thể loại văn học hiện đại và hiện đại hóa của các thể loại truyền thống: tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách…; truyện ngắn: Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn…; thơ: Tản Đà, Trần Tuấn Khải,..; kí: Phạm Quỳnh, Tương Phổ, Đông Hồ…đều phát triển.

  1. Giai đoạn 3

Từ 1930 đến 1945

Có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt được nhiều thành tựu

Về thơ có phong trào thơ mới.

- Tiểu thuyết có nhóm Tự Lực văn đoàn.

- Truyện ngắn có: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,…

- Phóng sự có Tam Lang, Vũ Trọng Phụng,...

- Bút kí, tùy bút: Xuân Diệu, Nguyễn Tuân,…

  1. Nguyên nhân sự phát triển mau lẹ của văn học Việt Nam thời kì này

- Do sự thúc bách của yêu cầu thời đại.

- Sức sống mãnh liệt của dân tộc mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.

- Sự xuất hiện của tầng lớp trí thức Tây học. ở họ có sự thức tỉnh mạnh mẽ của ý thức cá nhân và khao khát đóng góp một cái gì thật sự cho đất nước cho dân tộc.

- Khoa học kĩ thuật phát triển, công chúng đông đảo và văn chương trở thành một thứ hàng hóa, viết văn trở thành một nghề kiếm sống.

  1. Các nhà văn thời kì này có ý thức tự giác cao hơn về trách nhiệm người cầm bút, về quan niệm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ của mình. Cộng thêm sự ra đời của của phê bình văn học đã dẫn đến sự phân hóa thành nhiều xu hướng trong nội bộ nền văn học.

Hai bộ phận cơ bản:

  1. Bộ phận văn học phát triển hợp pháp gồm các sáng tác được đăng tải và xuất bản công khai. Những tác phẩm này vẫn có tính dân tộc và có tư tưởng lành mạnh nhưng không có được ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chính quyền thực dân. Bộ phận này chia thành hai khuynh hướng văn học lãng mạn và văn học hiện thực
  1. Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp là sản phẩm của các nhà văn chiến sĩ. Họ coi đã dùng văn chương như là một thứ vũ khí chiến đấu sắc bén để chống lại kẻ thù. Các tác giả tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu...

Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

  1. Bộ phận văn học công khai là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng luật pháp của của chính quyền thực dân phong kiến. Những tác phẩm này có tính dân tộc và tư tưởng lành mạnh nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân. Phân hóa thành nhiều xu hướng

- Xu hướng văn học lãng mạn:

+ Nội dung: Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ.

+ Đề tài: Thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo

+ Thể loại: Thơ và văn xuôi trữ tình.

- Xu hướng văn học hiện thực:

+ Nội dung: Phản ánh hiện thực thông qua những hình tượng điển hình.

+ Đề tài: Những vấn đề xã hội

+ Thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.

  1. Bộ phận văn học không công khai là văn học cách mạng, phải lưu hành bí mật. Đây là bộ phận của văn học cách mạng và nó trở thành dòng chủ của văn học sau này.

- Nội dung:

+ Đấu tranh chống thực dân và tay sai

+ Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do.

+ Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Hình tượng trung tâm là người chiến sĩ

+ Chủ yếu là văn vần.

\=> Hai bộ phận văn học trên có sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ.

Tốc độ phát triển văn học

- Văn học phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng

- Nguyên nhân:

+ Sức sống văn hóa mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.

+ Sự thức tỉnh ý thức cá nhân của tầng lớp trí thức Tây học.

+ Sự thúc bách của thời đại [lúc này văn chương trở thành hàng hóa và viết văn là một nghề có thể kiếm sống].

Thành tựu chủ yếu của văn học

- Về nội dung, tư tưởng

+ Văn học Việt Nam vẫn tiếp tục phát huy 2 truyền thống lớn của văn học dân tộc là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo với nhân tố mới là phát huy tinh thần dân chủ.

+ Lòng yêu nước gắn liền với quê hương đất nước, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước, lòng yêu nước gắn liền với tinh thần quốc tế vô sản. Chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút.

- Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học

+ Các thể loại văn xuôi phát triển mạnh, đặc biệt là tiểu thuyết và truyện ngắn. Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ra đời, đến những năm 30 được đẩy lên một bước mới. Truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và vững chắc. Phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát triển mạnh. Bút kí, tùy bút, kịch, phê bình văn học cũng phát triển.

+ Thơ ca là một trong những thành tựu văn học lớn nhất thời kì này.

* Tư tưởng cổ điển:

Đề tài, cốt truyện vay mượn. Kể theo trật tự thời gian. Nhân vật phân tuyến rạch ròi, thể hiện tâm lí theo hành vi bên ngoài. Chú trọng cốt truyện li kì. Tả cảnh, tả người theo lối ước lệ. Kết cấu tác phẩm theo chương hồi. Kết thúc tác phẩm có hậu. Lời văn biền ngẫu.

* Tư tưởng hiện đại:

Xóa bỏ những đặc điểm của tiểu thuyết trung đại.

* Thơ trung đại:

Mang đầy đủ những đặc điểm thi pháp văn học trung đại.

* Thơ hiện đại:

Phá bỏ các quy phạm chặt chẽ. Thoát khỏi hệ thống ước lệ mang tính phi ngã.

+ Lí luận phê bình.

+ Ngôn ngữ, cách thể hiện, diễn đạt, trình bày dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm, lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, quy phạm nghiêm ngặt của văn học trung đại.

- Văn học giai đoạn này đã kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học trước đó. Mở ra một thời kì văn học mới là thời kì văn học hiện đại.

-------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Sơ đồ tư duy Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Thi thpt Quốc gia môn Văn, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chủ Đề