Quả bòn bon hay còn gọi là gì năm 2024

- Bòn bon hay còn gọi là quả boòng boong tại Thế giới trái cây có xuất xứ chính gốc từ Thái Lan với đặc điểm nổi bật: chùm to chắc tay từ 500-800gr, khít trái, da sáng, vị ngọt đậm đà. Loại cây này có tên khoa học là Lansium domesticum, thuộc họ Meliaceae và tên tiếng Anh là Langsat. - Khác với Dâu da của Việt nam thường là vị chua nhiều và ít thịt bòn bon Thái có vị ngọt đậm sắc, thịt tương đối nhiều ngoài ra còn có thể dùng chưng cúng hoặc làm quà biếu hay thậm chí là kết vào giỏ trái cây. - Bòn bon với vô vàn tác dụng nhưng nổi bật nhất vẫn là nhờ chất xơ trong trái bòn bon giúp cải thiện hệ tiêu hóa và phòng ngừa nhiều bệnh ung thư. Bên cạnh đó, nhờ giàu thiamin, chứa riboflavin mà quả bòn bon được biết đến với công dụng rất tốt trong việc chống lại chứng đau nửa đầu và niacin làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt trong máu. - Ngoài công dụng kể trên thành phần dinh dưỡng, hạt và vỏ thân cũng như trái bòn bon còn được đông y sử dụng để chế nhiều vị thuốc rất tốt. Vỏ của quả bòn bon khô đốt có thể xua đuổi muỗi, điều trị bệnh lỵ, tiêu chảy. Hạt bòn bon nghiền lấy bột giúp điều trị bệnh giun đường ruột, làm hạ sốt. Nhựa cây điều trị dạ dày và đường ruột… - Cách chọn mua Bon bon Thái ngon : với đa dạng người bán và bòn bon cũng rất nhiều loại [loại 1,2,3 và cả hàng Việt nam ] nên quý khách hàng lưu ý để mua được bòn bon Thái loại 1 nên tìm đến những cửa hàng uy tín có kinh nghiệm lâu năm trong việc chọn mua đúng hàng Thái. Thế giới trái cây với nguồn hàng trái cây Thái Lan phong phú đã được rất nhiều khách hàng tin tưởng sẽ là địa chỉ đáng tin cậy nhất tại thành phố Hồ Chí Minh để bạn chọn mua Bòn bon cũng như các loại trái cây khác. - Với khách có nhu cầu mua Bòn bon làm quà tặng hoặc kết giỏ trái cây Thế giới trái cây luôn sẵn sàng hộp quà và giỏ quà đẹp mắt sang trọng đủ kích thước: hộp giấy & hộp gỗ [khối lượng 3-4kg].

- Mua Bòn bon Thái ở đâu: Nếu như bạn chưa biết hay còn phân vân về việc chọn một cửa hàng trái cây sạch cao cấp để chọn mua Bòn bon Thái hay các loại trái cây cao cấp khác của Việt nam cũng như Nhập khẩu thì đến ngay Thế giới trái cây tại trung tâm Quận 1 để chọn cho mình sản phẩm tốt nhất về giá cũng như an tâm về chất lượng xuất xứ nguồn gốc.

Cây bòn bon [hay lòn bon - ngữ âm người Quảng Nam là loòng boong, phía Bắc gọi dâu da đất, trong Nam gọi bòn bon] mọc nhiều ở các vùng núi, ra trái từng chùm ngay trên thân và cành cây. Đây là loại cây ăn quả khá dân dã, tuy nhiên vùng Đại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước [Quảng Nam] nổi tiếng là có trái lòn bon ngon nhất với vị ngọt thanh pha chút chua và rất thơm.

Trái bòn bon, thật kỳ lạ, có thể ăn bất cứ lúc nào, dù no hay đói cũng có thể ăn được mà không sợ bị xót ruột. Cây bòn bon dễ trồng, dễ sống, ít tốn công chăm sóc nhưng cho nhiều quả, từ lâu đã trở thành một món đặc sản dân dã của xứ Quảng.

Sách Đại Nam nhất thống chí [tập 2, quyển 7: tỉnh Quảng Nam] viết: “[Lòn bon] nguồn Ô Da và nguồn Thu Bồn đều có. Tháng 8, tháng 9 quả chín, sắc trắng, vỏ mỏng, vị ngọt và thơm, có lệ thượng tiến để dùng vào việc tế tự. Năm Minh Mệnh thứ 17 khắc hình tượng vào Nhân đỉnh”.

Từ truyền thuyết cứu chúa Nguyễn đến hình ảnh khắc trên Nhân đỉnh

Tương truyền, khi xưa trong một lần bị quân Tây Sơn vây đánh, quân chúa Nguyễn bị bại và phải trốn lánh vào vùng rừng núi Quảng Nam, phía thượng nguồn sông Ô Da [cách viết của các sách sử cũ, chỉ sông Vu Gia ngày nay - NV]. Đoàn quân bại trận vừa đói vừa mệt, may mắn gặp được rừng bòn bon, bèn hái lấy quả mà ăn, nhờ đó vượt qua được cơn đói khát.

Sau này bước lên ngôi cao, vua Gia Long [Nguyễn Phúc Ánh] không quên những ngày cơ cực, không quên ơn loại cây rừng đã cứu mạng cho mình và binh sĩ ngày nào, nên ngài ban cho thứ quả chua chua ngọt ngọt ấy mỹ danh là “Nam trân” - nghĩa là thứ quả quý ở phương Nam. Cây còn được gọi là “Phụng quân mộc” - cây gặp vua.

Đó là truyền thuyết trong dân gian, còn sách Đại Nam nhất thống chí [tập 2, quyển 7: tỉnh Quảng Nam] ghi người ban cái tên “Nam trân” lại là vua Minh Mạng [Minh Mệnh]: “…đầu đời Minh Mệnh ban cho tên là Nam trân…”. Những quả bòn bon thơm ngon nhất trong vùng, từ đó được tiến vua mỗi khi đến mùa. Vua Minh Mạng còn quy định những quy chế riêng với những khu rừng có loại quả này. Thậm chí vua còn đặt ra chức quan “Quản Nam trân” để canh giữ, coi sóc vùng rừng có loại bòn bon quý này.

Một vườn bòn bon vào mùa quả chín

ẢNH: T.L

Trong khi đó, theo sách Việt sử toàn thư [Phạm Văn Sơn, xuất bản năm 1983], ngày 29.1.1775, quân Trịnh tiến chiếm Phú Xuân, Định vương Nguyễn Phúc Thuần ngày 30.1.1775 qua cửa Tư Dung ra biển để chạy vào Quảng Nam, còn Hoàng tôn Dương cũng vượt đèo Hải Vân vào Quảng Nam. Tháng 1.1775, tại Quảng Nam, chúa Nguyễn Phúc Thuần phong Hoàng tôn Dương làm Đông cung Thế tử [người sẽ nối ngôi chúa], giao ở lại Quảng Nam chống quân Tây Sơn, còn chúa cùng một số tướng lĩnh tiếp tục xuôi thuyền vào Gia Định.

Giai đoạn chúa Nguyễn rút vào Quảng Nam dù sao vẫn còn nhiều quân, nhiều tướng. Nguyễn Phúc Ánh lúc đó còn nhỏ [13 tuổi] chủ yếu chỉ chạy theo chú mình [Nguyễn Phúc Thuần] và chúa Nguyễn Phúc Thuần cũng chỉ lưu lại Quảng Nam một thời gian rất ngắn, nên chuyện chú cháu chúa Phúc Thuần - Phúc Ánh bị quân Tây Sơn dồn chạy vào vùng núi Đại Lộc là chưa đủ cơ sở, và thực tế cũng chưa thấy tài liệu nào ghi cụ thể chúa Nguyễn Phúc Thuần đụng độ với quân Tây Sơn ở Quảng Nam.

Trong các truyền thuyết dân gian về Nguyễn Phúc Ánh [sau này là vua Gia Long] khi bị Tây Sơn truy đuổi, có nhắc đến giai thoại ở vùng Bến Tre, Nguyễn vương được người dân dâng bữa chỉ có cơm nguội với mắm cá chốt và vài trái bần chua. Cây bần từ đó được ban mỹ danh “Thủy liễu” vì trông giống cây liễu nhưng mọc dưới bãi bùn lầy.

Đại Nam liệt truyện tập 2, quyển 30, truyện chép về Nguyễn Văn Nhạc [vua nhà Tây Sơn Thái Đức Nguyễn Nhạc - NV] có đoạn: “…Đông cung [Hoàng tôn Dương – NV] đi đến xứ Ô Da, Lý Tài bức bách đón về Hội An…”, nên rất có thể “xứ Ô Da” đó chính là chỉ vùng thượng nguồn sông Ô Da [sông Vu Gia]. Như vậy, vị chúa Nguyễn được quả bòn bon cứu đói trong truyền thuyết chỉ có thể là Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương.

Căn cứ theo những ghi chép từ hai bộ sách của Quốc sử quán triều Nguyễn là Đại Nam nhất thống chí và Đại Nam liệt truyện, có thể thấy không phải vua Gia Long ban mỹ danh “Nam trân” cho cây bòn bon, mà nhiều khả năng là về sau, khi biết đến thứ đặc sản này của Quảng Nam, vua Minh Mạng đã ban tên quý đó cho nó, đồng thời đặt ra các chính sách về chăm sóc cũng như triều cống như đã nói ở trên. Và khi đúc Cửu đỉnh, vua Minh Mạng cũng cho khắc hình cây bòn bon với mỹ danh “Nam trân” trên Nhân đỉnh - chiếc đỉnh ứng với vị thế của ông.

Quả bòn bon miền Bắc gọi là quả gì?

Ở miền Bắc, người ta thường gọi bòn bon bằng một cái tên quen thuộc khác là dâu da. Tuy có tên gọi, hình dáng khá giống nhau nhưng bòn bon và dâu da là 2 loại trái cây khác biệt.

Bong bóng là quả gì?

Quả bòn bon có tên gọi khoa học là Lansium domesticum. Đây là loại cây giống cây nhiệt đới, được trồng ở hầu hết các tỉnh thành ở nước ta. Quả bòn bon có hình tròn, vỏ dẻo, phần thịt có màu trắng đục, bên trong có khoảng 5 - 6 múi. Quả bòn bon có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người.

Trái bòn bon ăn như thế nào?

Khi ăn quả bòn bon không nên nhai cả hạt. Lý do trong hạt quả bòn bon có chứa chất xác định là cấu trúc alkaloid độc. Vì vậy không nên nhai hạt quả bòn bon, đó là chỉ những hạt mẩy và hạt lớn, còn những hạt nhỏ lép không có gì thì vẫn có thể nhai được. Vỏ quả bòn bon có rất nhiều nhựa, vì vậy, khi ăn không nên cắn vỏ.

Trải Bông bòn bon có tác dụng gì?

Trái bòn bon là một nguồn cung cấp chất xơ rất tốt giúp tăng cường tiêu hóa. Chất xơ bên trong loại trái cây này giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện sức khỏe đường ruột, từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hoá hiệu quả hơn và kiểm soát cholesterol trong máu.

Chủ Đề