Quy chế xét đại học 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2022, trong đó nội dung được nhiều học sinh và giáo viên quan tâm là trường dự kiến không tuyển sinh theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông [THPT] từ năm 2023.

Sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhập học. Ảnh: Thiều Trang

Nhiều quan điểm trái chiều

Từ năm 2023, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến chỉ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp, xét tuyển sớm với 100% chỉ tiêu, sau khi trừ số thí sinh tuyển thẳng theo quy chế. Trường không tuyển theo các phương thức còn lại, kể cả sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT - vốn là phương thức chủ đạo của trường trong những năm trước 2022.

Theo kế hoạch, 70% chỉ tiêu đầu vào năm 2023 dành cho các thí sinh có chứng chỉ quốc tế, tham gia kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy hoặc xét hai tiêu chí này cùng nhau. 30% còn lại dành cho những em xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh và các điểm học thuật khác.

Ngay khi thông tin này được đăng tải, không ít thí sinh đã bày tỏ sự băn khoăn và lo lắng. Em Nguyễn Thu Phương - học sinh lớp 11, Trường THPT Tam Đảo 2 [Vĩnh Phúc] cho biết, em đã xác định thi tuyển chuyên ngành Marketing của trường. Nhưng khi tiếp nhận thông tin điểm mới trong đề án tuyển sinh, em khá bất ngờ, áp lực thi cử lại gia tăng.

“Việc này khiến em phải thay đổi hoàn toàn lộ trình trong năm học mới. Phương thức xét tuyển bằng các chứng chỉ quốc tế với em không khả thi, em buộc phải tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đây là một bất lợi đối với bản thân em, vì ngoài việc phải thi THPT để tốt nghiệp và phục vụ một số nguyện vọng xét tuyển khác thì em phải ôn luyện thêm để thi đánh giá năng lực” - Thu Phương chia sẻ.

Còn em Phạm Minh Hùng - học sinh lớp 11, Trường THPT Thăng Long [Hà Nội] cho biết, bản thân không quá bất ngờ về dự kiến phương án tuyển sinh của trường. Hùng nhận định, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là ngôi trường đào tạo về kinh tế, thương mại thuộc top đầu Việt Nam. Vì vậy việc tuyển chọn đầu vào chất lượng cao là rất cần thiết.

“Trường thông báo sớm điểm mới trong quy chế tuyển sinh cũng là một lợi thế. Thí sinh sẽ có một năm để chuẩn bị ôn luyện và đưa ra những định hướng học tập phù hợp. Em dự định thi chuyên ngành Kinh tế và em đang trong giai đoạn ôn để thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

Em nhận thấy việc có các chứng chỉ là một thuận lợi rất lớn, giúp bản thân có nhiều sự lựa chọn học tập ở các ngôi trường khác nhau”- Minh Hùng cho biết.

Học sinh cần thích ứng nhanh chóng

Trao đổi về vấn đề trên, cô Đào Thị Thuý Hà - Hiệu trưởng Trường THPT Tam Đảo 2 [Vĩnh Phúc] cho biết, phương án tuyển sinh của các trường đại học sẽ thay đổi theo từng năm, vì vậy học sinh phải thích ứng và đổi mới.

“Thay đổi dự kiến của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có thể gây bất lợi cho học sinh ở nông thôn, miền núi khi không có điều kiện dự thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hoặc không đủ điều kiện thi đánh giá năng lực.

Tuy nhiên, khó khăn thì buộc phải khắc phục, đặc biệt là trong xu thế hội nhập như hiện nay. Trong quá trình học tập, học sinh có thể học thêm ở các trung tâm ngoại ngữ để thi chứng chỉ. Đơn giản hơn là nắm vững và ôn luyện các kiến thức nền để tham gia kỳ thi đánh giá năng lực, làm kết quả xét tuyển đại học” - cô Hà nói.

Hiệu trưởng Trường THPT Tam Đảo 2 cũng khẳng định, dù Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hay một số trường khác không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển thì kỳ thi này vẫn có ý nghĩa nhất định.

"Kỳ thi sẽ đánh giá được cả quá trình cố gắng, miệt mài của học sinh. Các em học sinh không được chủ quan, lơ là mà phải nỗ lực học tập bởi còn rất nhiều ngôi trường khác sử dụng kết quả này để xét tuyển. Theo đó, các em có rất nhiều sự lựa chọn cho các trường có chương trình đào tạo tương tự" - cô Hà đưa ra lời khuyên.

[VOV2] - Theo thông tin từ Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, tới đây sẽ điều chỉnh một số nội dung nhằm khắc phục những bất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các cơ sở đào tạo trong tuyển sinh đại học.

Theo Bộ GD-ĐT, Quy chế tuyển sinh từ năm 2023 cơ bản được giữ ổn định, phát huy những ưu điểm, những thành công đã đạt được từ công tác tuyển sinh những năm vừa qua. Quy chế tuyển sinh điều chỉnh một số nội dung nhằm khắc phục những khó khăn và bất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và các cơ sở đào tạo, hoàn thiện chính sách về tuyển sinh, bảo đảm khách quan, công bằng giữa các thí sinh và công bằng giữa các cơ sở đào tạo, cũng như tạo sự minh bạch và đồng thuận trong xã hội. 

Thí sinh sẽ đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể

Thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ thực hiện theo hình thức trực tuyến [trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia], tạo điều kiện ứng dụng CNTT, thuận tiện cho thí sinh ở mọi nơi, mọi lúc.

Tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển [ĐKXT] đại học của thí sinh [theo các cơ sở đào tạo, các ngành, các phương thức xét tuyển] của đợt xét tuyển đợt 1 hình thức đào tạo chính quy sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong khoảng thời gian quy định, cụ thể là từ sau khi kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo [nếu có]. Nhờ vậy, thí sinh chủ động về thời gian và các nguyện vọng ĐKXT; việc đăng ký và điều chỉnh thực hiện trong một đợt [thay vì hai đợt như trước đây], thuận lợi cho thí sinh và cho các trường.

Tất cả các nguyện vọng ĐKXT [theo các ngành, theo các phương thức, các cơ sở đào tạo] của thí sinh trên toàn hệ thống được từng trường xét tuyển, sơ tuyển trước [nếu cần] và đưa lên phần mềm xử lý nguyện vọng - hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GDĐT [như năm 2021], và cho kết quả thí sinh trúng tuyển ở một nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo. Như vậy, hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể, mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau.

Thí sinh không phải xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác, việc xác nhận nhập học trước có thể làm mất đi cơ hội được nhập học vào các trường và ngành mà thí sinh mong muốn, hoặc thí sinh phải nộp một khoản phí - phí giữ chỗ.

Các trường cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ cam kết từ phía trường, từ đó giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn dù có thể rủi ro xảy ra cũng đã có phương án. Từ năm 2023, các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng CSĐT, dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiếu quy định trong Quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ GD-ĐT ban hành, trong đó có quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

Điểm ưu tiên khu vực được giảm tuyến tính

Tiếp thu ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo quy chế tuyển sinh, để đảm bảo công bằng và quyền lợi của thí sinh trên mặt bằng chung của toàn hệ thống, Quy chế quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT [hoặc trung cấp] và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau. Qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên [chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp] luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại [nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau]. Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định hiện tại, tỉ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên; điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều kiện khó khăn hơn. Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý là tỷ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn [ở nhiều mức điểm thậm chí tỉ lệ này cao gấp đôi] so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên. Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống, và có lộ trình áp dụng [từ năm 2023], Quy chế đã quy định: mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên [trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10] được giảm tuyến tính [tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0], cụ thể theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [[30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh]/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế./.

Chủ Đề