Bản thương mại là gì của snar phẩm năm 2024

Là hoạt động gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, thương mại hàng hóa giúp chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ chủ thể này sang chủ thể khác và thu về lợi nhuận. Theo quy định pháp luật, thương mại hàng hóa là gì và có đặc điểm ra sao?

1. Thương mại hàng hoá là gì?

Thương mại hàng hóa là hoạt động mua bán có sự tham gia của hai bên với tên gọi là bên bán và bên mua. Từ việc mua bán này, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua.

Sự chuyển giao quyền sở hữu với hàng hóa trong thương mại hàng hóa

Theo đó, sau khi thanh toán cho người bán, người mua sẽ được phép hưởng các nguồn lợi trực tiếp đến từ tài sản cũng như có quyền khai thác tài sản để đáp ứng nhu cầu của bản thân

2. Đặc điểm của thương mại hàng hoá

Đối tượng mua bán trong thương mại hàng hóa là các sản phẩm hữu hình, do vậy chủ thể trong hoạt động trên có thể cảm nhận hàng hóa thông qua các giác quan.

Sản phẩm phải có tính chất hữu hình là yêu cầu của thương mại hàng hóa

Nhờ là sản phẩm hữu hình nên người kinh doanh, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng nhận biết về số lượng, chất lượng, sự an toàn cũng như công năng của sản phẩm một cách dễ dàng.

Khi kết thúc quá trình mua bán, quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển giao từ người bán sang người mua. Tuy nhiên quyền sở hữu nêu trên sẽ được giới hạn, người mua sẽ không được sở hữu về tài sản trí tuệ hay bản quyền và nhãn hiệu của sản phẩm mà mình đã mua.

Có sự độc lập và tách biệt giữa lưu thông và sản xuất hàng hóa. Do vậy các chủ thể tại thương mại hàng hóa có thể mua hoặc bán theo nhu cầu của mình mà không cần bắt buộc tuân theo xu hướng mua vào bán ra của thị trường.

Nếu như toàn bộ quá trình lưu thông lại phải có sự thống nhất và kết hợp giữa các bộ phận giao và nhận thì giữa các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa có thể thống nhất hoặc mâu thuẫn với nhau.

3. Điểm khác nhau giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ

Là hai thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong mua bán, thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ đều có sự tham gia của bên bán và bên mua và đều mang tính chất đền bù ngang giá. Đó là lý do khiến hiện nay vẫn có người trường hợp nhầm lẫn trong quá trình sử dụng hai thuật ngữ trên.

Để phân biệt và tránh nhầm lẫn khi sử dụng hai thuật ngữ trên, người dùng có thể dựa trên một vài điểm khác biệt như sau:

  • Nếu như thương mại hàng hóa có xác lập quyền sở hữu thông qua việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua thì thương mại dịch vụ sẽ không xác lập quyền sở hữu.

Thanh toán và chuyển giao hàng hóa trong thương mại

Trong thương mại dịch vụ, sau khi trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ, người mua sẽ được phép sử dụng dịch vụ chứ không có quyền sở hữu dịch vụ đó.

  • Nếu như thước đo của thương mại hàng hóa là sự ổn định về mặt chất lượng sản phẩm thì với thương mại dịch vụ, chất lượng dịch vụ sẽ là tiêu chuẩn để đánh giá.
  • Với thương mại hàng hóa, khâu sản xuất và tiêu dùng sẽ có sự tách biệt thì trong thương mại dịch vụ, việc tạo ra dịch vụ của người cung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ sẽ diễn ra đồng thời và trực tiếp.
  • Hiệu quả của việc sử dụng hàng hóa sẽ xuất hiện nhanh nên trong thương mại hàng hóa, mối quan hệ giữa người cung cấp và người sử dụng không kéo dài lâu. Còn với thương mại dịch vụ, hiệu quả dịch vụ cần có thời gian trải nghiệm lâu nên mối quan hệ giữa các chủ thể cũng sẽ kéo dài.

4. Luật pháp liên quan tới thương mại hàng hoá

Tùy vào tính chất của hàng hóa cũng như địa điểm diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa mà hoạt động thương mại hàng hóa sẽ có pháp luật điều chỉnh khác nhau.

Pháp luật nào điều chỉnh khi có hoạt động thương mại hàng hóa giữa các bên

Nếu hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra trong nước thì Luật Thương Mại 2005 sẽ là nguồn luật điều chỉnh với hoạt động trên.

Nếu hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra giữa các chủ thể đến từ các quốc gia khác nhau và có diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thì bên cạnh nguồn luật trong nước thì pháp luật quốc tế sẽ được áp dụng.

Khi xảy ra hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tùy vào quy định tại hợp đồng cũng như thỏa thuận của các bên mà có thể áp dụng pháp luật quốc gia, tập quán thương mại hay điều ước quốc tế.

\>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần như thế nào?

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty Luật Dragon – Hotline: 1900.599.979

Email: dragonlawfirm@gmail.com

Facebook: //www.facebook.com/vanphongluatsudragon

Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.

Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Phòng 4.6 Tòa nhà Khánh Hội, Lô 2/3C đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.

Chủ Đề