Quản trị kinh doanh theo cách tiếp cận hàng dọc

Lựa chọn mô hình quản lý nhân sự cần đáp ứng đặc thù riêng của mỗi doanh nghiệp. Mô hình quản lý nhân sự theo chiều ngang đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Không có mô hình nào đúng hay sai, chỉ có mô hình hợp hay không hợp mà thôi.

Andre Lavoie – CEO và là nhà đồng sáng lập của ClearCompany, công ty tiên phong thực hiện việc thu hẹp khoảng cách giữa quản lý nhân sự và xây dựng chiến lược kinh doanh bằng cách phân bổ nhiệm vụ cho nhân viên dựa trên tầm nhìn và mục tiêu của công ty – cho biết: “Chúng tôi duy trì một cấu trúc khá ‘ngang’ và cố gắng trao quyền cho nhân viên ở mọi cấp bậc để họ có thể làm việc năng động và độc lập. Chúng tôi tin rằng sự công khai, minh bạch thông tin giúp nhân viên dễ dàng đưa ra nhiều quyết định chiến lược theo đúng định hướng và dần nâng cao năng suất”.

Ưu - nhược điểm của 2 mô hình quản lý doanh nghiệp là:

1. Trên - dưới hay đồng đẳng

Mô hình quản lý nhân sự theo chiều ngang và dọc đều có cách tiếp cận khác nhau trong việc đưa ra quyết định mang tính chiến lược.

Với mô hình quản lý nhân sự theo chiều dọc, các quyết định sẽ được đưa từ trên xuống dưới theo cấp độ giảm dần. Nhân viên sẽ nhận việc từ các cấp trên mà không có sự tham gia, góp ý nào cả. Mô hình này giúp đề cao vị trí và vai trò của cấp trên, các nhà quản lý, những người có tiếng nói trong doanh nghiệp. Đây là mô hình phù hợp với các ông ty có quy mô lớn, khi các quyết định được thực hiện một cách nhanh chóng mà không cần sự nhất quán của tất cả mọi người.

Trái ngược với mô hình trên, không phân biệt cấp trên, cấp dưới, tất cả mọi người đều có quyền đưa ra quyết định là mô hình quản lý nhân sự theo chiều ngang.

Mô hình này thường phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc start-up. Lý do chính do các doanh nghiệp nhỏ thường có bộ máy quản lý ít người và trình độ của nhân viên khá tương đồng. Chính vì thế, với sự đóng góp ý kiến của nhiều người sẽ giúp việc giải quyết vấn đề được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

>> Chi phí quản lý doanh nghiệp và phương pháp quản lý chi phí doanh nghiệp

>> 5 bước kể cải thiện sự gắn kết của nhân viên

2. Vạch rõ ranh giới hay đề cao tinh thần chia sẻ

Ưu điểm của mô hình quản lý nhân sự theo chiều dọc là có sự phân cấp rõ ràng, trách nhiệm cũng rõ ràng giữa các bộ phận. Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất ở công ty, họ có quyền giao việc cho các cấp dưới của mình. Với sự phân công cụ thể như vậy, khi muốn theo dõi tiến độ công việc, họ chỉ cần gọi người mà họ đã giao việc, rất nhanh chóng và không tốn thời gian. Không hề có sự mơ hồ hay đùn đẩy trách nhiệm nào trong việc báo cáo công việc theo cấp.

Trái ngược với đó là mô hình quản lý nhân sự theo chiều ngang, các nhân viên có sự đồng đẳng với nhau. Ngoài sếp là lãnh đạo cao nhất ra thì mọi người đều có quyền hạn ngang nhau. Chính vì thế, không phải lúc nào mọi người cũng biết rõ việc báo cáo cho ai, cụ thể như thế nào. Mặc dù tính chất “phẳng” giúp họ dễ thở hơn trong công việc, giúp học dễ dàng được công nhận hơn trong công việc nhưng lại khiến họ bị mơ hồ về vai trò và trách nhiệm của mình.

Điều này cũng sẽ khiến làm việc với đối tác bị hạn chế bời sẽ khiến họ nghĩ rằng bạn không đủ tin tưởng và không có đủ quyền hạn.

3. Mức độ minh bạch

Ưu điểm lớn nhất của mô hình quản lý nhân sự theo chiều ngang đó là sự minh bạch, đồng nhất. Tất cả nhân viên đều có quyền tiếp nhận thông tin cùng lúc. Việc sắp xếp công việc cho nhân viên cũng nhất quán và tinh thần đề cao nhân viên.

Đó cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa hai mô hình quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Hệ thống phân cấp trong mô hình theo chiều dọc sẽ chia thông tin dựa trên cơ sở chọn lọc thông tin trước, chia sẻ thông tin sau.

Nhân viên được tiếp nhận thông tin qua nhiều tầng lãnh đạo, điều này dễ gây sự xáo trộn và nhầm lẫn trong khâu truyền đạt.

Qua đó, thấy rằng tính minh bạch là đặc trưng lớn nhất của mô hình quản lý nhân sự theo chiều ngang - lấy nhân viên làm trung tâm. Còn với mô hình theo chiều dọc, điều đó phụ thuộc vào ban lãnh đạo.

>> Các kỹ năng cần thiết trong quy trình đào tạo nhân viên telesale

4. Cảm giác người trên - kẻ dưới

Mô hình quản lý theo chiều dọc khiến nhân viên cảm thấy sự rạch ròi trong việc phân chia cấp bậc với người quản lý. 

Còn với mô hình quản lý nhân sự theo chiều ngang sẽ loại bỏ cảm giác đó cho nhân viên. Mô hình này đề cao trình độ, chuyên môn của nhân viên hơn việc phân cấp bậc, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa nhân viên và quản lý.

Tuy nhiên, ở điểm này, mô hình quản lý theo chiều dọc sẽ thúc đẩy sự phát triển cá nhân nhiều hơn vì ai cũng muốn có được vị trí cao hơn trong công việc. Còn với các tổ chức “phẳng” không đem lại cơ hội như thế bởi nhân viên có cảm giá đặt được vị trí tối đa nên không có động lực phát triển.

Tóm lại, mô hình nào cũng có những ưu - nhược điểm riêng của mình. Chính vì thế, doanh nghiệp cần lựa chọn mô hình quản lý phù hợp với quy mô để có cách quản lý hiệu quả nhất.

Để lựa chọn mô hình quản lý nhân sự cho doanh nghiệp, người lãnh đạo cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: quy mô, bản chất, tầm nhìn và đặc trưng văn hóa của doanh nghiệp mình. 2 mô hình quản lý nhân sự phổ biến: mô hình chiều ngang và mô hình chiều dọc, muốn quản lý tốt doanh nghiệp cần hiểu rõ được ưu và nhược điểm để áp dụng linh hoạt, hiệu quả.

1. Mô hình nhân sự phổ biến: mô hình theo chiều dọc và mô hình theo chiều ngang
 

Có hai mô hình quản lý nhân sự phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng đó là: mô hình quản lý theo chiều ngang và mô hình quản lý theo chiều dọc. Trong khi, mô hình quản lý theo chiều ngang được nhiều công ty startup lựa chọn – lấy nhân viên làm trung tâm và giảm thiểu sự quản lý theo cấp bậc thì mô hình quản lý theo chiều dọc lại được các doanh nghiệp “đàn anh” lựa chọn nhiều hơn – phân cấp quyền hạn rõ rệt theo cấp bậc nhân viên.

Không có mô hình quản lý nào được cho là sai hoàn toàn hay đúng hoàn toàn. Doanh nghiệp lựa chọn mô hình quản lý dựa trên yếu tố: quy mô, bản chất, tầm nhìn và đặc trưng văn hóa. Miễn sao mô hình quản lý đó phù hợp với doanh nghiệp mình và đem lại hiệu quả thực tế cho công ty. Với 2 mô hình quản lý phổ biến trên, các nhà lãnh đạo cần có cách nhiều đa chiều để áp dụng và không gây khó khăn bất lợi cho doanh nghiệp.

2. Lựa chọn 2 mô hình quản lý nhân sự phổ biến
 

Trên – dưới hay đồng đẳng
 

Đối với mô hình quản lý theo chiều dọc, các quyết định sẽ được thực hiện từ trên xuống với mức độ quan trọng giảm dần. Mô hình này đề cao người lãnh đạo, trưởng các phòng ban hoặc những người có tiếng nói trong doanh nghiệp. Nhân viên sẽ nhận việc từ cấp trên và thực hiện nó mà không được đóng góp bất cứ ý kiến nào. Đối với các doanh nghiệp lớn, cách quản lý nhân sự này khá hiệu quả, bởi không cần chờ đợi sự nhất quán từ tất cả mọi người, các quyết định đưa ra đều nhanh chóng và được thực hiện ngay.

Đối với mô hình theo chiều ngang, tất cả các nhân viên đều được đóng góp đưa ra ý kiến của mình. Thường thì, cách quản lý này sẽ được các doanh nghiệp nhỏ hay các công ty startup áp dụng. Các doanh nghiệp nhỏ thường có bộ máy lãnh đạo khá ít người và trình độ chuyên môn của nhân viên khá đồng đều. Nên “nhiều cái đầu hơn một cái đầu” là cách họ quản lý nhân viên của mình.

Đề cao tinh thần chia sẻ hay vạch rõ ranh giới
 

Vì có hệ thống phân cấp rõ ràng nên mô hình quản lý theo chiều dọc xác định được mục tiêu và trách nhiệm của người đứng đầu. Với mô hình này, Tổng Giám đốc là người có vị trí cao nhất, họ sẽ trao quyền lãnh đạo nhân viên cho những nhà lãnh đạo ở cấp thấp hơn như giám đốc các bộ phận, trưởng các phòng ban. Với sự phân công cụ thể, rõ ràng đó, khi nhà lãnh đạo muốn biết tình hình công việc tại vị trí nào đó, họ chỉ cần người quản lý tại vị trí đó báo cáo. Không hề có sự mơ hồ hay đùn đẩy trách nhiệm nào trong việc báo cáo công việc mà người quản lý đã được giao từ trước.

Ngược lại, với mô hình quản lý theo chiều ngang, các nhân viên đồng đẳng với nhau. Ngoài nhà lãnh đạo, không có ai hơn quyền ai. Chính bởi vậy, nhân viên không phải lúc nào cũng sẽ biết mình phải báo cáo công việc cho ai, báo cáo như thế nào. Mặc dù, tính chất “phẳng”  giúp nhân viên làm việc dễ thở hơn và dễ được công nhận những đóng góp của mình đối với công ty nhưng họ lại bị cảm thấy mơ hồ, không rõ đường đi đối với vị trí của mình.

Đặc biệt, họ sẽ làm khách hàng/đối tác của mình cảm thấy chưa đủ tin tưởng để làm việc cùng khi họ không có nhiều quyền hành trong công ty.

Mức độ minh bạch
 

Một ưu điểm lớn trong mô hình quản lý nhân sự theo chiều ngang là luôn đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng. Chính bởi đặc điểm “đồng nhất” trên mọi khía cạnh nên thông tin được truyền đến nhân viên cũng cùng lúc. Việc sắp xếp thông tin và phối hợp làm việc luôn được dựa trên sự nhất quán và tinh thần đề cao nhân viên.

Đó cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất của mô hình quản lý theo chiều dọc và mô hình quản lý theo chiều ngang. Mô hình quản lý theo chiều dọc, thông tin sẽ được chia sẻ dựa trên cơ sở chọn lọc thông tin, rồi mới truyền đạt thông tin. Có những thông tin chỉ có cấp lãnh đạo và nhà quản lý biết, nhân viên không được biết vì sợ lộ bí mật thông tin doanh nghiệp. Do nhân viên tiếp cận thông tin qua nhiều tầng lãnh đạo nên không thể tránh khỏi nhầm lẫn, tam sao thất bản và không chính xác.

Có thể rút ra rằng, tính minh bạch là đặc trưng nổi bật của mô hình quản lý theo chiều ngang – luôn lấy nhân viên làm trung tâm. Còn với mô hình quản lý theo chiều dọc, tính minh bạch của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào ban lãnh đạo.

Cảm giác bị phân biệt “người trên – kẻ dưới”
 

Tính chất của mô hình quản lý nhân sự theo chiều dọc khiến nhân viên cảm giác có ranh giới rạch ròi với người quản lý. Nhân viên phải giữ chừng mực với lãnh đạo và người quản lý. Tuy nhiên, cách quản lý này lại gián tiếp thúc đẩy nhân viên phát triển bản thân nhiều hơn. Họ sẽ có động lực để làm việc tốt hơn, sớm “leo” lên một bậc thang cao hơn chức vụ hiện tại.

Còn mô hình quản lý theo chiều ngang, tuy có thể xóa bỏ khoảng cách giữa nhân viên và người quản lý nhưng không mang đến cơ hội cho họ phát triển khả năng của mình. Họ cảm thấy mình luôn ở mức độ đạt được “tối đa” nên không có động lực học hỏi và phát triển.

3. Kết Luận: Áp dụng linh hoạt 2 mô hình quản lý nhân sự để đạt hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp
 

Dù áp dụng mô hình quản lý nhân sự nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Doanh nghiệp cần phải cân bằng giữa hai mô hình để có cách quản lý hiệu quả nhất.

Tony Dzung

Video liên quan

Chủ Đề