Phủ giày ở đâu

Phủ Dầy [có khi ghi là Phủ Giầy, Phủ Giày] là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt trải rộng trên địa bàn 3 xã Kim Thái, Quang Trung, Đại An thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gần quốc lộ 10, quốc lộ 37B và quốc lộ 38B từ Thành phố Nam Định đi Thành phố Ninh Bình.

Quần thể Phủ Dầy bao gồm hơn 20 di tích gắn liền với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ 2. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, các di tích nằm ngay sát chợ Viềng.

Các kiến trúc còn lại là các phủ: Phủ Bóng [Đền Cây Đa Bóng], phủ Giáp Ba, phủ Bất Di, đền Công Đồng, phủ Đá, phủ Nội, phủ Tổ [Khải Thánh], đền Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai, đền Mẫu Thượng, đền Mẫu Thoải, đền Trình, đền Đức Vua, đền Quan Lớn, đền Mẫu Đông Cuông, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Dần, chùa Gôi, chùa Vân Cát, chùa Tiên Hương, chùa Linh Sơn…

Phủ Tiên Hương thờ bên nhà chồng của Mẫu Liễu Hạnh, còn phủ Vân Cát và Phủ Tổ là nơi thờ Mẫu và bên ngoại [bên bố mẹ đẻ] của Mẫu.

Phủ Tiên Hương là một công trình đẹp được xây dựng từ thời Lê – Cảnh Trị [1663 – 1671] và đã qua nhiều lần trùng tu. Phủ Tiên Hương có 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về phía tây nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ và một sân rộng, có 3 toà nhà dàn hàng ngang hai tầng, tách mái đó là phượng du nơi đón khách tới hành hương.

Một hồ bán nguyệt có lan can thấp bao quanh, có bình phong và hai cầu vượt đều bằng đá chạm khắc hình con rồng với móng vuốt sinh động tinh xảo. Phủ có 4 lớp thờ [4 cung]: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung đều được tập trung các nghệ thuật chạm khắc tinh vi, thể hiện đủ các mảng đề tài: rồng, phượng, hổ… Chính cung [cung đệ nhất] có một khám thờ khảm trai, bề thế và tinh xảo. Đây chính là nơi đặt 5 pho tượng có giá trị mỹ thuật cao của thế kỷ thứ 19.

Phủ Vân Cát được xây dựng trên khu đất rộng gần 1ha, mặt quay về hướng tây bắc. Phủ Vân Cát hiện nay có 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước có hệ thống cửa ngọ môn với 5 gác lầu; phía ngoài ngọ môn có hồ bán nguyệt, giữa hồ là nhà thủy lâu, 3 gian, mái cong. Phủ Vân Cát cũng có 4 cung như ở phủ Tiên Hương. Trung tâm là nơi thờ chúa Liễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế.

Lăng Bà Chúa Liễu được xây dựng vào năm 1938. Lăng được xây dựng bằng đá xanh, chạm trổ đẹp, với diện tích 625m2, gồm có cửa vào lăng theo hướng đông tây, nam bắc. Các cửa đều có trụ cổng trên đắp hình bông sen. Giữa lăng là ngôi mộ khối bát giác, mỗi cạnh chừng 1m. Toàn lăng có 60 búp sen hồng trông xa như một hồ sen cạn.

Hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Cùng thời điểm này, bà Chúa Liễu Hạnh cũng được thờ tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội Phủ Dầy thuộc vào loại long trọng nhất, với sự tham gia của đông đảo dân chúng.

Có 3 nghi thức quan trọng nhất trong Lễ hội Phủ Dầy bao gồm: Lễ Rước Mẫu Thỉnh Kinh, Lễ Rước Đuốc, Lễ kéo chữ Hoa Trượng Hội. Ngoài ra trong lễ hội còn có các trò chơi truyền thống như: Thi hát văn, hát chèo, múa rối nước, đấu vật, đấu cờ người, thổi cơm thi… Nghi lễ Hầu Đồng diễn ra trong suốt thời gian lễ hội.

Thành ngữ dân gian một số nơi ở miền Bắc có câu:

Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ

Cha là Đức Thánh Trần Hưng Đạo, còn Mẹ chính là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Phủ Dầy Nam Định rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: //top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Phủ #Dầy #Nam #Định

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Với những kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định đầy đủ dưới đây sẽ giúp bạn có chuyến đi khám phá di tích lịch sử nổi tiếng và linh thiêng bậc nhất vùng đất Thành Nam. 

Di tích Phủ Giầy có địa chỉ ở đâu? Phủ Giầy có địa chỉ thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là quần thể kiến trúc tín ngưỡng gồm 20 di tích gắn liền với sự nghiệp và cuộc đời của Chúa Liễu Hạnh. Địa điểm du lịch tâm linh ở Phú Thọ này tọa lạc trên vùng núi non và có phong cảnh thiên nhiên rộng lớn.   

Di tích Phủ Giầy Nam Định gắn liền với nhiều giai thoại và có bề dày lịch sử cùng những giá trị văn hóa đặc sắc. Truyền thuyết kể lại rằng, vì quá thương nhớ gia đình nên Chúa Liễu Hạnh đã quên một chiếc giày trước khi về thiên đình nên được gọi là Phủ Giầy.   


Di tích Phủ Giầy Nam Định


Tìm hiểu lịch sử và kiến trúc của di tích Phủ Giầy 

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy cho thấy, vào năm 1557 dưới triều vua Lê Anh Tông làng Kẻ Giày được chia thành 4 thôn. Trong đó xã An Thái được chia thành hai xã nhỏ hơn và mỗi xã đều thờ thờ Bà Chúa Liễu Mẫu Hạnh bao gồm Phủ Giầy.   


Kiến trúc của di tích Phủ Giầy Nam Định

Phủ Giầy có kiến trúc gồm: Phủ Vân Cát, phủ Tiên Hương và lăng Chúa Liễu. Trong đó, phủ Tiên Hương gồm ba tòa ngang là nhà trống, nhà bia và nhà chiêng. Phía trước phủ là khoảng sân rộng lớn được nối liền với hệ thống nghi môn trụ, chạm khắc rồng phượng và có sân cột cờ hình bán nguyệt. Khu vực chính điện thơ hệ thống Mẫu Tứ Phủ và Phủ Vân Cát ấn tượng với phía trước là hồ bán nguyệt, khu điện chính thờ Chúa Mẫu Liễu Hạnh. Khu vực bên trái thờ Phật và bên phải thờ Lý Nam Đế. Phần lăng Chúa Liễu tọa lạc trên góc hình chữ nhật và có phía trước là lăng mộ hình bát giác, công trình được xây dựng hoàn toàn bằng đá được chạm trổ vô cùng khéo léo.    


Phủ Giầy Nam Định là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

Lễ hội Phủ Giầy độc đáo và đặc sắc 

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định, nếu du khách đi vào tầm từ ngày mùng 1 đến mùng 10/3 Âm Lịch sẽ được tham dự lễ hội với nhiều hoạt động đặc sắc. Lễ hội Phủ Giầy mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng đạo Mẫu gồm múa thiêng, hát văn, hầu đồng, dâng hương tại cung Đệ nhất thờ Mẫu... Có thể thấy những điệu múa thiêng mô phỏng lại các hoạt động hàng ngày của con người. Bên cạnh đó, còn có những nghi thứ quan trọng trong buổi lễ như rước kiệu Mẫu Liễu là nghi thức rất quan trọng của lễ hội Phủ Giầy. 


Lễ hội Phủ Giầy độc đáo và đặc sắc 

Phần hội của lễ hội Phủ Giầy gồm nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như hát chầu văn, múa sư tử, múa rồng, múa lân, cờ người... Đây đều là những hoạt động văn hóa đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Bên cạnh đó, du khách có thể kết hợp tham quan lễ hội chùa Lương ở Hải Hậu Nam Định


Lễ hội Phủ Giầy thu hút du khách tham gia

Chuẩn bị lễ đi hội Phủ Giầy bên cạnh xôi, chè, hương hoa thì bạn cần phải chuẩn bị thêm thịt luộc chín, giò, chả, bánh chưng. Bên cạnh đó, còn có các loại lễ đồ sống như: Gạo, trứng, muối, thịt sống để thờ Thanh, Bạch xà và Ngũ Hổ đặt tại ban Công Đồng Tứ Phủ. Trong đó, lễ chay để thờ ban Thánh Mẫu và lễ mặn đặt bàn thờ Ngũ vị gọi là ban công đồng. Kinh nghiệm đi lễ hội Phủ Giầy nếu Hầu đồng bạn cần chuẩn bị lễ cẩn thận hơn và không được lấy lộc tại ban thờ.


Cách di chuyển tới Phủ Giầy Nam Định

Để di chuyển tới Phủ Giầy Nam Định từ Hà Nội, với khoảng cách 90km bạn có thể đi bằng xe khách hoặc phương tiện cá nhân:

Xe máy

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân là xe máy sẽ giúp bạn chủ động về thời gian đi lại, cụ thể gồm hai hướng như sau:

- Thứ nhất: Đi theo hướng QL1A thẳng theo hướng về Phủ Lý [Hà Nam] -> tới trạm thu phí rẽ trái đi tiếp 10km tới chợ Lợn Nam Định -> rẽ phải đi theo Cầu Họ giao quốc lộ 21 -> đi tiếp tới trạm thu phí Mỹ Lộc cũ -> ngã ba đầu đường 56 tới xã Kim Thái tới Phủ Giầy. 

- Thứ hai: Bạn di chuyển hướng QL1A cũ Hà Nội -> tới ngã tư cầu Hồng Phú -> đi thẳng tới quốc lộ 21 -> tới đoạn giao quốc lộ 21 và 56 -> từ đoạn đầu đường 56 bạn đi tiếp 10km là tới Phủ Giầy.


Cách di chuyển tới Phủ Giầy Nam Định


Xe khách 

Nếu đi xe khách bạn có thể bắt xe tới Vụ Bản, Nam Định từ bến xe Nước Ngầm, Mỹ Đình và Giáp Bát của nhà xe Thành Tín, Khôi Anh, Quảng Đông, Cát Lợi... Giá vé dao động từ 80.000đ - 100.000đ/lượt. 


Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định: Những lưu ý cần thiết

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định bạn cũng nên nắm rõ những lưu ý dưới đây:

- Nên book vé tàu xe sớm, nhất là dịp nghỉ lễ Tết để tránh tình trạng hết xe. 

- Mang theo hành lý gồm các loại mũ nón, ô dù tránh trường hợp  mưa nắng. 

- Khi tới lễ hội Phủ Giầy nên chuẩn bị đầy đủ lễ và ăn mặc trang nghiêm. 

- Bảo quản tư trang cẩn thận tránh trường hợp mất cắp vì lễ hội rất đông người. 

- Tránh sờ vào các hiện vật trong chùa và không nên chụp hình. 

- Có thể mua đặc sản kẹo sìu châu hoặc bánh nhãn làm quà cho chuyến đi.


Nắm rõ những kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định đầy đủ ở trên sẽ giúp bạn có chuyến đi khám phá những nét độc đáo về lịch sử, kiến trúc và những nét đặc sắc về văn hóa. 

Bảo Bình [tổng hợp] - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Video liên quan

Chủ Đề