Sau tiêm covid bao lâu được uống kháng sinh

Có nên sử dụng đồng thời vắc xin và thuốc kháng sinh không?

Trả lời: Ngoài một số ngoại lệ thì không có chống chỉ định tiêm vắc xin khi đang dùng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn. Tiêm kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin sống đã làm yếu đi trừ vắc xin thương hàn uống và không có ảnh hưởng đến vắc xin bất hoạt, vắc xin tái tổ hợp, vắc xin polysaccharide, và vắc xin giải độc tố. Thuốc kháng vi rút trong điều trị dự phòng bệnh cúm không ảnh hưởng đến vắc xin cúm bất hoạt. Tuy nhiên không nên tiêm vắc xin cúm sống giảm độc lực trong vòng 48 giờ sử dụng thuốc kháng vi rút. Thuốc kháng vi rút herpes có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin zoster và vắc xin thủy đậu sống. Phải dừng sử dụng thuốc này ít nhất 24 giờ trước khi tiêm vắc xin sống zoster hoặc thủy đậu. Không có bằng chứng về ảnh hưởng của các thuốc kháng vi rút đến vắc xin rota và vắc xin sở-quai bi-rubella.

Vắc-xin hiện đã có mặt rộng rãi. Trong nhiều trường hợp, quý vị không cần đặt cuộc hẹn.

  • Chính phủ liên bang đang cung cấp vắc-xin COVID-19 miễn phí cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên và sinh sống tại Hoa Kỳ, bất kể tư cách di trú hay trạng thái bảo hiểm xã hội.
  • Hầu hết người dân tại Hoa Kỳ hiện đang sống ở khu vực chỉ cách nơi tiêm chủng COVID-19 trong phạm vi 5 dặm.

Tìm kiếm địa diểm tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 hoặc liều nhắc lại: Tìm kiếm vaccines.gov, nhắn tin mã ZIP của quý vị tới số 438829, hoặc gọi số 1-800-232-0233 để tìm địa điểm gần quý vị.

Hãy tiêm chủng ngay cả khi quý vị đã mắc COVID-19 và cho rằng mình có miễn dịch

Quý vị nên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 ngay cả khi quý vị đã mắc COVID-19. Hiện không có xét nghiệm nào có thể xác định một cách đáng tin cậy xem quý vị có được bảo vệ sau khi bị nhiễm vi-rút gây ra COVID-19 hay không. Tuy nhiên, quý vị có thể cân nhắc trì hoãn lần tiêm vắc-xin tiếp theo [liều ban đầu hoặc liều nhắc lại] 3 tháng tính từ khi khởi phát các triệu chứng, hoặc kể từ lần đầu nhận được kết quả xét nghiệm dương tính.

Tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 sau khi mắc COVID-19 sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch. Những người đã mắc COVID-19 và không tiêm phòng sau khi hồi phục có nhiều khả năng bị tái mắc COVID-19 hơn những người được tiêm phòng sau khi khỏi bệnh.

Những người có thể trì hoãn tiêm chủng

Nếu mới mắc COVID-19 gần đây, quý vị có thể cân nhắc trì hoãn lần tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 tiếp theo [liều ban đầu hoặc liều nhắc lại] 3 tháng tính từ khi khởi phát các triệu chứng, hoặc kể từ khi nhận được kết quả xét nghiệm dương tính.

Quy trình y tế và sàng lọc thường quy

Hầu hết các thủ thuật y tế thông thường và tầm soát có thể được thực hiện trước hoặc sau khi tiêm chủng ngừa COVID-19. Tuy nhiên nếu quý vị sắp phải chụp x-quang tuyến vú, hãy hỏi bác sĩ của quý vị về thời điểm nên đi tiêm vắc-xin. Một số chuyên gia khuyến nghị nên chụp x-quang tuyến vú trước khi tiêm chủng hoặc chờ bốn đến sáu tuần sau khi tiêm vắc-xin. Những người đã tiêm vắc-xin COVID-19 có thể sưng hạch bạch huyết [nốt hạch] bên dưới cánh tay nơi họ được tiêm. Điều này trở nên bình thường hơn sau khi tiêm liều bổ sung hoặc nhắc lại sau loạt tiêm chủng ban đầu. Có thể vết sưng này sẽ gây ra việc đọc sai kết quả chụp x-quang tuyến vú.

Trao đổi với bác sĩ nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về việc tiêm chủng trước hoặc sau các lần khám sàng lọc hay thủ thuật y tế thường quy.

Những điều cần lưu ý về dùng thuốc trước khi tiêm chủng

Chúng tôi không khuyến nghị quý vị dùng thuốc không cần kê toa [như ibuprofen, aspirin, hoặc acetaminophen] trước khi tiêm chủng vì mục đích ngăn chặn tác dụng phụ liên quan tới vắc-xin. Hiện vẫn chưa rõ những loại thuốc này có thể tác động thể nào tới cách vắc-xin tác động tới chúng ta. Nếu quý vị thường xuyên dùng thuốc này vì những lý do khác, quý vị nên tiếp tục dùng thuốc trước khi tiêm chủng. Chúng tôi cũng không khuyến nghị dùng thuốc kháng histamine trước khi tiêm vắc-xin COVID-19 để tránh các phản ứng dị ứng.

Tìm hiểu thêm về các loại thuốc giúp giảm tác dụng phụ sau tiêm chủng.

Với hầu hết mọi người, chúng tôi không khuyến nghị tránh, ngưng sử dụng hay trì hoãn sử dụng những loại thuốc mà quý vị đang sử dụng định kỳ để phòng bệnh hoặc điều trị các bệnh khác gần với thời gian tiêm chủng COVID-19.

Nếu quý vị đang sử dụng những loại thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, quý vị nên trò chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình về những điều hiện đã biết và chưa biết về hiệu quả của việc chích vắc-xin ngừa COVID-19. Hỏi về thời điểm tốt nhất để tiêm vắc-xin. Tìm hiểu thêm về vắc-xin COVID-19 cho những người bị suy giảm miễn dịch từ trung bình đến nghiêm trọng.

Hầu hết những người sử dụng thuốc đều có thể chích vắc-xin ngừa COVID-19. Việc sử dụng riêng lẻ một trong các loại thuốc sau đây không phải là lý do để tránh tiêm chủng COVID-19:

  • Thuốc không kê toa [không có toa]
  • Thuốc kháng viêm không steroid [NSAID] [naproxen, ibuprofen, aspirin, v.v.]
  • Acetaminophen [Tylenol, v.v.]
  • Dược phẩm sinh học hoặc thuốc điều chỉnh phản ứng sinh học dùng cho điều trị các bệnh tự miễn
  • Hóa trị hoặc thuốc điều trị ung thư khác
  • Thuốc kháng vi-rút
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc statin
  • Thuốc huyết áp/thuốc điều trị tăng huyết áp [amlodipine, lisinopril, v.v.]
  • Thuốc lợi niệu
  • Thuốc tuyến giáp
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Metformin
  • Thuốc tiểu đường
  • Insulin
  • Steroid [prednisone, v.v.]

Đây chưa phải là danh sách đầy đủ. Danh sách này chỉ nêu một số ví dụ về các loại thuốc thường gặp. Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong số này đều không khiến cho việc tiêm chủng COVID-19 trở nên có hại hay nguy hiểm.

Nếu quý vị có thắc mắc về các loại thuốc mà quý vị đang dùng, hãy trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc nhà cung cấp dịch vụ tiêm chủng của quý vị.

Tiêm phòng vắc xin Covid-19 là cách phòng bệnh tốt nhất với tất cả đối tượng trước nguy cơ nhiễm bệnh và biến chứng do virus này gây ra. Việc tiêm chủng đầy đủ mũi tiêm, đúng lịch là cần thiết, tuy nhiên một số trường hợp không mong muốn có thể phải hoãn, dời lịch tiêm chủng. Nhiều người thắc mắc đang uống kháng sinh có tiêm phòng Covid-19 được không? Hãy cùng chuyên gia MEDLATEC giải đáp thắc mắc này.

1. Đang uống kháng sinh có tiêm phòng Covid-19 được không?

Vắc xin Covid-19 đang được sản xuất bởi nhiều công ty, hãng dược phẩm trên toàn thế giới, trong đó phổ biến 1 số loại vắc xin như: Moderna, Pfizer,... Mỗi loại vắc xin sẽ quy định hàm lượng các chất với khả năng tạo miễn dịch cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe là khác nhau.

Tiêm phòng vắc xin giúp bạn có miễn dịch với Covid-19

Nhìn chung, các chuyên gia cho biết, việc tiêm vắc xin Covid-19 không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch của cơ thể hay những rủi ro khác sau khi tiêm. Với những người cần uống kháng sinh để điều trị bệnh lý thì vẫn có thể tiếp tục dùng thuốc điều trị trước, trong và sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên với các bệnh lý nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem xét có cần thiết phải dời lịch tiêm chủng để đảm bảo điều kiện sức khỏe hay không.

Ngoài ra, cần lưu ý khi tiêm vắc xin Covid-19 nói riêng và vắc xin các loại nói chung, bắt buộc phải khai báo tình hình sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đã và đang dùng. Dựa trên tình hình sức khỏe và thuốc điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm tiêm chủng hay loại vắc xin phù hợp.

Thuốc kháng sinh không ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin

Với các bệnh nhiễm trùng cần điều trị bằng kháng sinh không quá nặng, tình hình sức khỏe tốt thì vẫn nên tiêm phòng, nhất là tiêm mũi 3 nhắc lại. Nếu do bệnh lý nghiêm trọng, nên tập trung điều trị đến khi sức khỏe ổn định thì khi tiêm vắc xin sẽ gặp ít tác dụng phụ nhất, cũng đem lại hiệu quả miễn dịch cao nhất.

2. Các trường hợp cần hoãn tiêm phòng Covid-19

Trước khi tiêm, bác sĩ hoặc nhân viên y tế đều cần khám sàng lọc sức khỏe, những trường hợp đủ điều kiện có thể chỉ định tiêm ngay. Những người có một hoặc nhiều hơn yếu tố phải trì hoãn sẽ được yêu cầu dời lịch tiêm chủng cho đến khi đảm bảo sức khỏe.

Một số trường hợp cần hoãn tiêm phòng vắc xin Covid-19 gồm:

2.1. Những có tiền sử phản vệ độ 3

Phản vệ là tình trạng phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm phòng vắc xin, nếu đã có tiền sử phản vệ nặng, nhất là sau tiêm vắc xin Covid-19 thì có thể phải trì hoãn tiêm chủng. Người tiêm sẽ được hướng dẫn đến tiêm ở cơ sở y tế đủ khả năng cấp cứu phản vệ, khi đó sẽ đảm bảo được an toàn cho người tiêm, có khả năng xử lý kịp thời nếu có biến chứng nghiêm trọng.

Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần tuổi không nên tiêm vắc xin Covid-19

2.2. Người mang thai dưới 13 tuần trở xuống

Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần cũng thuộc nhóm đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng. Các chuyên gia cho biết, chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng phụ nữ mang thai dưới 13 tuần là đối tượng đặc biệt có thể bị phản ứng nặng hoặc ảnh hưởng do tiêm phòng Covid-19. Đối tượng này được hướng dẫn dời lịch tiêm chủng cho đến khi thai nhi trên 13 tuần tuổi và cần đến tiêm cũng như theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

2.3. Người mắc bệnh cấp tính

Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc có các dấu hiệu sức khỏe bất thường sau cũng không đủ điều kiện để tiêm vắc xin Covid-19, nhân viên y tế sẽ tiếp tục theo dõi hoặc hướng dẫn dời lịch tiêm.

  • Người có thân nhiệt cao, nhiệt độ cơ thể từ 37.5 độ C trở lên.

  • Người có nhiệt độ cơ thể thấp hơn 35.5 độ C.

  • Người có mạch dưới 60 lần/phút hoặc nhanh trên 100 lần/phút.

  • Người có huyết áp tối thiểu thấp hơn 60 mmHg hoặc cao hơn mmHg, huyết áp tối đa nhỏ hơn 90 mmHg hoặc lớn hơn 140 mmHg.

  • Người có nhịp thở lớn hơn 25 lần/phút.

Người mắc bệnh cấp tính nên dời lịch tiêm Covid-19

Ngoài ra, những người mắc bệnh mạn tính, trẻ nhỏ sức khỏe yếu cũng nên chú ý kiểm tra sức khỏe cẩn thận và theo dõi sát sao sau khi tiêm phòng. Các đối tượng này dễ bị tổn thương hơn do tác dụng phụ của vắc xin.

3. Lưu ý trước và sau khi tiêm chủng

Chuẩn bị tốt trước và sau khi tiêm chủng covid là cần thiết để rút ngắn thời gian, giảm rủi ro sức khỏe cũng như tạo điều kiện cho cơ thể đạt được khả năng miễn dịch tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý:

3.1. Lưu ý trước khi tiêm chủng

Trước khi tiêm phòng vắc xin Covid-19, cần lưu ý chuẩn bị:

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết bao gồm: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm vắc xin, sổ khám bệnh, đơn thuốc nếu có.

  • Khai báo y tế trước khi đến trung tâm tiêm chủng, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ 5K phòng dịch Covid-19, ăn uống đầy đủ.

  • Chủ động thông tin cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe cá nhân, nhất là các thông tin về tiền sử dị ứng, các bệnh mạn tính, thuốc đang sử dụng,...

Nếu có thắc mắc liên quan đến tiêm chủng, bạn cũng có thể hỏi nhân viên y tế để được giải đáp trước khi tiêm.

3.2. Chuẩn bị sau khi tiêm chủng

Sau khi tiêm, cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời nếu gặp phản ứng phản vệ sau tiêm chủng. Sau đó, bạn có thể về nhà và tự theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin.

Sau khi tiêm, một số dấu hiệu thường gặp bao gồm: mệt mỏi, sốt, đau tại chỗ tiêm, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, đau đầu,... Các phản ứng này cho thấy cơ thể bạn đang tạo miễn dịch với vắc xin nên không nên quá lo lắng.

Cần lưu ý phản ứng nặng sau tiêm Covid-19

Cần lưu ý nếu gặp phải các phản ứng nghiêm trọng sau: tê môi, lưỡi, phát ban, ngứa, thở dốc, khó thở, tắc nghẽn,... Khi có các dấu hiệu nghiêm trọng này, cần đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và xử trí kịp thời.

Trên đây, MEDLATEC đã cùng bạn đọc giải đáp thắc mắc đang uống kháng sinh có tiêm phòng Covid-19 được không, nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề