Sách Hổ trướng khu cơ và công trình Lũy Thầy gắn liền với tên tuổi của ai

Hệ thống đồn lũy lừng danh của chúa Nguyễn thế kỷ XVII ở đàng Trong, gắn liền với tên tuổi nhà thơ, nhà quân sự kiệt xuất “bậc thầy” Đào Duy Từ, tác giả cuốn binh thư “Hổ trướng khu cơ” người kiến tạo nên hệ thống đồn lũy, góp phần giữ yên bờ cõi xứ đàng Trong. Vì lẽ ấy, những đồn lũy của chúa Nguyễn khu vực phía nam Quảng Bình có tên gọi “Lũy Thầy”.

Lũy Thầy là hệ thống chiến lũy được xây dựng từ năm 1630. Người có công đầu, khởi xướng và chỉ đạo thi công là Đào Duy Từ. Ông sinh năm 1572 và mất năm 1634, do có cha làm nghề xướng ca, nên mặc dù học rộng, tài cao, vẫn không được chính quyền phong kiến Lê-Trịnh cho dự thi. Phản ứng trước luật lệ khoa cử khắt khe của triều đình, ông bỏ đất Bắc tìm vào đàng Trong theo phò chúa Nguyễn và được trọng dụng phong làm quan Nội tán tước hầu.

Xem thêm: Các tour du lịch lên quan đến Luỹ Thầy

Dấu tích lũy Thầy ở T.P Đồng Hới. [Nguồn: Internet]

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên [1613-1634] sau trận kịch chiến với quân Trịnh trên sông Nhật Lệ năm 1627, tuy thắng, nhưng vẫn rất lo lắng, vì thế lực của chúa Trịnh Tráng [1623-1657] rất mạnh và không từ bỏ ý đồ thôn tính đàng Trong, bắt chúa Nguyễn phải thần phục. Mùa xuân năm 1630, Đào Duy Từ đệ trình kế hoạch xây dựng lũy Trường Dục để ngăn quân Trịnh. Theo kế của Đào Duy Từ chúa Nguyễn đã cho xây dựng chiến lũy bề thế, nhưng vẫn chưa yên lòng. Năm 1631, chúa Nguyễn lại sai Đào Duy Từ cùng danh tướng Nguyễn Hữu Dật ra Quảng Bình thị sát thế núi, thế sông vùng Động Hải để xây thêm thành lũy. Sau chuyến đi, các tướng Nguyễn lại vạch kế hoạch về việc đắp thêm một lũy mới gọi là lũy Đầu Mâu. Lũy được xây dựng cao 1 trượng 5 thước, phía ngoài đóng cọc gỗ lim, phía trong đóng cọc tre, đổ đất lên 5 tầng cấp… cứ cách 3 đến 5 trượng lại xây một pháo đài đặt súng thần công, cách một trượng lại đặt một súng phóng đá. Chiều dài của lũy là 3.000 trượng.

Cũng vào năm 1631, chúa Nguyễn cho xây tiếp một lũy mới, tiếp nối với lũy Đầu Mâu, chạy từ cầu Dài, vòng sang phía Tây thành Đồng Hới, bọc lấy làng Đồng Phú [tên cũ của làng Phú Ninh] ra đến cửa sông Nhật Lệ. Phía ngoài lũy còn được đào hào vây quanh. Lũy Đầu Mâu hợp với lũy Nhật Lệ được gọi là lũy Trấn Ninh [hay chính lũy]. Vẫn chưa thực sự yên lòng, vì mặt Đông vùng đất này vẫn trống. Để đề phòng quân Trịnh có thể đột nhập theo hướng này, năm 1634, chúa Nguyễn lại sai tướng Nguyễn Hữu Dật tổ chức đắp lũy Trường Sa. Lũy chạy từ Sa Động đến Huân Cát thuộc địa phận Bảo Ninh [hữu ngạn sông Nhật Lệ ngày nay].

Như vậy, suốt trong 3 năm, chúa Nguyễn đã theo mưu kế của Đào Duy Từ, không tiếc sức người, sức của, xây đắp nên chiến lũy bề thế với tổng chiều dài tới 34 cây số. Đây là hệ thống thành lũy liên hoàn, có nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều tuyến chiến đấu. Trong điều kiện trang bị của binh lính hầu hết là mã tấu, dao dài thì hệ thống đồn lũy được chúa Nguyễn xây dựng kiên cố với việc phòng thủ thâm sâu, quân lính đối phương từ xa tới không dễ công phá.

Nhờ hệ thống đồn lũy này mà chúa Nguyễn phòng giữ được đàng Trong suốt từ năm 1634 cho đến những năm sau này. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì năm 1648, tướng Trương Phước Phấn đã cùng con là Hoàng nhờ có thành lũy mà đánh lui được quân Trịnh, giữ yên bờ cõi đàng Trong cho chúa Nguyễn.

Năm 1842, vua Thiệu Trị trên đường tuần du ra Bắc, qua lũy Trấn Ninh đã đổi tên lũy cũ thành Định Bắc Trường thành và cho dựng bia, khắc thơ để nhớ, bởi nhờ có lũy Thầy mà ý đồ cát cứ của chúa Nguyễn được thực hiện.

Theo Báo ĐT QĐND

  • Xếp hạng: 5 ⭐ [ 85522 lượt đánh giá ]

  • Tóm tắt: Hổ Trướng Khu Cơ NXB Sài Gòn 1974 Đào Duy Từ 130 Trang ​ Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã ghi lại nhiều chiến công hiển hách. Đời Ngô phá Hán, đời Lý đánh Tống, đời Trần bình Nguyên, đời Lê đuổi Minh, đời Tây Sơn phá Thanh. Qua những chiến công, cha ông ta đã đúc rút thành binh pháp để dạy cho các tướng sĩ học tập. Theo các thư tịch cổ, có nhiều cuốn binh thư được viết, nhưng đến nay các tác phẩm đó hoặc không còn giữ lại được nguyên bản hoặc đã bị thất truyền. Duy nhất cuốn “Hổ trướng khu cơ” của Đào Duy Từ là còn giữ được nguyên vẹn cho đến ngày nay. [Hiện, tại Thư viện khoa học Trung ương có 5 bản chép tay bằng chữ Hán]. Đào Duy Từ, SN 1572, xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn [nay là Tĩnh Gia], Thanh Hoá, cha là Đào Tá Hán, mẹ là người họ Nguyễn. Ông thông minh và học rộng biết nhiều. Ông đi thi hương ở Thanh Hoá. Hiếu ty cho Đào Duy Từ là con nhà phường chèo, gạch tên không cho vào thi. Ông buồn bực quay về, căm giận chế độ vô lý của họ Trịnh. Mùa đông năm Ất Sửu [1627] ông trốn vào xứ Đàng trong, nhờ có bài “Ngoạ long cương” mà ông được chúa Nguyễn Phúc Nguyên tin dùng và trao cho chức Nha uý nội tán, tước lộc khê hầu, trông coi việc quân cơ ở trong và ở ngoài, thanh lý quốc chính.Từ đấy Đào Duy Từ nói gì chúa Nguyễn cũng nghe. Ông bày mưu vạch kế giúp chúa Nguyễn làm nên nhiều việc lớn. Chúa Nguyễn thường nói với mọi người: “Đào Duy Từ thật là Tử Phòng [Trương Lương] và Khổng Minh [Gia Cát Lượng] ngày nay”. Tháng Ba năm Canh Ngọ [1630], Duy Từ khuyên chúa Nguyễn đắp luỹ Trường Dục, từ núi Trường Dục đến phá Hạc Hải nhằm ngăn quân Trịnh ngược dòng sông Nhật Lệ vào đánh xứ Đàng trong. Năm Tân Mùi [1631], theo lời Đào Duy Từ, chúa Nguyễn lại cho đắp một luỹ kiên cố hơn, dài 18km bắt đầu từ núi Đâu Mâu qua cửa biển Nhật Lệ, rồi men theo sông Lệ Kỳ và sông Nhật Lệ tiến lên phía Đông Bắc đến làng Đông Hải. Nhờ có hai luỹ trên, chúa Nguyễn đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của quân Trịnh trong một thời kỳ dài. Tháng Chín năm Canh Ngọ [1630], theo đề nghị của Đào Duy Từ, Nguyễn Phúc Nguyên còn cho mở cuộc tấn công vào châu Nam Bố Chính và chiếm được châu này. Đào Duy Từ chỉ làm quan với chúa Nguyễn có 8 năm. Nhưng trong 8 năm đó, ông đã xây dựng cho chúa Nguyễn một cơ sở xã hội vững chắc và một quân đội hùng mạnh. Nguyễn Hữu Tiến, một viên tướng có tài của chúa Nguyễn, là con rể Đào Duy Từ do Duy Từ tiến cử. Tháng 10 năm Giáp Tuất [1634], Đào Duy Từ bị bệnh nặng rồi mất, thọ 63 tuổi. Xứ Đàng trong sở dĩ có quân hùng tướng mạnh, một phần là do công lao của Đào Duy Từ, vì vậy ông được coi là đệ nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn và được thờ ở nhà Thái miếu. “Hổ trướng khu cơ” là tác phẩm binh thư do Đào Duy Từ soạn ra, để dạy các tướng sĩ của xứ Đàng trong. Đó là tác phẩm quân sự duy nhất của Việt Nam còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Khác hẳn với nhiều cuốn binh thư, Hổ trướng khu cơ được biên soạn nặng về mặt thực hành hơn là mặt lý luận quân sự và được viết theo quan điểm cổ truyền của thuyết Tam tài “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, gồm ba tập: Tập Thiên, tập Địa và tập Nhân. Chủ yếu trình bày về phương pháp đánh trận và kỹ thuật chế tạo binh khí, phản ánh nhiều vấn đề cơ bản của truyền thống quân sự Việt Nam. Quyển 1 [tập Thiên] gồm sáu phần: Tổng luận về cơ yếu binh pháp, trình bày các phương pháp và phương tiện dựa vào “thiên cơ”, với các nội dung chủ yếu: Hoả công, thuỷ chiến, bộ chiến và thủ trại, lời tổng bình về tập thiên. Quyển 2 [tập Địa] gồm năm phần: Trình bày các loại đội hình, dựa vào “địa lợi” và sự vận dụng linh hoạt, biến hoá các loại đội hình đó. Yếu chí bàn về trận, các phép trận; yếu luận về giáo trường diễn trận; yếu pháp phá trận, tổng bình về tập địa. Quyển 3 [tập Nhân] gồm sáu phần: Yếu chí bàn về tướng, phép chọn tướng luyện binh; yếu luận về quân cơ, phép dạy quân đánh giặc; phép giữ thành chống giặc, yếu luận về địa thế. Trình bày các yêu cầu đối với tướng [tám điều: Nhân, Nghĩa, Tín, Trí, Minh, Tài, Dũng, Nghiêm], đối với quân cơ [năm điều: Nghiêm lệnh, Chỉnh túc, Tinh nhuệ, Tử tế và Thanh liêm], phép luyện quân đánh giặc và cách xử trí các tình huống cơ bản theo quan điểm “nhân hoà”. Hổ trướng khu cơ là cuốn binh thư phản ánh khá rõ ràng những đặc điểm và truyền thống quân sự của người Việt, nó chứng minh rằng từ lâu người Việt đã sáng tạo một nền binh học độc lập, một nền võ học tự cường. Đọc Hổ trướng khu cơ ta thấy được truyền thống đấu tranh quân sự trong giai đoạn lịch sử của nó khá cụ thể. Tác phẩm này còn được coi như là một “di thư” của tổ tiên trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Download Hỗ Trướng Khu Cơ - Đào Duy Từ.PDF Download Hỗ Trướng Khu Cơ - Đào Duy Từ.PDF Xem hướng dẫn download tại đây P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha. MUA SÁCH GIẤY Giá: 299.000 vnđ Hotline: 0967 841 705 [Zalo và Viber] Email: [email protected] Fanpage: ift.tt/2dQHmaN ZaloPage: ift.tt/2elQMxM tailieumoi.net/?p=25227

  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Hổ Trướng Khu Cơ NXB Sài Gòn 1974 Đào Duy Từ 130 Trang Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã ghi lại nhiều chiến công hiển hách. Đời Ngô phá Hán, đời Lý đánh Tống, đời Trần bình Nguyên, đời Lê đuổi Minh, đời Tây Sơn phá Thanh. Qua những chiến công, cha ông ta đã đúc rút thành binh ......

  • “Hổ trướng khu cơ” là cuốn binh thư của Đào Duy Từ thảo ra để cho tướng sĩ Đàng Trong, không quá chú trọng đến lý luận quân sự mà dành tâm huyết cho thực hành tác chiến.

    Đào Duy Từ [1572 – 1634] là người Thanh Hóa. Thuở nhỏ ông học rộng hiểu nhiều và từng đi thi hương tại quê nhà. Tuy nhiên, bất mãn với chế độ khoa cử mà họ Trịnh đang thao túng Đàng Ngoài nên năm 1627 ông trốn vào xứ Đàng Trong.

    Nghe được bài thơ "Ngọa Long cương vãn" của Đào Duy Từ mà chúa Nguyễn Phúc Nguyên biết ông có chí lớn, phong chức Nha Úy Nội Tán, tước Lộc Khê Hầu. Đào Duy Từ trông coi việc quân cơ cả trong lẫn ngoài, rất được chúa Nguyễn tin dùng. Ông bày mưu vạch kế giúp chúa Nguyễn làm nên nhiều việc lớn mà đáng kể nhất là lần chúa Nguyễn khôn khéo trả sắc phong của vua Lê chúa Trịnh[1]. Chúa Nguyễn thường nói với quần thần: "Đào Duy Từ thật là Tử Phòng [Trương Lương] và Khổng Minh [Gia Cát Lượng] ngày nay".

    Năm 1630, Đào Duy Từ khuyên chúa Nguyễn đắp luỹ Trường Dục, trải dài từ núi Trường Dục đến phá Hạc Hải nhằm ngăn quân Trịnh ngược dòng sông Nhật Lệ vào đánh Đàng Trong. Sang năm sau [1631], cũng tin theo lời Đào Duy Từ mà chúa Nguyễn lại cho đắp một lũy kiên cố hơn, dài hơn 30 km bắt đầu từ núi Đâu Mâu qua cửa biển Nhật Lệ, rồi men theo sông Lệ Kỳ và sông Nhật Lệ tiến lên phía Đông Bắc đến làng Đông Hải. Chiến lũy này tục gọi là lũy Thầy[2] còn được truyền tụng trong ca dao: Lũy Thầy ai đắp mà cao, Sông Gianh ai bới, ai đào mà sâu. Và: Khôn ngoan qua được Thanh Hà, Dẫu rằng có cánh khó qua lũy Thầy.

    Lũy Thầy cao 12 thước, bề mặt rộng rãi có thể đi lại được. Cứ mỗi đoạn 40 thước lại xây một pháo đài, đặt súng thần công án ngự. Từ ngày có lũy Thầy, chiến tranh Trịnh – Nguyễn chính thức khai mào với sông Gianh là chiến tuyến.

    Việt Sử chép rằng hệ thống lũy Thầy là một tuyến phòng thủ kiên cố. Năm 1633, quân chúa Trịnh khởi binh đánh chúa Nguyễn đã phải dừng bước ở cửa sông Nhật Lệ, bị quân Nguyễn phục kích đánh úp, quân tướng hoang mang rệu rã phải lui về bờ Bắc sông Gianh. Năm 1648, quân Trịnh lại tấn công lũy Thầy nhưng không phá được, bị đẩy lui xuống vùng đầm lầy Võ Xá và sau đó buộc phải rút về Bắc, để lại nhiều binh tướng bị bắt làm tù binh. Trận đánh ác liệt nhất trong cuộc chiến Trịnh – Nguyễn vào năm 1672 đã chứng tỏ sự lợi hại của hệ thống thành lũy. Quân Trịnh liên tục tấn công nhưng không thu được thành quả gì, phải rút lui, chấm dứt cuộc nội chiến gần 50 năm và mở ra hơn một thế kỷ hòa hoãn.

    Đào Duy Từ chỉ làm quan cho chúa Nguyễn trong 8 năm ngắn ngủi nhưng ông đã kịp tạo dựng cho Đàng Trong có quân hùng tướng mạnh. Thế nên ông được coi là đệ nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn và được thờ tại Thái miếu.

    "Hổ trướng khu cơ" là cuốn binh thư của Đào Duy Từ thảo ra để cho tướng sĩ Đàng Trong. Đây là trước tác quân sự còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đào Duy Từ không chú quá trọng đến lý luận quân sự mà dành tâm huyết cho thực hành tác chiến. Phát xuất từ một quan điểm Tam Tài cổ điển là "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", ông viết ba tập binh thư luận về những phép đánh trận và một số kỹ thuật chế tạo võ khí.

    Quyển 1 [tập Thiên] gồm 6 phần: Tổng luận về cơ yếu binh pháp, các phương pháp và phương tiện dựa vào "thiên cơ" với các nội dung chủ yếu: hỏa công, thủy chiến, bộ chiến và thủ trại.

    Quyển 2 [tập Địa] gồm 5 phần: các loại đội hình tác chiến, dựa vào địa thế và sự vận dụng linh hoạt, biến hóa các loại đội hình đó.

    Quyển 3 [tập Nhân] gồm 6 phần: luận bàn về tướng, phép chọn tướng luyện binh, chỉ dẫn về quân cơ, phép dạy quân đánh giặc, phép giữ thành chống giặc, và một số cách xử trí các tình huống chiến trường quan điểm nhân hòa.

    Hổ Trướng Khu Cơ là bộ binh thư mang đặc sắc quân sự của người Việt. Binh thư này cùng với các diễn biến thời Trịnh – Nguyễn phân tranh hồi thế kỷ 17 – 18 chứng tỏ các bậc tiền nhân nước nhà đã độc lập tự cường trong nghiên cứu để rồi sáng tạo nên nhiều khái niệm quân sự độc đáo. Đọc Hổ Trướng Khu Cơ để thấu tỏ một di thư của tổ tiên trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

    "Hổ Trướng Khu Cơ" thuộc binh pháp số 12 trong cuốn sách "Thập Nhị Binh Thư" được Nhà sáng lập - Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng, tuyển chọn thuộc lĩnh vực Chính trị – Ngoại giao – Quân sự trong "Tủ sách Nền Tảng Đổi Đời".

    * Chú thích:

    [1] Để buộc họ Nguyễn ở Đàng Trong thần phục, năm 1627 chúa Trịnh sai sứ giả mang sắc phong của vua Lê trao cho Nguyễn Phúc Nguyên và đòi lễ vật cống nạp. Đào Duy Từ khuyên chúa Nguyễn bước đầu cứ nhận sắc phong, rồi 3 năm sau [1630] mới cử sứ giả ra Thăng Long tạ ơn vua Lê chúa Trịnh, đồng thời khéo léo trả lại sắc phong. Trong thời gian đó, họ Nguyễn đã kịp thời chuẩn bị thành lũy và binh lực để đối phó với họ Trịnh.

    [2] Tên gọi này được đặt cũng bởi Chúa Nguyễn coi Đào Duy Từ như thầy dạy của mình.

    [Đón đọc kỳ sau: Văn minh nhân loại bắt nguồn từ đâu?]

    P.V

    Video liên quan

    Chủ Đề