Quyền được hưởng sức khỏe về thể chất và tinh thần

Trong Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới [WHO] định nghĩa sức khỏe như sau: “Sức khỏe là sự hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay tật”. Ngoài các yếu tố thể chất và tinh thần, các yếu tố xã hội cũng có tác động không nhỏ đến sức khỏe của chúng ta. Cùng Prudential tìm hiểu các yếu tố xã hội đang ảnh hưởng đến sức khỏe và làm thế nào để chủ động tạo "lá chắn" cho bản mình nhé!

Dịch Covid-19 bùng phát kéo theo vô số tác động tới hệ thống an sinh xã hội như thất nghiệp, giảm lương, gián đoạn việc học và gia tăng chi phí y tế. Trạng thái bất ổn này dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo lắng [stress], suy giảm sức đề kháng. Về lâu dài, cơ thể bạn dễ gặp các vấn đề liên quan đến bệnh loét dạ dày, cao huyết áp, tai biến mạch máu não hay thậm chí nhồi máu cơ tim.

Để giảm bớt áp lực, lo lắng, bạn nên chủ động thực hiện kế hoạch đối phó với rủi ro. Hãy duy trì quỹ dự phòng trong tình huống khẩn cấp, tham gia bảo hiểm để gia tăng bảo vệ toàn diện là những giải pháp mà bạn có thể thực hiện ngay bây giờ. Chưa kể, mức phí tham gia bảo hiểm khi bạn còn trẻ cũng thấp hơn và khoản tiền bạn có thể nhận được từ các gói bảo hiểm dài hạn cũng cao hơn.

Xem thêm:

>> Hiểu đúng bảo hiểm nhân thọ là gì để tham gia kịp thời

>> TOP 12 điều cần biết khi tham gia bảo hiểm nhân thọ lần đầu

Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á và thứ 3 ở Châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc. Thói quen uống rượu, bia khi gặp gỡ bạn bè hay tiếp khách trong thời gian dài gây tác hại lớn cho sức khỏe. Người thường xuyên sử dụng rượu bia dễ có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như viêm loét dạ dày - tá tràng, xơ gan, cao huyết áp, tiểu đường, thậm chí các bệnh hiểm nghèo như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ung thư gan. Không chỉ vậy, nếu lái xe trong trạng thái say xỉn, bạn còn đang đặt cược tính mạng bản thân và người khác.

Hãy học cách từ chối, uống rượu bia có kiểm soát để bảo vệ sức khỏe và an toàn của bản thân.

Hút thuốc là hình ảnh thường thấy từ nhà cho đến công sở. Nhưng bạn đã thật sự hiểu rõ tác hại của thói quen phổ biến này chưa?

Thuốc lá chứa hơn 7.000 độc chất hóa học [trong đó có hơn 70 chất gây ung thư]. Khói thuốc không chỉ là "sát thủ vô hình" cho sức khỏe người hút mà còn ảnh hưởng xấu đến người vô tình hít phải, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em. Theo thống kê, mỗi điếu thuốc được hút tương đương với 5,5 giây cuộc sống bị mất đi. Bởi thế, tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá thường ít hơn 5-8 năm so với người không hút thuốc.

Dẫu biết tác hại như thế nhưng hút thuốc lá vẫn là một trong những thói quen "dễ mắc khó bỏ". Hãy đơn giản hóa quá trình cai nghiện thuốc lá bằng việc giảm dần liều lượng, nhai kẹo cao su hoặc tập trung vào một hoạt động giải trí khác để quên đi cảm giác thèm thuốc. Còn nếu bạn là người không hút thuốc, hãy chủ động tránh xa những khu vực có khói thuốc lá để không phải hít khói thuốc thụ động. Đừng ngại ngần đề nghị người đối diện ngưng sử dụng thuốc lá hay di chuyển sang khu vực dành riêng cho người hút thuốc để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé.

Thực phẩm bẩn luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Chưa kể các món ăn ở cửa hàng thường sử dụng nhiều dầu mỡ, ít rau xanh. Bởi thế nếu là người thường xuyên ăn bên ngoài hay gọi món về nhà, bạn sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề về tiêu hóa cao hơn người nấu ăn tại nhà. Việc thiếu hụt vitamin, chất xơ từ rau xanh hay thừa chất béo trong thời gian dài dễ dẫn đến các vấn đề thừa cân, béo phì, gây ra các bệnh về tim mạch, tiểu đường.

Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tăng cường tự nấu ăn tại nhà, chọn mua thực phẩm từ các nguồn đảm bảo có chứng nhận đáng tin cậy. Thi thoảng nếu muốn ăn bên ngoài, hãy chọn những nhà hàng, quán ăn chế biến sạch sẽ, an toàn và đừng quên cân bằng lượng rau trong bữa ăn nhé.

Tình trạng ô nhiễm đáng báo động tại các thành phố lớn ở Việt Nam là yếu tố tác động xấu đến sức khỏe. Lượng khí thải độc hại, bụi mịn trong không khí là nguyên nhân gây suy yếu đường hô hấp, viêm phế quản, thậm chí ung thư phổi. Đây là một phần lý do vì sao người dân ở các thành phố lớn thường gặp vấn đề về hô hấp hơn người sinh sống ở nông thôn hay vùng núi.

Để bảo vệ sức khỏe, đừng quên đeo và thay khẩu trang thường xuyên khi ra đường. Thi thoảng, bạn hãy tự thưởng cho bản thân một chuyến đi chơi xa, hòa mình cùng thiên nhiên để tận hưởng không khí trong lành.

Đừng quên dành thời gian dọn dẹp, cải tạo không khí cho ngôi nhà mình thường xuyên. Hãy lên lịch định kỳ lau dọn nhà cửa, thường xuyên vệ sinh cho thú cưng, sử dụng chất tẩy rửa hữu cơ như chanh, giấm thay cho hóa chất độc hại. Bạn có thể cải thiện không khí trong nhà bằng cách sắp xếp góc vườn nhỏ trên gác mái, trồng thêm cây xanh, trang bị các thiết bị lọc không khí và quạt thông gió chuyên nghiệp.

Các yếu tố xã hội có thể tác động đến sức khỏe chúng ta theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Quan trọng là chúng ta nhận thức được sự tác động của chúng và hành động bảo vệ bản thân bằng cách phối hợp với các yếu tố xã hội tác động tích cực, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực.

Tọa đàm chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ trong mùa dịch

[ĐCSVN] –Trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại các tỉnh, thành diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân, trong đó trẻ em là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch. Để phòng tránh dịch bệnh, trẻ phải ở nhà thay vì đến trường, nhịp sinh hoạt và học tập bị đảo lộn. Chưa bao giờ mà trẻ em lại buộc phải ở trong nhà lâu đến vậy, trong khi các em cần được vận động và giao tiếp với bạn bè, với mọi người xung quanh để phát triển cả về thể lực, trí lực và các kỹ năng xã hội của mình.

Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững [MSD] phối hợp với Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em thực hiện Toạ đàm trực tuyến: “Chăm sóc sức khoẻ tinh thần và thể chất trong mùa dịch”. Chương trình nằm trong khuôn khổ chiến dịch Lan toả yêu thương 2021: Giáo dục không bạo lực với sự hỗ trợ tài chính từ Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế [Save the Children].

Nhiều phụ huynh, thầy cô và ngay cả các bạn nhỏ hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thích nghi với trạng thái bình thường mới và phải đối mặt với rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần, trong khi dịch bệnh thì vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lượng và thời điểm trẻ có thể quay lại trường vẫn còn chưa xác định được.

Các diễn giả tại điểm cầu trực tiếp [Ảnh: PV]

Với mong muốn chia sẻ những thông tin, kiến thức để hỗ trợ bậc cha mẹ, thầy cô và người chăm sóc trẻ về phương pháp để đồng hành và chăm sóc trẻ về cả tinh thần và thể chất trong mùa dịch một cách hiệu quả, trong khuôn khổ Chiến dịch Lan toả yêu thương 2021: Giáo dục không bạo lực, MSD đã thực hiện buổi toạ đàm “Chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần cho trẻ trong mùa dịch”.

Chia sẻ tại Tọa đàm về những khó khăn trong giai đoạn giãn cách xã hội, học sinh Tô Hoàng Vi Anh bày tỏ lo lắng không chỉ cho bản thân và gia đình mà còn cho mọi người xung quanh. Giãn cách xã hội đã khiến cho cuộc sống của gia đình bị đảo lộn, cũng không quen với việc học online mỗi ngày. Hàng ngày, khi nghe tin số ca nhiễm tăng lên liên tục, con cũng cảm thấy rất băn khoăn rằng bao giờ tình trạng này mới chấm dứt. Đồng thời, khi học online, sẽ phải nhìn vào màn hình trong thời gian rất lâu, ảnh hưởng đến mắt cũng như dẫn đến tình trạng cơ thể sẽ nặng nề hơn do không được vận động nhiều.

Chia sẻ thêm về trải nghiệm thời COVID, học sinh Nguyễn An Huy cho rằng, bản thân đã bị cận nên khi phải tiếp xúc nhiều với máy móc, càng khiến bạn cảm thấy lo sợ rằng không biết mình có bị tăng độ cận hay không. Thêm nữa, khi phải học online ở nhà, cảm giác tù túng và khá bí bách.

Là một người bố trẻ có con trai đang là học sinh lớp 1, anh Lê Xuân Đức cũng bày tỏ sự đồng cảm với các phụ huynh đang đồng hành cùng con trong giai đoạn giãn cách. Trong khi đó, từ góc độ của một người có chuyên môn, bác sỹ Mai Xuân Phương cho biết: “Đến thời điểm này, chúng ta đang chuẩn bị bước sang năm thứ 3 đối diện với COVID, tổn thương đối với các em là vô cùng lớn. Vì vậy, vai trò của bố mẹ trong việc hướng dẫn các con rất quan trọng. Bác sỹ Mai Xuân Phương cũng có những hướng dẫn dành cho bố mẹ trong việc đồng hành cùng con xây dựng những kỹ năng cần thiết, quan trọng là trang bị cho trẻ có những kĩ năng sống, kĩ năng mềm, quan trọng nhất là kĩ năng giao tiếp: làm quen và tạo mối quan hệ, quan sát, sử dụng ngôn ngữ không lời, phản hồi, khích lệ và động viên, kĩ năng thành thật, không nói dối, từ chối lịch sự, lắng nghe, tổng hợp, nói và thuyết trình. Những kĩ năng này sẽ giúp em dễ dàng thích nghi và tương tác với các bạn kể cả trong giai đoạn giãn cách.

Tọa đàm cùng thống nhất với thông điệp, hãy đồng hành cùng con và chú trọng, quan tâm con về cả thể chất lẫn tinh thần để con vẫn có thể phát triển một cách tích cực trong thời kỳ dịch bệnh./.

HNV

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề