Sách máy làm bánh mì trần thu hà

Trần Thu HàYÊU MÁY LÀM BÁNH MỲ - LOVE THE SIMPLICITY

khoảng 2 năm trước

Có nên mua máy làm bánh mì Petrus?[Bài viết khá dài, và là quan điểm cá nhân của mình sau một thời gian sử dụng và nghiên cứu về máy làm bánh mì Petrus. Có thể sẽ giúp ích đôi chút nếu bạn đang băn khoăn câu hỏi như ở đầu bài viết ^^]1. Có nên mua máy làm bánh mì?NÊN, NÊN và NÊN. Điều quan trọng phải nhắc 3 lần :P. Dù là Petrus hay bất kì thương hiệu nào khác cũg được :D - NÊN vì đây là một em máy giúp bạn rảnh tay thật sự, sống ảo chỉ với một nút bấm thì còn đắn đo gì nữa hiu hiu.Chưa kể ngoài mấy cái chức năng hiển nhiên là làm một tá các loại bánh mì thì máy còn cân luôn cả mứt, sữa chua, ruốc, rượu gạo, làm kem… Đặc biệt là giúp bạn nhào bột để làm rất nhiều thứ trên đời: bánh ngọt, , bánh quy, bánh bao, bánh dày, pizza, bột để làm mì sợi, mì pasta….- NÊN vì việc bạn tự tay làm bánh vừa giúp bạn thoả đam mê nấu nướng theo cách nhàn hạ nhất lại vừa ĐẢM BẢO VỆ SINH ATTP: bạn tự mình chọn mua nguyên liệu đảm bảo, tự tay vệ sinh, tự tay làm bánh không chất bảo quản thì còn lo gì nữa :D- À, còn NÊN vì nó rất nhàn hạ trong khâu lau dọn. So với các công đoạn làm bánh thủ công lỉnh kỉnh, tất cả việc bạn cần dọn khilàm bánh bằng máy làrửa xô nướng trong máy, thỉnh thoảng dọn khay để hạt [nếu có] và lau qua bề mặt, lòng máy bằng khăn ẩm là xong.2. Về thương hiệu máy làm bánh mì Petrus- Máy làm bánh mì Petrus là sản phẩm chủ chốt của Công ty TNHH Thiết bị điện Bắc Kinh Zhongxing Baicui, một công ty có nguồn gốc từ Châu Âu và gia nhập vào thị trường Trung Quốc vào năm 2008. Nó thuộc quyền quản lý của công ty đầu tư Caple [Trung Quốc. Công ty hiện có nhà máy đặt tại Quảng Đông và có chi nhánh hoặc cơ sở R & D tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu. Dòng sản phẩm máy làm bánh mì và được thiết kế và phát triển bởi Trung tâm R & D Bắc Kinh, được người tiêu dùng nội địa chào đón nồng nhiệt, và doanh số bán hàng đứng hàng top trong các sản phẩm tương tự.- Năm 2011, để phát triển thị trường tốt hơn, công ty đã hợp tác chiến lược với Thiết bị điện Shuangniao của Nhật Bản và Thiết bị điện Mercury để cùng phát triển thị trường Nhật Bản và Trung Quốc.- Năm 2013, máy làm bánh mì của hãng Petrus được đặc biệt trang bị công nghệ lõi đốt đôi, là một bước tiến giúp dễ dàng làm bánh mì chin đều và mềm mỏng hơn. Với một số hãng bánh mì khác, đến hiện nay vẫn sử dụng công nghệ dây đốt đơn.- Năm 2014, hãng tiếp tục thúc đẩy sự đổi mới liên tục trong công nghệ, chức năng làm kem hoàn toàn mới đã được phát triển và cấp bằng sáng chế và được sử dụng cho đến hiện tại.- Ngày nay, trong điều kiện thị trường máy làm bánh mì đang khá phát triển ở Trung Quốc, máy làm bánh mì của Petrusluôn đặt thiết kế công nghiệp ở một vị trí quan trọng. Công ty không chỉ hợp tác với các nhà thiết kế quốc tế hàng đầu, mà còn hợp tác với các cơ quan thiết kế trong nước nổi tiếng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.3. Ưu nhược điểm của máy làm bánh mì Petrus trong quá trình hoạt độngPhải nhấn mạnh lại, đây là quan điểm của cá nhân mình, và bản thân mình cũng chưa dùng qua các hãng máy làm bánh mì khác nên sẽ không có so sánh sâu về về hương vị, cấu tạo… đơn giản chỉ là phân tích những gì mình đã trải nghiệm với Petrus.Ưu điểm:- Thiết kế đẹp mắt :]]. Với một đứa hơi đồng bóng như mình thì vẻ ngoài là thứ khiến mình để ý đến Petrus đầu tiên khi nghiên cứu mua máy. Mình thích máy vuông vắn xinh xinh [các dòng máy khác thường là máy cao thuôn dài]. Máy làm bánh mì Petrus chủ yếu sử dụng các gam màu pastel. Mấy năm nay NSX còn cho ra mấy cái màu xanh xanh hồng hồng nhìn thấy đã yêu. Phần tay cầm để mở nắp nhô hẳn lên với mình cũng là điểm cộng, mình thấy nó khá tiện.- Chế độ menu đa dạng: Máy làm bánh mì Petrus thông thường có từ 24-30 menu, quá đủ cho một cuộc tình. Mình còn không nhớ mình đã thử dùng hết tất cả các menu chưa nữa.Máy còn có thể làm kem [với xô kem mua riêng], dùng chung cho tất cả các phiên bản Petrus. Các hãng máy khác mình không biết có tính năng này không.- Dây đốt đôi, xô bánh mì 5 lớp chống dính cao cấp: cái này là mình đọc và nghiên cứu thì thấy NSX rất tự tin khi nhắc đến và lấy làm tiêu chí để quảng cảo SP nên chủ quan nghĩ nó là ưu điểm chứ không biết nó có khác nhiều và tốt hơn so với các thương hiệu khác ko. Bản thân dùng thấy xô làm bánh Petrus vững chãi chịu được va đập, bền, bộn trột đều, bánh nướng đều màu, độ mềm xốp ok.- Chức năng ghi nhớ và hẹn giờ ok: ghi nhớ được khoảng 15ph nếu mất điện, tạm dừng đc 45ph, hẹn giờ đc khoảng 15 tiếng [các thông số này có giao động chút ít tuỳ theo từng dòng máy]. Cũng quá đủ với mình.- Màn hình led hiển thị trực quan dễ hiểu dễ nhớ.- Giá thành hợp lý: Hiện hãng Petrus có khoảng 10 mã máy làm bánh mì, giá cả giao động từ khoảng 1tr7 – 3tr6. Tương đương với Tirross, Media và rẻ hơn so với Panasonic, Zijoruchi và một vài thương hiệu của Châu Âu.[Trước mình cũng là tín đồ của các dòng máy châu Âu, bếp từ máy ép, nồi chiên, máy xay… toàn đứt ruột mua đồ châu Âu thui nhưng sau có được tặng cái máy ép khác của Trung Quốc, dùng thì thấy đúng kiểu ngon – bổ - rẻ nên hơi chuyển hướng chiến lược để bảo toàn cái ví. Trộm vía dùng hàng ngày mà vẫn thấy cũng không có gì phàn nàn]Bạn chỉ cần tìm chỗ mua có thể bảo hành cho bạn nữa là được.Nhược điểm:[Không biết đây là nhược điểm của riêng Petrus hay của tất cả máy làm bánh mì nói chung nữa]- Máy và sách hướng dẫn đều chỉ có tiếng Trung [tất nhiên], hơi khó khăn lúc đầu trong việc thao tác, nhưng làm lâu thì quen hết hoặc nên chọn những người bán máy có thể hỗ trợ bạn nhiệt tình trong quá trình sử dụng máy.- Xô nướng hơi nhỏ, mỗi mẻ bánh chỉ tối đa 1000g [nhưng mình toàn làm 750g đã thấy nó nở bung nóc rồi], không làm được ổ to. Tuy nhiên với quy mô hộ gia đình thì mình thấy thế là quá ổn rồi. Máy không thích hợp cho các bạn muốn start up kiếm xiền :P.- Vẫn là về xô bánh, xô chỉ có một hình dạng duy nhất nên nếu không tạo hình thì hình dạng bánh làm ra cũng chỉ có một kiểu như cái bánh mì gối. Nếu muốn làm thành hình dáng khác, bạn phải nhào bột trong nồi rồi bỏ ra nặn, ủ bột bên ngoài, sau đó cho lại bánh vào xô hoặc đem nướng bằng lò. Mình cũng đã thử mua khuôn khác bỏ vào nhưng không ổn lắm vì nó vướng cái trục chân vịt.4. Nên mua phiên bản nào của máy làm bánh mì PetrusNhư đã nói ở trên, Hiện hãng Petrus có khoảng 10 mã máy làm bánh mì, giá cả giao động từ khoảng 1tr7 – 3tr6. Tuy nhiên đây là 3 mã lượng mua nội địa ở TQ là cao nhất, và bản thân mình thấy cũng nên cân nhắc nhất:PE8860 [Giá thị trường khoảg 1950k]. Màu: KemĐây là phiên bản nâng cấp của PE8855 [PE8855 là bản đang được nhiều người dùng nhất ở VN, có lẽ bởi nó rẻ]. Bề ngoài và các chế độ menu của PE8860 hoàn toàn giống với PE8855, nhưng được NSX trang bị thêm tính năng rắc hoa quả tự động. Cá nhân mình thấy nếu đang cân nhắc 8855 thì đừng chần chừ hãy đổi sang 8860 với mức giá chênh hơn chút xíu vì cái rắc hoa quả mình thấy rất là tiện :DƯu điểm: ưu điểm dễ thấy nhất của PE8860 là RẺ, rẻ nhất trong 3 dòng mà mình recommend ở đây :DNhược điểm:- Hơi nhiều nút, với đứa lười ghi nhớ như mình thì ban đầu nó khá phiền để làm quen. [Nhưng với những ai có khả năng ghi nhớ tốt thì có thể đây lại là ưu điểm vì nó có vài nút bấm nhanh chọn luôn ko cần suy nghĩ :D].- Model cũ nên tính năng chống rung chống ồn không tốt lắm, kêu hơi to so với 2 máy kia :PPE9600 [Giá thị trường khoảng 2850k]. Màu: KemƯu điểm:- Máy này có nắp làm giả kính nên mình thấy bề ngoài sang nhất trong 3 dòng máy- Chế độ menu được chia nhỏ nên có nhiều menu nhất- À, có đèn soi nữa, bấm nút cái là đèn chiếu sáng xô làm máy bên trong giúp quan sát dễ hơn.- Có kết nối với điện thoại giúp bạn theo dõi quá trình làm bánh [nhưng mà cái này hoàn toàn bằng tiếng TQ nhé :D]- Chống rung, chống ồn tốt. Giá vừa vừa :DNhược điểm:- Chế độ nút bấm cảm ứng hoàn toàn [kiểu bếp từ ấy], có vẻ sẽ khó thao tác nếu tay ướt.- Nhiều nút [giống bản PE8860].PE9709 [giá thị trường khoảng 3550k]. Màu: XanhƯu điểm:- Giống như điện thoại thôi, nó là bản mới nhất nên được NSX tối ưu nhất về tất cả hiệu năng sử dụng [chống rung, chống ồn, tiết kiệm điện, bộ nhớ…].- Hệ thống nút bấm đơn giản [4 cái nút/núm], hiển nhiên là không cần nhớ nhiều và dễ sử dụng/lau chùi nhất].Nhược điểm:- ĐẮT, đắt nhất trong 3 dòng mà mình phân tích :D- Thế thôi :PChốt lại, như tất cả các đồ điện khác, để quyết xem nên mua máy nào thì trước hết bạn cần tự trả lời cho 2 câu hỏi: Khả năng tài chính của bạn và mức độ mà bạn muốn gắn bó với nó.Nếu khả năng tài chính ok , hoặc nếu bạn muốn dùng nó nhiều/lâu dài mình khuyên bạn nên mua đời máy mới nhất. Mình không chỉ rõ được cụ thể nhưng mà anh ra sau kiểu gì cũng được chăm chút cải tiến hơn anh đi trước ^^.Còn nếu bạn không quá dư dả, hoặc không chắc mình có chăm chỉ không có gắn bó được với máy không thì mua máy rẻ hơn để trải nghiệm cũng không sao.Yên tâm là với các công thức mình đã thử thì tất cả các phiên bản đều làm được hết.Chúc các bạn chọn được máy ưng ý nhé!July 1 at 9:10 AM · PublicSave · More

“Giới thiệu dụng cụ – Nguyên liệu bếp” là chuyên mục mới tại Savoury Days [bắt đầu từ tháng 6/ 2015] dành riêng để giới thiệu về các loại Dụng cụ và Nguyên liệu trong làm bánh và nấu nướng nói chung. Xem thêm bài giới thiệu tại ĐÂY

————–

Nằm trong chuyên mục giới thiệu dụng cụ bếp, lại là quà tặng cho mùa hè. Nói đến đây hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ tới các loại máy như máy làm kem, máy làm sữa chua, hay làm sữa đậu nành nhỉ?

Câu trả lời đúng, thật ra, là máy làm bánh mì :-]

Mùa nóng, hai chữ “bánh mì” được nhắc tới ít hơn hẳn, nhất là nếu so với các loại đồ uống hay tráng miệng lạnh. Chẳng phải do bánh mì ăn kém ngon hơn, mà có lẽ phần nhiều là bởi làm bánh mì mùa hè cực quá. Tưởng tượng trời nóng 36, 37 độ C mà phải đứng hì hục nhồi bột, đập bột, chưa kể tới cái lò 200 độ C ở bên cạnh. Nghĩ thôi đã thấy rùng rợn rồi ấy chứ :P

Và đây chính là lúc ta cần đến chàng hiệp sĩ mang tên “máy làm bánh mì” ;]

Nói thật là mình chẳng bao giờ nghĩ sẽ có ngày mình tậu hay dùng máy để làm bánh mì cả. Bởi mình luôn nghĩ bánh mì nhồi tay và làm thủ công mới là số 1, máy chỉ để giải quyết các tình thế theo kiểu mì ăn liền thôi. Thế rồi được tặng chiếc máy này, không thể để không nên một ngày rảnh rỗi lôi ra nghiên cứu và dùng thử. Và thử, và thử, và thử… Ban đầu cứ nghĩ dùng cho khỏi phí chiếc máy thôi, thế mà giờ nó là cái máy được dùng gần như thường xuyên nhất trong bếp, chỉ sau nồi cơm và máy đánh trứng [ngang với lò nướng vì dạo này trời nóng nên mình ngại sờ tới lò].

Có quá nhiều thứ ở chiếc máy này làm mình cảm thấy ưng ý. Dùng chính xác từ ngữ thì phải là “cực cực thích”. Nên thời gian vừa rồi đã mang đi giới thiệu búa xua đến bạn bè, và phát hiện ra hóa ra cũng có khá nhiều bạn của mình dùng cùng loại máy y xì. Thế là có thêm chuyện để buôn. Và mình nghĩ tại sao không giới thiệu nó trong chuyên mục “Dụng cụ bếp” của Savoury Days nhỉ, khi mà nó được nhiều bạn bè của mình khen hết lời như thế?! [và để cho các bạn của SD biết thêm một loại dụng cụ bếp rất hữu ích nữa ;] ].

Bánh và mứt dâu, mứt mơ tươi làm bởi máy

Liệt kê hết các ưu điểm của chiếc máy này thì hơi khó, nên mình gạch đầu dòng một vài điểm mà mình thích nhất ở chiếc máy này, để các bạn nào quan tâm thì tham khảo thêm nha.

  1. Nhỏ gọn, không chiếm nhiều chỗ trong bếp. Hoạt động rất yên tĩnh. Khi nướng cũng không quá nóng.
  1. Làm bánh cỡ trung bình, một ổ khoảng 0.5 kg [1 pound]. Mình có thử xem qua một số loại máy làm bánh mì khác thì thấy hầu hết đều làm ra bánh 2 pound [1 kg]. Với gia đình nhỏ như nhà mình [2 vợ chồng] thì bánh 1 pound là vừa xinh. Giả sử có thêm 2 bé con nữa thì 1 pound vẫn ổn. 2 pound thì khéo ăn nửa tuần mới hết.
  1. Mùi vị bánh cực kì ngon. Lý do là bột được ủ 3 lần thay vì 2 lần. Ai học làm bánh mì cũng biết rằng việc ủ bột và số lần ủ bột với bánh mì cực kì quan trọng vì sẽ quyết định mùi vị của bánh. Và riêng việc này thì máy của Zojirushi này làm cực tốt. Không chỉ ủ 3 lần mà khống chế nhiệt độ ủ và nhiệt độ khối bột cũng tốt [mình đã đo thử ;] ]. Bánh ra lò nhờ vậy mà không chỉ mềm xốp mà hương vị còn rất có “chiều sâu”. Cùng là bánh mì gối trắng nhưng bánh làm từ máy khi nếm cảm giác mùi vị đậm đà, vừa thơm vừa ngọt, khác hẳn với bánh công nghiệp mua từ siêu thị. Đây cũng là điểm mà mình ưng nhất ở chiếc máy này [thành nghiện luôn ý].
  1. Có rất nhiều công thức bánh mì để thử, đủ loại từ vỏ mềm cho đến vỏ giòn, từ bánh mì trắng đến bánh mì nâu, rồi các loại hạt… Đi kèm máy là bộ dụng cụ đong nên không cần cân cũng được.
  1. Ngoài bánh mì ra, còn có thể làm ra mứt quả tươi. Đây là một trong những lý do tại sao mình gọi nó là quà tặng cho mùa hè. Vì mùa hè cũng là lúc có nhiều loại quả tươi ngon nhất. Mang đi làm mứt phải nói là tuyệt cú mèo. Không chỉ mứt, máy còn có chức năng đánh bột riêng. Có thể dùng chức năng này để nhồi bột làm bánh mì, trộn bột bánh quy, làm bánh bơ… [mình chưa kịp thử hết nhưng nhồi bột thì thấy làm ổn].
  1. Tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và thuận tiện. Cái này thì rõ quá rồi. Chẳng phải làm gì cả, chỉ có đổ nguyên liệu vào máy rồi ngồi chờ ăn :P Nhưng thích hơn cả có lẽ là chức năng đặt giờ của máy có thể đặt tối đa 13h. Nên hoàn toàn có thể đặt giờ vào buổi tối để bánh nướng trong đêm và tỉnh dậy là có bánh nóng hổi cho bữa sáng. Dạo gần đây mình hay làm mứt quả buổi tối, xong rồi đặt giờ cho máy nướng bánh ban đêm. Sáng dậy lấy bánh ra, dùng với mứt quả, thêm ly sữa, thấy sung sướng nhàn hạ ghê gớm :”>
  1. Dọn rửa rất nhanh. Hihi, so với việc rửa một đống âu với lau bàn, dọn lò thì việc rửa một cái nồi nướng với 1 cái lưỡi đánh bột rõ là nhẹ nhàng hơn nhiều [bạn chồng mình thích điều này :D].

Sơ sơ là như vậy… Nhìn chung thì bạn máy này làm mình thay đổi cách suy nghĩ rất nhiều về các loại máy móc. Quả thực là nếu chọn đúng loại máy thì bản thân mình sẽ đỡ đi được nhiều việc hơn hẳn, như máy làm mì lần trước hay máy làm bánh mì lần này, đều là kiểu sản phẩm đã có rồi thì không dứt ra được.

Nhân đã giới thiệu thì giới thiệu luôn cụ thể cho đầy đủ. Còn hai thông tin nữa là “giá cả” và “mua ở đâu”? Mình có tham khảo một vài nơi và thấy máy có tại Amazon US, [đang giảm giá từ 233$ xuống còn 168$, hình như chỉ có trong ngày 15/7] và ở Việt Nam thì có tại đại lý của Zojirushi [www.zojirushi.vn]. Amazon JP thì không hiểu sao không tìm ra. Giá thành không phải là rẻ nhưng mình nghĩ là một khoản đầu tư rất rất xứng đáng. À, tên đầy đủ của máy là Home Bakery Mini BB-HAQ10 nha.

Cho tất cả nguyên liệu vào

chọn chế độ, bật nút và đi làm việc khác ;]

bột sau khi nhồi xong

ủ lần thứ nhất

hoàn thành

mặt cắt

làm mứt mơ và mứt dâu tây

thành phẩm

Video liên quan

Chủ Đề