Rong kinh tuổi dậy thì uống thuốc gì

Hỏi:

Cháu năm nay 18 tuổi. Kinh nguyệt của cháu rất dài. Cháu đã đi khám, uống thuốc theo đơn của bác sĩ, bệnh có đỡ hơn nhưng kinh nguyệt vẫn kéo dài hơn 1 tuần; chu kỳ sau dài hơn chu kỳ trước từ 10 – 15 ngày. Cháu có nên tiếp tục uống thuốc nữa không? Bệnh của cháu có nguy hiểm không?

Mỗi kỳ kinh ra máu thường kéo dài từ 3-4 ngày, khi kinh kéo dài trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Lượng máu mất trung bình cho mỗi kỳ kinh là khoảng 50-100g. Rong huyết là sự ra huyết âm đạo bất thường mà không liên quan đến chu kỳ kinh.

Ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh thường không đều, khi dài khi ngắn hoặc vô kinh hoặc rong kinh. Nguyên nhân là do vòng kinh không có rụng trứng vì sự điều chỉnh nội tiết của vỏ não xuống buồng trứng hay sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định.

Khi đến tuổi trưởng thành, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện vì hệ thống điều chỉnh nội tiết từ vỏ não xuống buồng trứng đã hoàn chỉnh.

Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ.

Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai. Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể.

Vi khuẩn dễ tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng.

Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.

Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai

Vì thế, nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sĩ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.

Rong kinh tuổi dậy thì là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Cháu đã đi khám, được bác sĩ kê đơn, sau khi uống thì ngày ra kinh đã rút ngắn lại nhưng khoảng cách giữa các chu kỳ kéo dài hơn từ 10 – 15 ngày, chứng tỏ bệnh vẫn chưa ổn định.

Cháu nên đi khám lại sau khi hết thuốc. Qua thăm khám và hỏi tình hình cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng của cháu.

Cháu không nên tự ý dùng các thuốc điều kinh, vì hầu hết các thuốc này đều là thuốc nội tiết, dùng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cháu nên bổ sung vào thành phần bữa ăn hằng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát…

Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt…
Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Rong kinh ở tuổi dậy thì là hiện tượng hành kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc ra huyết âm đạo kéo dài dù chưa tới kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này khiến các em lo lắng, giảm khả năng tập trung và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng rong kinh ở tuổi dậy thì để tìm cách ngăn ngừa và khắc phục.

Nguyên nhân gây rong kinh tuổi dậy thì

Khi một bé gái bắt đầu có kinh nguyệt, hệ thống hormone của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ. Điều đó có nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt của trẻ sẽ có thể không đều trong một vài năm.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng cũng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn vài ngày.

Hiện tượng chảy máu kinh nguyệt thường diễn ra trong khoảng một tuần. Máu chỉ chảy nhiều tập trung vào những ngày đầu tiên. Do đó, nếu trẻ bị xuất huyết âm đạo kéo dài, xảy ra trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu hành kinh hơn 7 ngày, có nhiều khả năng trẻ bị rong kinh ở tuổi dậy thì. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, thậm chí trẻ có thể bị rong kinh cả tháng.

Không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được nguyên nhân gây rong kinh. Tuy nhiên, kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài ở tuổi dậy thì có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:

Mất cân bằng hormone

Béo phì có thể gây rong kinh tuổi dậy thì” width=”750″ height=”503″ />

Mất cân bằng hormone giữa estrogen và progesterone có thể gây ra tình trạng rong kinh. Các vấn đề sức khỏe gây rối loạn hormone ở tuổi dậy thì bao gồm:

  • Rối loạn chức năng buồng trứng: Điều này xảy ra khi cơ thể trẻ không rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt, gây ra sự mất cân bằng hormone và rong kinh
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Béo phì
  • Các vấn đề về tuyến giáp, chẳng hạn như suy giáp

Rối loạn chảy máu

Rối loạn chảy máu cũng có thể khiến máu trong kỳ kinh nguyệt chảy ra nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân gây rối loạn chảy máu ở độ tuổi này thường bao gồm:

  • Bệnh Von Willebrand: Một rối loạn di truyền do thiếu hụt hoặc giảm hoạt tính của một loại protein đông máu được gọi là yếu tố Von Willebrand
  • Rối loạn tiểu cầu, chẳng hạn như tiểu cầu thấp hoặc tiểu cầu hoạt động kém

Nhiễm trùng gây rong kinh tuổi dậy thì

Bé gái tuổi dậy thì có thể bị nhiễm trùng do các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng ở các khu vực lân cận, chẳng hạn như vùng chậu. Tình trạng nhiễm trùng này có thể gây chảy máu âm đạo kéo dài, dẫn đến thiếu máu và suy nhược.

Vấn đề về nội tiết

Các bệnh lý ở cơ quan sinh sản có thể gây rong kinh tuổi dậy thì. Chúng có thể bao gồm:

  • Các polyp [sự phát triển bất thường của mô, lành tính] hình thành trên niêm mạc tử cung.
  • U xơ tử cung: Khối u lành tính hình thành trong tử cung.
  • Ung thư: Tăng trưởng ác tính trong tử cung hoặc cổ tử cung. Tuy nhiên, trường hợp ung thư xuất hiện ở thanh thiếu niên là rất hiếm.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể góp phần khiến kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài ở tuổi dậy thì. Chúng bao gồm:

  • Thuốc nội tiết tố
  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc chống đông máu

Biến chứng thai kỳ

Rong kinh có thể xuất hiện ngay cả khi các em gái đang mang thai. Khi nữ giới có kinh muộn, ra máu nhiều, có thể đó là trường hợp bị sảy thai.

Triệu chứng rong kinh tuổi dậy thì

Các triệu chứng rong kinh ở tuổi dậy thì có thể bao gồm:

  • Máu âm đạo nhiều khiến bạn phải thay băng vệ sinh liên tục, kể cả vào ban đêm
  • Hành kinh kéo dài hơn 1 tuần
  • Có các triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi, chóng mặt, khó thở
  • Xuất hiện các cục máu đông lớn khi hành kinh
  • Bị hạn chế các hoạt động thường ngày vì lượng máu chảy ra quá nhiều.

Điều trị rong kinh ở tuổi dậy thì

Các phương pháp điều trị rong kinh tuổi dậy thì bao gồm phương pháp không phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật. Việc lựa chọn phương án điều trị rong kinh sẽ dựa trên:

  • Tuổi, sức khỏe tổng thể và bệnh sử của trẻ
  • Nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng rong kinh
  • Loại thuốc, thủ tục hoặc liệu pháp điều trị trẻ có thể dung nạp/tiếp nhận được
  • Kế hoạch sinh con trong tương lai
  • Ảnh hưởng của tình trạng rong kinh đến chất lượng cuộc sống
  • Ý kiến và sở thích của trẻ

Điều trị không phẫu thuật

Trong hầu hết các trường hợp, rong kinh có thể được điều trị bằng thuốc, chẳng hạn như:

  • Thuốc chống viêm không steroid [ví dụ: ibuprofen]: Có tác dụng làm giảm mất máu và giảm đau bụng kinh.
  • Thuốc tránh thai đường uống: Giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, giảm tình trạng chảy máu kéo dài hoặc quá nhiều.
  • Progesterone đường uống: Giúp cân bằng lượng hormone và giảm triệu chứng của rong kinh.
  • Dụng cụ tử cung [IUD]: Giải phóng một loại progestin, giúp giảm chảy máu kinh nguyệt và đau bụng kinh.
  • Axit Tranexamic: có tác dụng làm giảm mất máu khi bị chảy máu kinh nguyệt.

Điều trị phẫu thuật

Trong một số ít trường hợp, trẻ cần phải thực hiện phẫu thuật để điều trị tình trạng rong kinh. Khi đó, bạn và con sẽ được giới thiệu đến bác sĩ phụ khoa để tiến hành các thủ tục cần thiết.

Bị rong kinh ở tuổi dậy thì là một trải nghiệm tồi tệ đối với bất kỳ cô bé nào. Do đó, trong quá trình thăm khám và điều trị, bạn nên đồng hành, trấn an cũng như hỗ trợ để con đỡ cảm thấy tự ti và ảnh hưởng xấu đến tâm lý.

Vừa bỏ túi bí quyết chăm sóc bé yêu miễn phí vừa có cơ hội nhận quà hàng tháng tại cộng đồng Nuôi dạy con. Click đăng ký ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 2

Tuổi dậy thì đến với nhiều thay đổi về tâm – sinh lý. Dấu hiệu trẻ có kinh nguyệt bất thường ở tuổi dậy thì là một trong những vấn đề đáng lưu tâm của cả phụ huynh lẫn bản thân bé gái trong độ tuổi này.

Làm thế nào để bạn nhận biết tình trạng kinh nguyệt bất thường của con? Hãy điểm qua 5 dấu hiệu sau đây.

1. Chảy máu kinh nguyệt nặng

Chảy máu kinh nguyệt nặng là dấu hiệu kinh nguyệt bất thường phổ biến nhất. Nó được đặc trưng bởi lượng máu ra nhiều và kéo dài trong ngày “đèn đỏ”.

Thông thường, lượng máu mất đi trong một kỳ kinh nguyệt chỉ tương ứng khoảng 50-80ml. Song, nếu bị chảy máu kinh nguyệt nặng bất thường, con bạn có thể bị mất lượng máu nhiều hơn gấp 10, thậm chí gấp 25 lần. Trong trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng này có thể làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày của trẻ.

Chảy máu kinh nguyệt nặng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Mất cân bằng nội tiết tố
  • Rối loạn chảy máu
  • Bất thường ở cấu trúc bên trong tử cung [như polyp, u xơ, khối u ung thư]
  • Các tình trạng y tế khác [như vấn đề về tuyến giáp, bệnh gan hoặc thận, biến chứng từ dụng cụ tử cung, sẩy thai và nhiễm trùng].

2. Không có dấu hiệu kinh nguyệt ở tuổi dậy thì [vô kinh]

Vô kinh tuổi dậy thì là hiện tượng bé gái không có kinh nguyệt trong hơn 3 chu kỳ. Có hai dạng vô kinh là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát là tình trạng kinh nguyệt không xuất hiện khi trẻ đã bước vào độ tuổi dậy thì. Trong khi đó, vô kinh thứ phát là kinh nguyệt bình thường và đều đặn đột ngột bất thường, biến mất trong 3 tháng hoặc lâu hơn.

Tình trạng vô kinh nguyên phát ở tuổi dậy thì có khả năng liên quan đến một vấn đề trong hệ thống nội tiết, điều chỉnh hormone. Đôi khi điều này cũng xảy ra do cơ thể trẻ quá nhẹ cân, dẫn đến tuyến yên chậm phát triển. Ngoài ra, các vấn đề bất thường ở buồng trứng hoặc vùng dưới đồi của não cũng có thể gây vô kinh ở trẻ.

Vô kinh thứ phát có thể xảy ra do vấn đề với nồng độ estrogen, ăn uống thất thường, lao động quá sức hoặc căng thẳng.

3. Đau bụng kinh dữ dội – Dấu hiệu kinh nguyệt bất thường không thể bỏ qua

Đau bụng kinh là tình trạng đau bụng dưới dữ dội và dai dẳng trong kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh có thể đi kèm với các triệu chứng khác như đau thắt lưng lan xuống chân, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, nhức đầu.
Thông thường, các cơn đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là do tử cung co thắt bất thường khi cơ thể bị mất cân bằng hóa học. Tuy nhiên, nó cũng có thể là do các tình trạng y tế nghiêm trọng hơn, bao gồm:

Bệnh viêm vùng chậu [PID]

  • U xơ tử cung
  • Mang thai bất thường [sảy thai, mang thai ngoài tử cung]
  • Nhiễm trùng, xuất hiện khối u hoặc polyp trong khoang chậu

4. Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm rất nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của trẻ ở tuổi dậy thì. Mỗi bé có thể gặp những triệu chứng khác nhau, nhưng các triệu chứng kinh nguyệt bất thường phổ biến nhất bao gồm:

Triệu chứng tâm lý [trầm cảm, lo lắng, khó chịu] Triệu chứng tiêu hóa [đầy hơi]

Giữ nước [sưng ngón tay, mắt cá chân và bàn chân]


Vấn đề về da [mụn trứng cá]

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Co thắt cơ bắp
  • Đánh trống ngực
  • Dị ứng
  • Nhiễm trùng
  • Vấn đề về thị lực
  • Nhiễm trùng mắt
  • Thay đổi khẩu vị
  • Nóng ran

Những triệu chứng này thường bắt đầu khoảng một tuần trước khi có kinh và biến mất khi kỳ kinh của trẻ bắt đầu.

Rối loạn tiền kinh nguyệt có thể liên quan đến mức độ tăng và giảm của estrogen và progesterone, gây ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não, bao gồm serotonin, một chất có ảnh hưởng đến tâm trạng.

Hiện tượng kinh nguyệt bất thường này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ tuổi dậy thì. Một số thay đổi trong lối sống có thể giúp trẻ giảm các triệu chứng trên, chẳng hạn như:

  • Tập thể dục 3 đến 5 lần mỗi tuần
  • Ăn uống đủ chất và cân bằng, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây, đồng thời giảm lượng muối, đường, chất kích thích
  • Nghỉ ngơi thường xuyên và ngủ đủ giấc.

5. Dấu hiệu kinh nguyệt bất thường: Rối loạn tiêu hóa tiền kinh nguyệt

Rối loạn tiêu hóa tiền kinh nguyệt là một dạng rối loạn tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến khoảng 3 – 8% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tiêu hóa tiền kinh nguyệt là khó chịu, lo lắng và thay đổi tâm trạng. Bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và điều trị.

Các hiện tượng kinh nguyệt bất thường có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Việc thăm khám và giải quyết sớm các vấn đề trên sẽ giúp trẻ nhanh chóng tự tin trở lại và tham gia bình thường vào các hoạt động trong cuộc sống.

Vừa bỏ túi bí quyết chăm sóc bé yêu miễn phí vừa có cơ hội nhận quà hàng tháng tại cộng đồng Nuôi dạy con. Click đăng ký ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề