Quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi là gì

TÊN HỌC PHẦN: QUY HOẠCH HỆ THỐNG THỦY LỢI

Tên học phần tiếng anh: Hydraulic Systems Planning and Design

Mã số:  HSPD – 451

  1. Số tín chỉ: 2 [2-0-0]
  2. Số tiết: Tổng: 30;

Trong đó:   LT: 30;   BT 0;    TN 0; ĐA: 0; BTL: 0; TQ, TT: 0;

  1. Thuộc chương trình đào tạo ngành: Kỹ thuật tài nguyên nước

– Học phần bắt buộc cho ngành: Kỹ thuật tài nguyên nước

– Học phần tự chọn cho ngành: Cấp thoát nước, Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Hình thức Số lần Mô tả Thời gian Trọng số
Bài tập hoặc tiểu luận 2 lần – Lần 1: Chương 1-3
– Lần 2: Chương 4-6
– Tuần 3
– Tuần 6
30%

[So với điểm quá trình]

Bài kiểm tra trên lớp 2 lần – 50 phút
– 2 ÷ 3 câu tự luận
– Tuần 5
– Tuần 10
40%

[So với điểm quá trình]

Chuyên cần – Giáo viên giảng dạy điểm danh trực tiếp trên lớp – Điểm danh Các buổi lên lớp 30%

[So với điểm quá trình]

Tổng điểm quá trình 30 %
Thi cuối kỳ 1 – 60 phút
2 câu tự luận.
1-2 tuần sau khi kết thúc môn học 70 %
  1. Điều kiện ràng buộc học phần:

– Học phần học trước : Thủy văn công trình, thủy lực công trình, địa chất công trình

– Học phần song hành: Giới thiệu và cơ sở thiết kế công trình thủy; Đồ án quy hoạch hệ thống thủy lợi

  1. Nội dung tóm tắt học phần:

Tiếng Việt: Môn học Quy hoạch hệ thống thủy lợi trang bị những kiến thức cơ bản, phương pháp luận và kỹ năng thực hành về: Tính toán xác định nhu cầu nước cho các đối tượng dùng nước khác nhau trong vùng quy hoạch thủy lợi. Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi cấp thoát nước cho vùng quy hoạch. Thiết kế hệ thống thuỷ lợi, đặc biệt là thiết kế hệ thống kênh mương nhằm cấp thoát nước cho vùng quy hoạch

Tiếng Anh: Hydraulic Systems Planning subject provides fundamental knowledge and practical ability in calculation of water requirement for various users in water planning areas;  water supply planning; hydraulic system design, specially canal system design for water supply in planning areas.

  1. Cán bộ tham gia giảng dạy:
TT Họ và tên Học hàm, học vị Điện thoại liên hệ Email Chức danh, chức vụ
1 Ngô Văn Quận PGS. TS 0918.248388 GVCC, Phó Trưởng bộ môn
2 Nguyễn Lương Bằng TS 0912.008658 Giảng viên
3 Trần Quốc Lập TS 0966.916677 Giảng viên
4 Lê Thị Thanh Thuỷ TS 0917.488099 Giảng viên
5 Trần Tuấn Thạch TS 0988.838618 Giảng viên
6 Nguyễn Văn Tính ThS 0917.894084 Giảng viên
7 Nguyễn Đăng Tính PGS.TS 0914884419 Phó Giám đốc Phân hiệu
8 Lê Thị Hòa Bình TS 0919415050 Giảng viên
  1. Giáo trình sử dụng, tài liệu tham khảo:

Giáo trình:

[1] Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống thuỷ lợi Phạm Ngọc Hải…[và những người khác]. Tập 1      Hà Nội : Xây dựng, 2006. [#000000892] [2] Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống thuỷ lợi Phạm Ngọc Hải…[và những người khác]. Tập 2      Hà Nội : Xây dựng, 2006. [#000000891]

Các tài liệu tham khảo:

  • Nghiên cứu điển hình Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi //Nguyễn Quang Phi. –  Hà Nội ::Xây dựng,,2006. [#000000893]
  • Bài tập thuỷ nông //Tống Đức Khang chủ biên.   –  Hà Nội ::Nông nghiệp,,1995. [#000005768]
  • Giáo trình thuỷ văn công trình //Biên soạn: Hà Văn Khối chủ biên, Nguyễn Văn Tường… [và những người khác]. –  Hà Nội ::Khoa học tự nhiên và công nghệ,,2008. [#000002412]
  • Thuỷ lực.Tập 1/Nguyễn Cảnh Cầm, Vũ Văn Tảo. Tài nguyên điện tử –  Hà Nội :Nông nghiệp,,2006. [#000000786]
  • Thuỷ lực..Tập 2 //Nguyễn Cảnh Cầm….[và những người khác]. –  Hà Nội ::Nông Nghiệp,,2006. [#000006817]
TT Nội dung [1] Hoạt động dạy và học [2] Số tiết
LT BT TH
1 Giới thiệu Đề cương học phần – Thuyết giảng bằng máy chiếu.

– Tự giới thiệu về mình: họ tên, chức vụ, chuyên môn, và các thông tin cá nhân để sinh viên có thể liên hệ.

– Giới thiệu đề cương môn học, nội dung môn học, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả và thi.

– Hướng dẫn, truyền đạt cho sinh viên kinh nghiệm và phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.

0,5 0 0
2 Chương 1: Mở đầu

1.1. Giới thiệu chung

1.2. Khái niệm môn học

1.3. Nhiệm vụ môn học

* Giảng viên:

–   Thuyết giảng bằng máy chiếu và viết bảng.

–    Đặt câu hỏi tiếp cận môn học

* Sinh viên:

–   Trả lời các câu hỏi.

0,5 0 0
3 Chương 2. Yêu cầu tưới và chế độ tưới cho các loại cây trồng

2.1. Khái quát chung

2.2. Bốc hơi mặt ruộng và phương pháp xác định

2.3. Tính toán chế độ tưới cho lúa

2.3.1. Tính toán chế độ tưới cho lúa theo quan điểm gieo cấy đồng thời

2.3.2. Tính toán chế độ tưới cho lúa theo quan điểm gieo cấy tuần tự

2.4. Tính toán chế độ tưới cho cây trồng cạn

2.4.1. Cơ sở và phương pháp tính toán

2.4.2. Thí dụ áp dụng

* Giảng viên:

–   Thuyết giảng bằng máy chiếu kết hợp viết bảng, sơ đồ tính toán

–    Đặt câu hỏi.

–    Giải thích, tổng hợp và nhận xét cầu trả lời của sinh viên

* Sinh viên:

–   Trả lời các câu hỏi.

– Giải quyết tình huống.

6 0 0
4 Chương 3. Xác định nhu cầu nước của vùng quy hoạch

3.1. Nguồn nước sử dung cho các ngành kinh tế quốc dân

3.2. Nhu cầu nước của các ngành tiêu hao nước

3.2.1. Nhu cầu nước cho nông nghiệp

3.2.2. Nhu cầu nước cho chăn nuôi

3.2.3. Nhu cầu nước cho công nghiệp

3.2.4. Nhu cầu nước cho sinh hoạt

3.2.5. Nhu cầu nước cho các hoạt động dịch vụ

3.3. Nhu cầu nước của các ngành sử dụng nước

3.3.1. Nhu cầu nước cho thủy sản

3.3.2. Nhu cầu nước cho thủy điện

3.3.3. Nhu cầu nước cho giao thông thủy

3.3.4. Nhu cầu nước cho môi trường

3.4. Nguyên tắc sử dụng nguồn nước và nội dung

tính toán thuỷ lợi

3.5. Tính lưu lượng trên hệ thống thủy lợi

3.5.1. Hệ số tưới – Giản đồ hệ số cấp nước – Giản đồ lưu lượng cấp nước cho hệ thống thủy lợi

3.5.2. Lưu lượng trên hệ thống thủy lợi

3.5.3. Tính lượng tổn thất trên kênh

3.5.4. Hệ số sử dụng nước của kênh

3.5.5. Tính toán lưu lượng trên các cấp kênh của hệ thống thủy lợi

Kiểm tra lần 1

* Giảng viên:

–   Thuyết giảng bằng máy chiếu kết hợp viết bảng, sơ đồ tính toán

–    Đặt câu hỏi.

–    Giải thích, tổng hợp và nhận xét cầu trả lời của sinh viên

* Sinh viên:

–   Trả lời các câu hỏi.

– Giải quyết tình huống.

– Làm bài tập trên lớp

– Làm kiểm tra trên lớp

7 0 0
5 Chương 4. Yêu cầu tiêu nước và chế độ Tiêu cho vùng quy hoạch

4.1. Tính hệ số tiêu cho vùng trồng lúa

4.1.1. Các tài liệu cần thiết

4.1.2. Phương pháp tính toán

4.2. Tính toán tiêu cho cây trồng cạn

4.2.1. Các tài liệu cần thiết

4.2.2. Cách xác định thời gian tập trung dòng chảy [t]

4.2.3. Tính toán hệ số tiêu lớn nhất cho cây trồng cạn

4.2.4 Cách tính hệ số tiêu lớn nhất cho cây trồng cạn theo phương pháp cường độ mưa giới hạn

4.3. Tính tiêu cho các khu dân cư đô thị

4.3.1. Tính theo quy phạm

4.3.2. Tính hệ số tiêu cho đô thị theo mô hình

4.4. chế độ Tiêu nước ngầm cho vùng quy hoạch

4.4.1. Khái quát chung

4.4.2. Dòng chảy của nước ngầm từ vùng tưới sang vùng không tưới

4.4.3. Sự cung cấp nước ngầm từ nước thấm của kênh tưới

4.4.4. Xác định hệ số tiêu của nước ngầm

4.5. Tính nhu cầu tiêu cho hệ thống

4.5.1. Trường hợp không kể thời gian chậm tới

4.5.2. Trường hợp kể đến thời gian chậm tới của các nút ra đến cửa tiêu

* Giảng viên:

–   Thuyết giảng bằng máy chiếu kết hợp viết bảng, sơ đồ tính toán

–    Đặt câu hỏi.

–    Giải thích, tổng hợp và nhận xét cầu trả lời của sinh viên

* Sinh viên:

–   Trả lời các câu hỏi.

– Giải quyết tình huống.

6 0 0
6 Chương 5. Bố trí hệ thống thuỷ lợi

5.1. Khái quát về hệ thống thủy lợi

5.2. Bố trí công trình đầu mối của hệ thống thủy lợi

5.3. Hệ thống điều tiết nước mặt ruộng

5.4. Bố trí hệ thống kênh tưới

5.5. Bố trí kênh tiêu

5.7. Bố trí hệ thống tưới tiêu kết hợp

5.8. Bố trí mạng lưới giao thông và cây chắn gió

5.9. Công trình trên hệ thống

* Giảng viên:

–   Thuyết giảng bằng máy chiếu kết hợp viết bảng, sơ đồ tính toán

–    Đặt câu hỏi.

–    Giải thích, tổng hợp và nhận xét cầu trả lời của sinh viên

–    Mở rộng kiến thức và điều kiện áp dụng thực tế

* Sinh viên:

–   Trả lời các câu hỏi.

– Giải quyết tình huống.

– Làm bài tập trên lớp

4 0 0
7 Chương 6. Khảo sát và quy hoạch thuỷ lợi

6.1. Nhiệm vụ và nội dung của khảo sát thuỷ lợi

6.1.1. Nhiệm vụ và phương pháp khảo sát thuỷ lợi

6.1.2. Nội dung chủ yếu của công tác khảo sát

6.1.3. Phương pháp tiến hành khảo sát

6.2. Nội dung và các nguyên tắc chung của quy hoạch thuỷ lợi

6.2.1. Các khái niệm chung

6.2.2. Nhiệm vụ và Nội dung của quy hoạch thuỷ lợi

6.2.3. Các nguyên tắc chung trong quy hoạch thuỷ lợi

6.3. Tính toán cân bằng nước trong quy hoạch thủy lợi

6.3.1. Nội dung tính toán cân bằng nước

6.3.2. Các nguyên tắc chung trong tính toán cân bằng và phân phối nước

6.4. Sử dụng phần mềm ARCVIEW- GIS trong quy hoạch Thuỷ lợi

6.5. Một số vấn đề thường gặp trong quy hoạch thuỷ lợi

6.6. Tính toán kinh tế trong quy hoạch thuỷ lợi

6.7. Phân kỳ đầu tư trong quy hoạch thủy lợi

Kiểm tra lần 2

* Giảng viên:

–   Thuyết giảng bằng máy chiếu kết hợp viết bảng, sơ đồ tính toán

–    Đặt câu hỏi.

–    Giải thích, tổng hợp và nhận xét cầu trả lời của sinh viên

–    Mở rộng kiến thức và điều kiện áp dụng thực tế

* Sinh viên:

–   Trả lời các câu hỏi.

– Giải quyết tình huống.

– Làm kiểm tra trên lớp

4 0 0
8 Tổng   30 0 0
  1.  Chuẩn đầu ra [CĐR] của học phần:
TT CĐR của học phần   CĐR của CTĐT tương ứng [3]
1 Kiến thức:

–        Nắm vững kiến thức về tính toán xác định chế độ tưới, chế độ tiêu cho các loại cây trồng, hệ thống thủy lợi, vùng quy hoạch.

–        Nắm vững kiến thức về xác định nhu cầu nước và nguyên tắc sử dụng nguồn nước của vùng quy hoạch

–        Có kiến thức về phân tích phương án, đề xuất và lựa chọn phương án quy hoạch  hệ thống thủy lợi, bố trí hệ thống thủy lợi

–        Có kiến thức nội dung và phương pháp khảo sát và quy hoạch thuỷ lợi, tính toán kinh tế trong quy hoạch thuỷ lợi

–        Sử dụng phần mềm  Cropwat, GIS trong quy hoạch Thuỷ lợi

Tương ứng với CĐR số  4 và 5 của CTĐT.
2 Kỹ năng:

–        Có kỹ năng sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện trợ giúp hiện đại như phần mềm máy tính, các thiết bị đo đạc và thí nghiệm .v.v để có thể nghiên cứu hay theo học các chương trình cao hơn.

–        Kỹ năng phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo, tiến tới có sáng kiến đột phá;

–        Có kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, bình luận, phê bình, viết báo cáo và thuyết trình;

Tương ứng với CĐR số 10, 11 và 12 của CTĐT
3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm [nếu có]:
4 Phẩm chất đạo đức cá nhân, nghề nghiệp, xã hội [nếu có]:

–        Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

–        Có tinh thần ham học hỏi và lòng can đảm, cũng như chấp nhận những thử thách về sự cạnh tranh trên thị trường với lòng kiên trì để đạt được thành công;

–        Trung thành với cấp dưới cũng như với cấp trên, có được sự tôn trọng của các thành viên trong nhóm về năng lực cá nhân, lòng bao dung và khả năng giám sát để tiến tới trở thành người lãnh đạo tốt.

Tương ứng với CĐR số 14, 15 và 16 của CTĐT

 Thông tin liên hệ của Bộ môn

  1. Địa chỉ bộ môn: Kỹ thuật tài nguyên nước và Môi trường, Khu hành chính, Phân hiệu trường Đại học Thủy lợi.

Trưởng bộ môn:

– Họ và tên: TS. Lê Công Chính

– Số điện thoại: 0963240983

– Email:

Video liên quan

Chủ Đề