Quy định và phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh

Giới thiệu chung về Mô đun 5: Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong dạy học và giáo dục

  • Giới thiệu khái quát về Mô đun tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục
  • Chú thích Giới thiệu chung về Mô đun 5
  • Nội dung chính

Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học - Module 5. Để trả lời và hiểu rõ được câu hỏi này, mời các bạn tham khảo đáp án dưới đây để hoàn thành Bài tập cuối khóa module 5 được tốt hơn nhé.

  • Đáp án Module 5 Tiểu học, THCS và THPT đầy đủ, chi tiết
  • Gợi ý đáp án Module 5 đầy đủ

Giới thiệu khái quát về Mô đun tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục

Mô đun 5 “Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học” là một trong hệ thống 9 mô đun được thiết kế dành cho giáo viên trung học cơ sở cốt cán với mục đích phát triển năng lực nghề nghiệp để triển khai các hoạt động tiếp theo cho giáo viên đại trà nhằm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Mô đun 5 “Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học” hướng đến mục đích cung cấp kiến thức, hình thành và phát triển các kĩ năng cho giáo viên phổ thông để tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học. Từ đó giúp học sinh học tập hiệu quả, phát triển tâm lí lành mạnh và góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện, tích cực.

Mô đun 5 được xây dựng dựa trên các cơ sở sau:

Cơ sở pháp lí: Như chuẩn nghề nghiệp giáo viên, điều lệ trường trung học, các mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, các thông tư về hoạt động tư vấn tâm lí học đường và công tác xã hội học đường, quyết định 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2019 về danh mục các mô-đun bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên với giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông.

Cơ sở khoa học: Tâm lí học phát triển, tâm lí học trường học, giáo dục học…

Cơ sở thực tiễn: Các khó khăn tâm lí của học sinh trong quá trình học tập, các vấn đề giáo viên cần giải quyết trong hoạt động sư phạm.

Mô đun này được thiết kế dành cho giáo viên trung học cơ sở cốt cán, những người sẽ triển khai các hoạt động tiếp theo cho giáo viên đại trà nhằm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chú thích Giới thiệu chung về Mô đun 5

Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học

Là hoạt động trợ giúp của giáo viên và các lực lượng khác hướng đến tất cả học sinh trong nhà trường nhằm đảm bảo sức khỏe thể chất và tâm lí ổn định, tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập, rèn luyện và phát triển bản thân.

Hoạt động giáo dục và dạy học

Hoạt động giáo dục và dạy học là hoạt động phối hợp, thống nhất giữa giáo viên và học sinh nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, kĩ năng và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực theo mục đích giáo dục đã đề ra.

Chuyên đề tư vấn tâm lí

Là những vấn đề có liên quan đến đời sống tâm lí của học sinh, được giáo viên xây dựng và lựa chọn một cách có hệ thống để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, thảo luận, thực hành… nhằm giúp các em nâng cao nhận thức, có khả năng vận dụng những kiến thức đã tìm hiểu vào hoạt động học tập, giao tiếp và các lĩnh vực khác nhau của đời sống để đạt được sự khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và phát triển các phẩm chất, năng lực cốt lõi.

Quy trình xây dựng, lựa chọn và thực hiện các chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh

Là các công việc tuần tự được giáo viên chủ động tiến hành để: [1] Xây dựng danh sách chuyên đề; [2] Lựa chọn chuyên đề; [3] Tổ chức thực hiện; [4] Đánh giá thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về chuyên đề đó; cũng như vận dụng kiến thức đã tìm hiểu vào học tập, quan hệ giao tiếp để phát triển các phẩm chất, năng lực cốt lõi, đạt được sự thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội.

Phân tích trường hợp thực tiễn trong tư vấn, hỗ trợ học sinh

Là hoạt động của giáo viên kết nối và phối hợp với các lực lượng khác nhau để thu thập thông tin liên quan đến vấn đề mà học sinh đang gặp phải nhằm xác định vấn đề, khó khăn, vướng mắc chính của học sinh, nhận diện nguyên nhân, tìm kiếm nguồn lực và lên kế hoạch trợ giúp học sinh giải quyết vấn đề đang gặp phải một cách đúng hướng và có hiệu quả.

Kênh thông tin tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học

Là cách thức mà giáo viên và cha mẹ học sinh sử dụng những phương tiện, điều kiện phù hợp để kết nối, tương tác, trao đổi các thông tin liên quan đến học sinh và nhà trường trong hoạt động dạy học và giáo dục để tư vấn, hỗ trợ học sinh.

Nội dung chính

Mô đun gồm 4 nội dung như sau:

- Nội dung 1. Những vấn đề chung về tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong hoạt động giáo dục và dạy học.

- Nội dung 2. Xây dựng, lựa chọn, thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh trung học cơ sở và phân tích trường hợp thực tiễn trong hoạt động giáo dục, dạy học.

- Nội dung 3. Thiết lập kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học cơ sở

- Nội dung 4. Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp triển khai hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong hoạt động giáo dục và dạy học.

Đáp án Module 5 Tiểu học

  • Đáp án Module 5 Tiểu học
  • Đáp án trắc nghiệm và câu hỏi tương tác Mô đun 5 Tiểu học
  • Bài tập trắc nghiệm cuối khoá Module 5 Tiểu Học
  • Đáp án câu hỏi tương tác Module 5 Tiểu Học

Câu hỏi Module 5 khác

  • Mẫu báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh Module 5
  • Thiết lập kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh Module 5
  • Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học Module 5

Trên đây là câu hỏi về Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học - Module 5. Hi vọng các tài liệu này sẽ giúp ích đối với thầy cô!

Câu hỏi và Đáp án Module 5

Nội dung tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học là câu hỏi trong tài liệu Module 5, giúp thầy cô hoàn thành và làm tốt phần Đáp án Module 5 Tiểu Học.

  • Đáp án Module 5 Tiểu học
  • Gợi ý đáp án Module 5 đầy đủ
  • Đáp án trắc nghiệm và câu hỏi tương tác Mô đun 5 Tiểu học
  • Bài tập trắc nghiệm cuối khoá Module 5 Tiểu Học
  • Đáp án câu hỏi tương tác Module 5 Tiểu Học

Câu hỏi:

Nội dung tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học là gì?

Trả lời:

Hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường đặt ra yêu cầu nhất định trong việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nên học sinh cần được tư vấn, hỗ trợ nhiều nội dung khác nhau trong quá trình thực hiện hoạt động này. Nhìn chung, có thể chia thành 3 nhóm nội dung tư vấn, hỗ trợ, gồm:

Sơ đồ 1.2. Nội dung tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học

Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động học tập: Giáo viên hỗ trợ học sinh tự đánh giá khả năng học tập của bản thân; tư vấn cho học sinh về kĩ năng, phương pháp học tập, phát triển hứng thú học tập; tư vấn riêng cho học sinh về kế hoạch học tập cá nhân và xây dựng kế hoạch, mục tiêu lâu dài; khích lệ học sinh tìm kiếm thông tin, nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực khác

Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong các mối quan hệ giao tiếp: Giáo viên tư vấn, hỗ trợ học sinh hình thành kĩ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; hành vi ứng xử có văn hóa, lối sống tích cực; khả năng tự chủ cảm xúc, hành vi trong những tình huống khác nhau của cuộc sống.

Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong phát triển bản thân: Giáo viên tư vấn, hỗ trợ học sinh hình thành, rèn luyện kĩ năng tự phục vụ, chăm sóc, bảo vệ bản thân; tự đánh giá khách quan điểm mạnh và hạn chế; phát triển tính tự tin trong giao tiếp; nâng cao tính tự chủ, trách nhiệm đối với bản thân và người khác.

Trên đây là câu hỏi và nội dung trả lời câu hỏi Nội dung tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học Mô đun 5. Hi vọng các tài liệu này sẽ giúp ích đối với thầy cô!

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

         Điều 1. Cơ sở pháp lý để xây dựng quy chế:

         Căn cứ Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30 tháng 12 năm 2010 ban hành Điều lệ trường tiểu học;

         Căn cứ Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông;

         Căn cứ quy định về chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của Trường Tiểu học Trần Phú,

         Điều 2. Mục đích xây dựng quy chế:

          Mục đích thực hiện việc thống nhất về hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường học. Đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

         Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp [khi cần thiết] kịp thời, có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra ; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường.

         Hỗ trợ học sinh rèn kỹ năng sống ; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội ; rèn luyện sức khỏe, thể chất av2 tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.

         Điều 3. Nguyên tắc:

         1. Tư vấn tâm lý cho học sinh là một hoạt động chuyên môn của các giáo viên tư vấn trường học nhằm mục đích hỗ trợ và can thiệp đối với những học sinh đang gặp phải những khó khăn trong đời sống tâm lý. Bao gồm những khó khăn về xúc cảm, tình cảm, tâm lý, tinh thần trong đời sống hàng ngày, trong hành vi ứng xử, quan hệ bạn bè, thầy cô, gia đình, trong học tập, định hướng nghề nghiệp…Qua đó, giúp học sinh tìm được hướng giải quyết phù hợp và giúp ổn định đời sống tâm lý để có thể đạt được sự phát triển cao nhất và hiệu quả nhất trong suốt quá trình học tập tại trường học.

         2. Công tác tư vấn trường học là hoạt động cần thiết nhằm hỗ trợ học sinh giải quyết các khó khăn trong đời sống tâm lý một cách hiệu quả đồng thời cũng giúp phòng ngừa một cách hiệu quả và kịp thời những tác động tiêu cực có thể gây bất ổn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và học tập của học sinh.

         3. Công tác tư vấn trường học là trách nhiệm của nhà trường, bao gồm cấp Chi bộ đảng, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, Ban đại diện CMHS, … Trong đó, Tổ tư vấn đóng vai trò chủ đạo và chủ động trong mối tương quan hỗ trợ và hợp tác với các lực lượng khác trong trường học, cụ thể là với giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

         4. Đảm bảo quyền được tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh và tôn trọng, bảo mật thông tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý cho người được tư vấn theo quy định của pháp luật.

         Điều 4. Đối tượng áp dụng:

         Quy chế này áp dụng cho công tác tư vấn hỗ trợ học sinh tại trường Tiểu học Trần Phú

Chương II

CÁN BỘ, GIÁO VIÊN LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ

         Điều 5. Tiêu chuẩn của thành viên tư vấn:

         1. Có tinh thần yêu nước, trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, thực hiện tốt chủ trương,  đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo.

         2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội; có lòng nhiệt tình, kiên trì, năng động, sáng tạo, có khả năng giao tiếp tốt, dễ cảm thông, dễ thuyết phục và được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và học sinh.

         3. Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, mục tiêu và nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo.

         4. Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo qui định của bậc tiểu học, các ngành sư phạm hoặc khoa tâm lý giáo dục, có kinh nghiệm và được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ tư vấn tâm lý, am hiểu lĩnh vực tâm lý lứa tuổi, có khả năng tham gia công tác tư vấn trường học.

         5. Có kỹ năng và phương pháp công tác xã hội, có sức khoẻ tốt, có uy tín và được học sinh tin yêu.

         Điều 6. Nhiệm vụ của thành viên tư vấn:

         1. Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của giáo viên qui định trong Điều lệ  trường trung học. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của nhà trường;  chấp hành sự phân công và chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị.

         2. Tận tụy với công tác; xây dựng quan hệ lành mạnh với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và học sinh. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật diễn biến xã hội và am hiểu hoạt động giáo dục.

         3. Tham mưu cho Hiệu trưởng về các nội dung liên quan đến công tác tư vấn trường học và chủ động thực hiện công tác theo phân công của lãnh đạo đơn vị, trong đó có 3 hình thức hoạt động cơ bản gồm:

         - Tư vấn trực tiếp cho học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh bằng các hình thức: tư vấn cá nhân hoặc theo nhóm tại phòng tư vấn, tư vấn chuyên đề tại lớp học, hội trường, sân cờ, hoặc tại gia đình…

         - Tư vấn gián tiếp thông qua hộp thư, hộp thư điện tử, điện thoại,

         - Tổ chức tập huấn về chuyên môn tư vấn, tâm lý, hướng nghiệp, cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh.

         4. Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường để làm tốt công tác tư vấn, đặc biệt với giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên. Thông qua hội đồng sư phạm, thành  viên tư vấn trường học phát hiện những tập thể học sinh, nhóm học sinh, cá nhân học sinh có những tình huống hoặc những vấn đề về tâm lý để chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa và can thiệp kịp thời.

         5. Thực hiện kế hoạch tư vấn hàng năm bao gồm một số nội dung cơ bản sau: lịch trực phòng tư vấn; tổ chức các buổi tư vấn chuyên đề và chủ đề tập huấn cho giáo viên, cha mẹ học sinh, phù hợp với lịch của nhà trường và thực hiện các báo cáo theo qui định.

         6. Không ngừng nâng cao tay nghề và cập nhật kiến thức xã hội, kiến thức về tâm lý học và công tác tư vấn trường học nhằm có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công tác tư vấn trường học.

         7. Thực hiện các nội dung tư vấn tâm lý trong trường học:

         a] Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính,  gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành viên phù hợp với lứa tuổi.

         b] Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

         c] Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.

         d] Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp.

         đ] Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường.

         Điều 7. Quyền của thành viên tư vấn:

         1. Được thông tin đầy đủ, được đề xuất ý kiến với Chi bộ đảng, với lãnh đạo đơn vị về chủ trương, kế hoạch hoặc các hoạt động cụ thể của trường có liên quan đến công tác tư vấn học sinh.

         2. Được bố trí thời gian, phòng tư vấn thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức và tham gia các hoạt động.

         3. Được ưu tiên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, văn hoá, xã hội,… để phục vụ tốt nhất cho công tác tư vấn học sinh.

          4. Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý được hưởng định mức giảm tiết dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương III

CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ TRƯỜNG HỌC

         Điều 6. Đào tạo, bồi dưỡng:

         1. Hằng năm, khi lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ của đơn vị, chi bộ đảng, Hiệu trưởng có trách nhiệm xem xét, ưu tiên cho thành viên tư vấn được tham gia các lớp học phù hợp với yêu cầu của công tác.

         2. Hiệu trưởng tạo điều kiện thuận lợi để thành viên tư vấn tham gia các chương trình tập huấn, bồi dưỡng theo yêu cầu của các cơ quan cấp trên .

         Điều 7. Thời gian làm việc của Tổ tư vấn tâm lý học đường:

         1. Tổ tư vấn phải tạo điều kiện để liên hệ được thuận lợi học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên trong tất cả thời gian có thể, gồm: Gặp trực tiếp; trả lời thư điện tử của các đối tượng HS, CMHS khi điện thoại trực tiếp; hoặc được phân công trả lời thư điện tử… .

         3. Ngoài ra, Tổ tư vấn chủ động lên lịch tư vấn vào các tiết nghỉ trong buổi dạy và chiều thứ sáu hàng tuần; tổ chức báo cáo chuyên đề tại lớp, tại văn phòng hoặc dưới sân cờ; tổ chức tập huấn chuyên đề cho cha mẹ học sinh hoặc giáo viên về tâm lý, giáo dục học sinh,… .

          Điều 8.  Cơ sở vật chất phòng tư vấn:

         1. Nhà trường cho phép Bộ phận làm công tác tư vấn sử dụng văn phòng, phòng y tế khi thực hiện công tác tư vấn nhằm đảm bảo tư vấn riêng biệt.

         2. Bộ phận hành chính thường xuyên trang bị CSVC cho tổ tư vấn làm việc hiệu quả.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

         Điều 9. Hiệu lực thi hành:

         Quy chế hoạt động của Tổ tư vấn tâm lý học đường  có hiệu lực kể từ ngày ký.

         Điều 10. Tổ chức thực hiện:

         a] Các thành viên của Tổ tư vấn tâm lý học đường có trách nhiệm thực hiện các hoạt động tư vấn tâm lý học sinh đúng theo quy chế.

         b] Tất cả CB, GV, NV có trách nhiệm phối kết hợp với Tổ tư vấn học đường để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

         c] Việc thay đổi một số nội dung trong qui chế này để phù hợp thực tế từng thời điểm phải được 2/3 thành viên Tổ  tư vấn học đường đề nghị ./.

Video liên quan

Chủ Đề