Quản trị toàn cầu là gì

Trong thế giới ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau, hơn bao giờ hết chúng ta cần những luật lệ và thể chế quản trị thị trường và các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, chủ nghĩa đa phương đứng trước những áp lực tăng cao và hiện không có một cách thức rõ ràng và nhất quán để đánh giá sự thay đổi của cục diện sức mạnh toàn cầu. Người ta thường nói về việc trật tự thế giới đơn cực sau chiến tranh lạnh đang chuyển dịch theo hướng đa cực vì sức mạnh gia tăng của Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác. Tuy nhiên, các đơn vị đo lường sức mạnh này thường không rõ ràng, và không có phương thức chung để tính toán sức mạnh của một nước trong tương quan với các nước khác. Quỹ Tiền tệ thế giới [IMF], Ngân hàng thế giới [WB] dùng thước đo kinh tế như GDP, dữ liệu thương mại, không được chuẩn hóa sử dụng trong các thiết chế khác. Hệ thống Liên hợp quốc thậm chí không có một hệ số chuẩn chung cho tất cả các cơ quan: tại Đại hội đồng, tất cả các nước đều như nhau và không có quyền phủ quyết; tại Hội đồng Bảo An, 5 thành viên thường trực [Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ ] có quyền phủ quyết.

Vào thời điểm khi chủ nghĩa đa phương chịu áp lực ngày càng lớn, cần phải hiểu rõ sự thay đổi trong cán cân sức mạnh để phân biệt giữa sự dịch chuyển cơ cấu và sự thay đổi xuất phát từ điều chỉnh chính sách độc lập. Có 3 thước đo chủ yếu đối với sức nặng quốc tế của các quốc gia: quy mô dân số; quy mô nền kinh tế theo GDP và tính theo cân bằng sức mua [PPP] và sức mạnh quân sự được tính trên cơ sở chi phí quân sự. Nếu tính theo cả 3 thước đo này, những cường quốc quan trọng nhất thế giới bao gồm Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và Brazil.

Dựa trên 3 yếu tố chủ yếu này, có thể so sánh rõ cục diện sức mạnh thời kỳ đơn cực 1990 so với thời kỳ 2017 khi trật tự thế giới đa cực bắt đầu xuất hiện. Trước hết, những dữ liệu cho thấy sự trỗi dậy của Trung quốc, cả về tỷ trọng GDP và chi phi quân sự: từ 1,7% lên 15% GDP toàn cầu; 1,6% lên 13,8% tổng chi phí quân sự toàn cầu. Ấn Độ cũng nổi lên với mức độ thấp hơn nhiều: từ 1,4% lên 3,3% GDP toàn cầu; 1,4% lên 3,6% tổng chi phí quân sự toàn cầu. Không một cường quốc nào có được sự vươn lên ở tầm cỡ như Trung Quốc. Xét về tỷ trọng GDP, Mỹ vẫn giữ vị trí cường quốc vượt trội nếu tính cả sức mạnh quân sự. Với dân số suy giảm, GDP chiếm 2% GDP toàn cầu, Nga chỉ là nước rất "nhỏ" cho dù tính cả yếu tố sở hữu vũ khí hạt nhân.

Công nhân làm việc bên trong một dây chuyền sản xuất ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. [Ảnh: THX/ TTXVN]

Theo những hệ số thước đo này, thế giới bước vào thập kỷ tiếp theo trong tư thế lưỡng cực với 2 cường quốc áp đảo là Mỹ và Trung Quốc. Nếu tính là một thực thể cường quốc, EU có thể được coi là cực thứ 3. Với tốc độ tăng trưởng 8% như hiện nay, Ấn Độ có thể trở thành cực thứ 4 dù cũng còn cần nhiều thời gian. Một trật tự quốc tế dựa trên 3,5 chân không hẳn là một trật tự đa cực và điều này có những hệ lụy quan trọng đối với những nổ lực khôi phục chủ nghĩa đa phương. Đặc biệt, vì cấu trúc thế giới không hẳn đa cực và vì vậy chưa hẳn phù hợp với chủ nghĩa đa phương đa cực như nhiều giả định. Để tồn tại, chủ nghĩa đa phương cần sự ủng hộ của những nước lớn.

Nhiều người đã hy vọng Trung Quốc sẽ ủng hộ một trật tự thế giới đa cực, tuy nhiên các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như chỉ sử dụng các cơ cấu đa phương chỉ khi nào họ thấy có lợi. EU rõ ràng thiên về tiếp cận đa phương nhưng lại bị suy yếu do chia rẽ nội bộ. Ấn Độ có thể trở thành một nước cổ súy chủ nghĩa đa phương nhưng hiện nay chỉ theo đuổi các chính sách đơn phương và còn thiếu uy tín quốc tế cần thiết. Điều này có nghĩa chỉ còn Mỹ là trục chính của hợp tác toàn cầu. Có thể xây dựng các liên minh để ứng phó với các vấn đề cụ thể trên cơ sở khu vực, tuy nhiên việc duy trì và củng cố hệ thống quản trị toàn cầu hiện hành không thể không có sự ủng hộ của Mỹ.

Khi nước Mỹ ngày càng kháng cự và thậm chí là tích cực chống phá hợp tác quốc tế, đây là một vấn đề gây lo ngại nghiêm trọng. Tuy nhiên, nước Mỹ không đoàn kết trong việc đối kháng với chủ nghĩa đa phương và Mỹ có nhiều lợi ích trong chính sách cởi mở và hợp tác và có khả năng lấy lại vai trò này trong những năm tới. Trong khi đó, điều hết sức quan trọng là các nước khác tiếp tục ủng hộ và khích lệ chủ nghĩa đa phương trong mọi cơ hội có thể. Nhìn rộng hơn, cuộc chiến hệ tư tưởng đối với hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ cần được thúc đẩy. Với sự cần thiết hợp tác bao trùm, thích ứng và củng cố hệ thống quản trị toàn cầu trên cơ sở luật lệ, điều hết sức quan trọng là bảo đảm hòa bình lâu dài và tiến bộ. Tiếp tục là cường quốc có quy mô vượt trội, thế giới rất cần nước Mỹ can dự đầy đủ và lại trở thành lãnh đạo quản trị toàn cầu trong kỷ nguyên số./.

Sở Ngoại vụ tổng hợp tin các báo

Video liên quan

Chủ Đề