Quy trình xử lý dầu đã qua sử dụng

Dầu ăn là nguyên liệu không thể thiếu trong gian bếp mỗi gia đình. Tuy nhiên đối với dầu thừa đã qua sử dụng thì cần phải có cách xử lý phù hợp để tránh gây ra những tác hại không mong muốn. Dầu ăn được sử dụng để chiên rán thức ăn. Mỗi khi chiên dầu còn thừa, nhiều người không biết làm sao xử lý chúng. Do đó, công ty Rút hầm cầu giá rẻ Quang Hồng sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý dầu mỡ thừa đã qua sử dụng.

1 Xử lý dầu mỡ thừa bằng chai nhựa hoặc túi nilon

Cách đầum tiên bạn có thể xử lý lượng dầu mỡ thừa sau khi nấu ăn là cho chúng vào túi nilon hoặc đổ vào chai nhựa.

Nhưng cần chú ý để dầu nguội lại rồi mới thực hiện. Tiếp theo bạn cho vào thùng rác để đội vệ sinh môi trường xử lý. Bạn không nên đổ thẳng dầu ăn vào thùng rác, vì sẽ làm bẩn loang ra khiến thu hút động vật gặm nhấm. Hoặc bạn hãy đông lạnh chúng trước cho đông cứng lại rồi để vào chai nhựa rồi mới đem để vào thùng rác.

2. Tái sử dụng lại dầu ăn thừa

Nếu là dầu đã qua sử dụng một lần với số lượng nhỏ thì bạn có thể thải bỏ. Tuy nhiên với số lượng dầu qua sử dụng quá nhiều thì bạn có thể tái sử dụng lại khoảng 2 lần là đủ. Nhưng cần chú ý phải lọc sạch những chất cặn của thực phẩm ở quá trình sử dụng trước để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trường hợp dầu ăn đã qua sử dụng 2 lần thì bạn cần loại bỏ vì nếu sử dụng quá nhiều lần sẽ làm dầu đặc hơn, sẫm màu và có mùi khét. Đây được xem là dấu hiệu dầu đã bị biến chất, nếu cứ tiếp tục sử dụng sẽ có nguy cơ ung thư rất cao.

Nếu dầu bị đun nóng nhiều lần cũng sẽ làm thành phần hoá học thay đổi. Vitamin A, vitamin E và một số chất dinh dưỡng trong dầu lập tức bị phá hủy và xuất hiện một số chất độc nguy hiểm. Nếu như các chất này đi vào cơ thể sẽ phá hủy men tiêu hóa khiến cơ thể bạn khó tiêu, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao,...”

3/ Xử lý dầu mỡ thừa bằng xà phòng

Dầu mỡ sau khi sử dụng xong còn lại bạn cho vào một cái thau rồi hoà tan bột giặt hoặc nước giặt với nước ấm. Tiếp theo cho vào thau đựng dầu ăn khuấy đều lên. Tùy lượng dầu mỡ ít hay nhiều, bạn sẽ cho bột giặt ít hay nhiều. Sau cùng bạn đổ thau dầu ăn này đi và rửa thau lại với nước rửa chén.

4/ Xử lý dầu mỡ thừa bằng chế phẩm vi sinh

Khi chế biến thức ăn xong, bạn không nên đổ trực tiếp lượng dầu mỡ thừa xuống đường ống thoát nước của bồn rửa chén vì dầu mỡ thừa là những chất khó phân hủy và có độ bám dính cao. Nếu cứ lặp lại thói quen đổ dầu ăn vào đường cống thì qua thời gian lượng dầu mỡ thừa này sẽ bám, đóng vào đường ống gây nghẹt ống thoát nước.

Bạn có thể xử lý tình trạng này bằng cách đổ trực tiếp chế phẩm vi sinh chuyên dụng trong xử lý dầu mỡ xuống đường ống cống thoát nước. Chế phẩm này tập hợp các vi khuẩn có lợi trong tự nhiên có tác dụng chính giúp xử lý dầu mỡ thừa gây ô nhiễm. Đặc biệt chế phẩm này rất an toàn với người sử dụng.

5/ Xây bồn trữ dầu mỡ để xử lý dầu mỡ thừa

Bạn có thể xây bồn trữ dầu mỡ và liên hệ xe hút dầu đến hút định kỳ. Đây được xem là cách thường dùng trong các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nơi sử dụng rất nhiều dầu ăn mỗi ngày và hiện nay cũng có rất nhiều gia đình áp dụng.

Hy vọng với những chia sẻ mà Công ty hút hầm cầu Quang Hồng vừa đem đến trong bài viết này đã giúp bạn hiểu cách xử lý dầu mỡ thừa, giúp tránh gây ô nhiễm môi trường đồng thời hạn chế nguy hại cho sức khỏe.

"Shelf life" và "Functional life"
của dầu mỡ bôi trơn Nye

Dầu đã qua sử dụng [used oil], trong bài viết này, là dầu có nguồn gốc dầu mỏ hoặc dầu tổng hợp đã sử dụng làm dầu bôi trơn, dầu thủy lực, dầu truyền nhiệt, hoặc các ứng dụng tương tự.

Vì dầu đã qua sử dụng nên sẽ chứa các tạp chất hữu cơ, vô cơ, và hóa chất được sinh ra trong quá trình sử dụng. Dầu có nguồn gốc thực vật hay động vật, dầu gốc khoáng hay tổng hợp mà không qua quá trình sử dụng nêu trên mà bị bẩn do các nguyên nhân khác như vận chuyển, thu gom do bị đổ, tràn hoặc được dùng làm dung môi, được dùng để xúc rửa.... sẽ không tính là “used oil” trong bài này.

Dầu đã qua sử dụng được thu gom, tái sinh và sử dụng lại. Dầu có thể được tái sinh nhiều lần. Dầu tái sinh có thể được sử dụng lại đúng chức năng cũ hoặc có thể dùng sang chức năng mới.

Các cách tái sinh phổ biến hiện nay là:

+ Lọc cặn bẩn rồi cho sử dụng lại ngay. Việc lọc cặn này không thể làm chất lượng dầu trở lại ban đầu nhưng sẽ kéo dài được thời gian sử dụng

+ Làm nguyên liệu cho các nhà máy lọc hóa dầu để sản xuất xăng hoặc cốc

+ Đưa về các nhà máy lọc hóa dầu để loại bỏ tạp chất, tinh chế, chế biến lại. Cách này sẽ tái sinh dầu đã qua sử dụng để trở lại loại dầu ban đầu, là phương pháp tiết kiệm được nguồn dầu gốc và tiết kiệm năng lượng sử dụng cho quá trình tái sinh.

+ Tách bỏ tạp chất, loại bớt nước rồi làm nhiên liệu đốt lò. Đây là cách ít được khuyến khích nhất

Tuy dầu bôi trơn có thể tái sinh và sử dụng lại nhiều lần nhưng việc tái sinh vẫn tốn kém và gây ô nhiễm môi trường, do đó chúng ta nên:

+ Luôn luôn kiểm tra cẩn thận và chỉ quyết định thay dầu mỡ bôi trơn khi thật sự cần thiết

+ Chọn lựa sử dụng đúng loại, đúng cách dầu mỡ bôi trơn

+ Không thay dầu mới nếu dầu chỉ bị cặn, trường hợp này chỉ cần lọc dầu rồi tái sử dụng

+ Lựa chọn dầu chất lượng tốt, bền, lâu phải thay mới

+ Thường xuyên kiểm tra gioăng, nắp,... đảm bảo không để chảy dầu, lọt tạp chất làm bẩn dầu

Chủ Đề