Sách tiếng việt lớp 4 truyện cổ nước mình

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 1
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2
  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 4
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Thương người như thể thương thân Tuần 2

Soạn bài: Tập đọc: Truyện cổ nước mình

Nội dung chính

Bài thơ nói về tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam. Truyện cổ tích là một thế giới riêng, nơi cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Truyện cổ tích cho thấy ông cha thời xưa rất công minh, giàu tình thương người.

Câu 1 [trang 20 sgk Tiếng Việt 4] : Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình ?

Trả lời:

Vì truyện cổ nước mình giàu lòng nhân ái và ý nghĩa phản ánh cuộc sống rất sâu xa. Giúp thế hệ đời sau tiếp nhận được những phẩm chất quý báu của cha ông như lẽ công bằng, sự thông minh, lòng độ lượng tình nhân ái bao la… Đồng thời truyện cổ đem lại cho chúng ta hôm nay những lời răn dạy cực kì quý báu của cha ông về những phẩm chất tốt đẹp cần có trong cuộc sống. Đó là lòng nhân hậu vị tha, lòng độ lượng bao dung, chăm chỉ, chuyên cần và ăn ở hiền lành phúc đức

Câu 2 [trang 20 sgk Tiếng Việt 4] : Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?

Trả lời:

Bài thơ gợi cho em nhớ đến truyện : Tấm Cám, Đèo cày giữa đường

Câu 3 [trang 20 sgk Tiếng Việt 4] : Tìm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta ?

Trả lời:

Có thể em tìm thêm những truyện với nội dung trên như sau: Hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, …

Câu 4 [trang 20 sgk Tiếng Việt 4] : Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào

Trả lời:

Hai câu cuối bài ý nói truyện cổ chính là lời răn dạy của ông cha ta về lẽ sống, về tình thương, về nhân cách, về đức độ, sự cần cù, lòng nhân ái,… cho đời sau rèn luyện để có được những đức tính ấy

Nội dung: Ngợi ca ý nghĩa to lớn và những bài học về đạo lí làm người chứa trong kho tàng truyện cổ dân gian của nước nhà.

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2
  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 4
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Tập đọc: Truyện cổ nước mình



  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Lời giải bài tập Tập đọc: Truyện cổ nước mình trang 20 Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 4.

Bài đọc: Truyện cổ nước mình

Hiển thị nội dung

Truyện cổ nước mình [trích]

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì.

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

                                                                                              [theo Lâm Thị Mỹ Dạ] 

Độ trì: [phật, tiên,…] cứu giúp và che chở cho người khác. 

Độ lượng: rộng rãi, dễ tha thứ cho người khác. 

Đa tình: giàu tình  cảm [nghĩa trong bài] 

Đa mang: lo lắng, quan tâm đến nhiều người, nhiều việc [nghĩa trong bài]

Nội dung chính Truyện cổ nước mình

Quảng cáo

Bài thơ nói về tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam. Truyện cổ tích là một thế giới riêng, nơi cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Truyện cổ tích cho thấy ông cha thời xưa rất công minh, giàu tình thương người.

Câu 1 [trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình ?

Trả lời:

Vì truyện cổ nước mình giàu lòng nhân ái và ý nghĩa phản ánh cuộc sống rất sâu xa. Giúp thế hệ đời sau tiếp nhận được những phẩm chất quý báu của cha ông như lẽ công bằng, sự thông minh, lòng độ lượng tình nhân ái bao la… Đồng thời truyện cổ đem lại cho chúng ta hôm nay những lời răn dạy cực kì quý báu của cha ông về những phẩm chất tốt đẹp cần có trong cuộc sống. Đó là lòng nhân hậu vị tha, lòng độ lượng bao dung, chăm chỉ, chuyên cần và ăn ở hiền lành phúc đức

Quảng cáo

Câu 2 [trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?

Trả lời:

Bài thơ gợi cho em nhớ đến truyện : Tấm Cám, Đèo cày giữa đường

Câu 3 [trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Tìm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta ?

Trả lời:

Có thể em tìm thêm những truyện với nội dung trên như sau: Hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, …

Câu 4 [trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào

Trả lời:

Quảng cáo

Hai câu cuối bài ý nói truyện cổ chính là lời răn dạy của ông cha ta về lẽ sống, về tình thương, về nhân cách, về đức độ, sự cần cù, lòng nhân ái,… cho đời sau rèn luyện để có được những đức tính ấy

Nội dung: Ngợi ca ý nghĩa to lớn và những bài học về đạo lí làm người chứa trong kho tàng truyện cổ dân gian của nước nhà.

Bài giảng: Tập đọc Truyện cổ nước mình - Cô Hoàng Thị Thơ [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 khác:

Trắc nghiệm Tập đọc: Truyện cổ nước mình [có đáp án]

Câu 1: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thơ sau:

Ở hiền         Người ngay          Yêu nhau      gặp hiền       thương ta         sâu xa         Thương người         nhân hậu

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa _____ lại tuyệt vời ______

________ rồi mới _______

_______ dù mấy cách xa cũng tìm

_______ thì lại _______

________ thì được phật, tiên độ trì.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

"Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì"

Các từ cần điền vào chỗ trống là: nhân hậu, sâu xa, Thương người, thương ta, Yêu nhau, Ở hiền, gặp hiền, Người ngay

Câu 2: Trong câu thơ: 

"Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang"

Từ đa mang trong câu thơ trên được hiểu theo nghĩa nào? 

A. Mang theo nhiều điều kì lạ.           

B. Lo lắng, quan tâm đến nhiều người, nhiều việc.        

C. Mang đến cho người ta nhiều nỗi lo lắng, bất an.         

D. Nhiều câu chuyện li kì, kì quái.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Đa mang: lo lắng, quan tâm đến nhiều người, nhiều việc [nghĩa trong bài].

-> Đáp án đúng: B

Câu 3: Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?

A. Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa           

B. Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang,..           

C. Vì truyện cổ truyền cho con cháu nhiều bí kíp nhận biết những kẻ xấu xa, những trò lừa đảo, lươn lẹo ở đời.         

D. Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời dăn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền gặp lành, chăm làm, sống có chính kiến,…

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Tác giả yêu truyện cổ nước nhà là vì:

- Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa

- Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang,..

- Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời dăn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền gặp lành, chăm làm, sống có chính kiến,…

Câu 4: Bài thơ gợi cho con nhớ đến những truyện cổ nào?

A. Tấm Cám        

B. Sự tích trầu cau            

C. Đẽo cày giữa đường      

D. Sọ Dừa         

E. Sự tích dưa hấu

Bài thơ gợi nhớ đến truyện cổ tích:

"Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì"

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Tấm Cám [Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà].

Đẽo cày giữa đường [Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì].

Câu 5: Con hãy tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta?

A. Sự tích hồ Ba Bể           

B. Trầu cau           

C. Nàng tiên Ốc          

D. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Những truyện cổ thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta đó là:

Sự tích hồ Ba Bể [tình yêu thương, lòng nhân hậu, giúp đỡ những người khốn khổ, gặp khó khăn xung quanh mình].

Trầu cau [tình cảm gia đình, tình yêu thương gắn bó của vợ - chồng, anh em trong nhà].

Nàng tiên Ốc [tấm lòng yêu thương, thương xót vạn vật quanh ta, sống vị tha nhân hậu].

Riêng truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu không được lựa chọn vào nhóm này vì nó là truyện hiện đại, của tác giả Tô Hoài, không được xếp vào loại truyện cổ.

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 4 | Giải bài tập Tiếng Việt 4 | Để học tốt Tiếng Việt 4 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 4Để học tốt Tiếng Việt 4 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

thuong-nguoi-nhu-the-thuong-than-tuan-2.jsp

Video liên quan

Chủ Đề