Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20

Chuyên đề: Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XXA- PHẦN MỞ ĐẦU1-Lý do chọn đề tàiLịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1858 đến 1918 là giai đoạn khá biến động.Giai đoạn lịch sử này có rất nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử dân tộc có tácđộng qua lại lẫn nhau, liên hệ mật thiết với nhau, sự kiện này là nguyên nhân củasự kiện sau và là kết quả của sự kiện trước vì thế học sinh rất khó nhớ, và haynhầm lẫn.Bên cạnh đó năm 2002 Hội sử học Việt Nam cùng với các nhà sử học trongvà ngoài nước tổ chức hội thảo về nhà Nguyễn nhằm kỉ niệm 200 năm thành lậpnhà Nguyễn, cuộc hội thảo đã thành công tốt đẹp với nhiều bài viết chuyên sâu vềnhà Nguyễn với nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác trước. Đây cũng là mộtkhó khăn trở ngại cho giáo viên Lịch sử khi bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia tronggiai đoạn lịch sử này. Hơn nữa chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thôngtin, hiện nay giáo viên và cả học sinh được tiếp cận với nhiều luồng thông tin quacác kênh khác nhau – đặc biệt là qua mạng Internet: gồm cả thông tin chính thốngvà không chính thống, cả quan điểm đúng đắn và quan điểm xuyên tạc của cáctrang web đen. Chính vì thế thông qua cuộc hội thảo này chúng ta có cái nhìnthống nhất về các vần đề còn đang tranh cãi thuộc giai đoạn lịch sử 1858 đến 1918để phục vụ tốt hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia.Hơn nữa trong sách giáo khoa Lịch sử lớp11 chương trình nâng cao, giaiđoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến 1918 đã được viết khá chi tiết theo bố cụcngang[ biên niên sự kiện] chia làm hai chương :Chương I: Việt Nam từ năm 1858đến cuối thế kỉ XIX; Chương II: Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thếgiới thứ nhất. Đây là giai đoạn lịch sử kiến thức nhiều, phức tạp, và đầy biến độngnhất là giai đoạn Việt Nam đầu thế kỉ XX, nếu giáo viên không có kiến thức vữngvàng và phương pháp sư phạm phù hợp sẽ không giúp học sinh hiểu đầy đủ nhữngsự kiện đã diễn ra và lý giải hợp lý tại sao con đường cách mạng Dân chủ tư sảnkhông phải là con đường giải phóng dân tộc ta.Chính vì thế tôi chọn một vấn đềcơ bản trong chương II đó là : Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầuthế kỉ XX để cùng thảo luận trao đổi với các bạn đồng nghiệp. Rất mong sự góp ýcủa các bạn đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh2- Mục đích của đề tài:Giúp học sinh nắm được phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thếkỉ XX, diễn ra trong bối cảnh nào? diễn biễn của phong trào? kết quả ý nghĩa.Giúp học sinh nắm được điểm tích cực và hạn chế trong hai xu hướng cứu nướcdiễn ra đầu thế kỉ XX.Giúp học sinh hiểu được tại sao con đường cứu nước theo khuynh hướng Dânchủ tư sản không phải là con đường giải phóng dân tộc ta. Từ đó thấy được vai tròcủa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quá trình đi tìm con đường cứu nước mới phùhợp với cách mạng Việt Nam.3- Phạm vi đề tài- Đây là một chuyên đề nhỏ trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm1858đến 1919-Nêu một vài kinh nghiệm đã áp dụng để phục vụ cho bồi dưỡng họcsinh giỏi quốc gia trong giai đoạn lịch sử này.B- NỘI DUNGTrên cơ sở đã từng dạy chuyên đề này để phục vụ cho việc bồi dưỡng họcsinh giỏi quốc gia môn lịch sử, tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp riêng của cánhân tôi đã từng làm. Kính mong các bạn đồng nghiệp góp ý kiến choBước thứ nhất:Giáo viên dạy kiến thức nền, chương II : Việt Nam từ đầu thếkỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất theo tiến trình sách giáo khoa lớp 11chương trình nâng caoBước thứ hai :Trên cơ sở kiến thức chương II đã dạy cho học sinh, giáo viêncó thể biên soạn những vấn đề mang tính “ bổ dọc ” như:- Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX- Một số phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX- Đặc điểm chung của phong trào yêu nước và cách mạng đầu TK XX- Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong tràoI-Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XXa- Tình hình thế giớiBước vào đầu thế kỉ XX, tình hình thế giới có những biến đổi hết sức to lớn:CNTB từ tự do cạnh tranh sang CNĐQ độc quyền. Các nước tư bản đã hoàn thànhviệc xâm chiếm mặt địa cầu và tiến hành chiến tranh chia lại thuộc địa.Các nước đế quốc bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa, áp dụng chế độ thựcdân lên các nước thuộc địa, làm bùng nổ phong trào đấu tranh ở các nước thuộcđịa.Mở đầu là thắng lợi của Minh trị duy tân đưa nước Nhật ở Châu Á trở thànhmột nước đế quốc và giành chiến thắng trong chiến tranh Nga – Nhật [ 19041905], lần đầu tiên một nước da vàng thắng một nước da trắng, nêu một tấm gươngcho nhiều dân tộc noi theo.Phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì diễn ra sôi nổi, đặcbiệt là Cách mạng Nga [ 1905-1907] nổ ra, ảnh hưởng lớn tới PTGP DT ở cácnước Châu Á.Ở Trung Quốc các sách như “ Tân văn, Tân bá, Tân thư” xu hướng cải cáchcủa Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi, rồi PTGP DT dưới sự lãnh đạo của TrungQuốc Đồng minh hội dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi 1911 cũng tácđộng đến Việt Nam . Có thể nói nhiều sự kiện dồn dập diễn ra hồi đầu thế kỉ XX trong PTGPDT trên thế giới đã tác động và ảnh hưởng lớn tới cách mạng Việt Nam.b- Tình hình trong nướcỞ Việt Nam lúc này , sau khi đã đàn áp được phong trào Cần vương, thực dânPháp cũng thi hành chính sách khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam từ một xã hộiphong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Trong lòng xãhội Việt Nam luôn tồn tại 2 mâu thuẫn cơ bản cần được giải quyết : Toàn thể nhândân Việt Nam >< với thực dân Pháp, Nông dân >< địa chủ phong kiến. Hai kẻ thùcủa cách mạng Việt Nam cần phải đánh đổ đó là thực dân Pháp và phong kiến taysai. Một yêu cầu bức súc của lịch sử Việt Nam đặt ra lúc này là làm thế nào? bằngcon đường nào? cách thức nào? để lật đổ sự thống trị của thực dân phong kiến đểcứu nước, cứu dân, GPDT, GPXH giành độc lập cho dân tộc, mở đường cho xã hộiViệt Nam. Mọi tầng lớp, mọi giai cấp, mọi người đều phải có trách nhiệm giảiquyết các yêu cầu đó.Ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, do chính sách khai thác thuộc địa của thực dânPháp xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới. Mỗi một tầng lớp, mỗi một giai cấplại có một con đường đấu tranh theo quan điểm chính trị của giai cấp mình vì vậykhông phải ngẫu nhiên hồi đầu thế kỉ XX, lịch sử Việt Nam chứng kiến nhiềukhuynh hướng, nhiều con đường đấu tranh khác nhau như vậy.II-Một số phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX1- Phong trào Đông du của Phan Bội Châu [ 1905-1908]2- Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh3- Phong trào Đông Kinh nghĩa thục4- Vụ đầu độc lính Pháp tại Hà Nội5- Hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội6- Cuộc vân động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân7- Khởi nghĩa của binh lính ở Thái nguyên......[ Phần kiến thức này hs đã được học ở phần kiến thức nền, giáo viên khônggiảng lại mà chỉ nhắc cho hs nhớ, tạo điều kiện nắm phần kiến thức sau].III-Đặc điểm chungTrên cơ sở kiến thức “ nền” GV cùng thảo luận với học sinh những vấn đề sau:Tính chất của phong trào: Chuyển từ phạm trù phong kiến sang phạm trù tưsản, mang ít nhiều tính cách mạng.Lực lượng lãnh đạo: Văn thân, Sĩ phu tiến bộ chịu tác động của khuynh hướngdân chủ tư sản từ bên ngoài đưa vào.Mục tiêu của phong trào: Chống Pháp giành độc lập gắn liền với duy tân cảicách thay đổi chế độ [ ít nhất cũng là Quân chủ lập hiến như Phan Bội Châu].Động lực của phong trào: Không chỉ nông dân mà có cả những lực lượng vàgiai cấp xã hội mới tham gia: Tư sản dân tộc, Tiểu tư sản, Công nhân...Hình thức đấu tranh: Xuất hiện nhiều hình thức mới và phong phú: Duy tân,bạo động, cầu viện, lập trường học, lập hội...Quy mô phong trào: Rộng lớn cả trong và ngoài nước...IV-Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.1- Nguyên nhân thất bạiDo cách mạng Việt Nam đang đứng trước cuộc khủng hoảng về giai cấplãnh đạo”• Giai cấp phong kiến đã phản bội đầu hàng, một bộ phận trở thành tay sai,chỗ dựa cho Đế quốc.• Tầng lớp Tư sản thì non yếu bạc nhược.• Tầng lớp Tiểu tư sản và giai cấp nông dân đại diện cho một phương thứcsản xuất nhỏ lẻ, phân tán, lạc hậu, không đủ khả năng trong vai trò lãnhđạo cách mạng.• Giai cấp công nhân thì mới ra đời đang trong quá trình trưởng thành, vìvậy cách mạng Việt Nam thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến lãnh đạo vàmột đường lối đúng đắn chỉ đường..Cơ sở xã hội của trào lưu dân chủ Tư sản ở nước ta còn yếu ớt, chưa đủ sứcmạnh tạo thành một cuộc cách mạng xã hội từ bên trong theo đúng nghĩa của nó.Tuy điều kiện đất nước chìm đắm trong vòng nô lệ, mất độc lập tự do, giai cấpthống trị[ chính quyền thực dân] sẵn sàng dùng vũ lực chặn đứng mọi biểu hiệntiến bộ về tư tưởng và hành động hướng tới độc lập tự do vì vậy phong trào bị đànáp và thất bại là điều dễ hiểu.Khuynh hướng Tư sản là mới mẻ đối với Việt Nam nhưng không hoàn toàn mớimẻ so với thời đại, hơn nữa nó được du nhập từ bên ngoài vào chứ không được nẩysinh từ phương Đông. Trong khi đó việc nhập vào thông qua các sĩ phu phongkiến. Vì vậy, khuynh hướng Tư sản nhưng người mang nó lại là giai cấp phongkiến. Khuynh hướng Tư sản được mang qua lăng kính chủ quan của anh phongkiến nên có nhiều hạn chế như không nhận rõ kẻ thù là Đế quốc- Phong kiến phảnđộng, không thấy rõ được lực lượng cơ bản của cách mạng là Công- Nông, khôngcó phương pháp cách mạng đúng đắn và biện pháp tổ chức thích hợp nên phongtrào Dân tộc và Dân chủ ở nước ta đầu thế kỉ XX đều bế tắc và đi đến thất bại.2- Ý nghĩa của phong tràoPhong trào đã thể hiện bước tiến lớn trong sự nghiệp chống thực dân Pháp vàbọn phong kiến tay sai của nhân dân ta [ trước đây chỉ đấu tranh bằng hình thức vũtrang, thì nay có hình thức đấu tranh mới.]Phong trào đã nêu cao quyết tâm chiến đấu cho độc lập dân tộc và thống nhất tổquốc, bồi đắp thêm truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.Phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm đấu tranh cách mạng quí báucho các thế hệ kế tiếp.Đây là thời kì chuyển giao thế hệ từ thế hệ trí thức nho học phong kiến sang thếhệ trí thức tây học.Phong trào đã đề xướng những chủ trương cứu nước mới, thoát khỏi phạm trùvà cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến, hướng theo con đường Dân chủtư sản, gắn giải phóng dân tộc với cải biến xã hội, hoà nhập vào trào lưu tiến hoácủa nhân loại.Đặc biệt phong trào có những đóng góp xuất sắc về mặt văn hoá, tạo ra bướcđột phá về ngôn ngữ, chữ viết và cải cách giáo dục ở Việt Nam.3- Bài học kinh nghiệmCon đường Dân chủ tư sản không phải là con đường cứu được nhân dân tathoát khỏi cảnh lầm than, nô lệ, muốn giải phóng cho nhân dân ta thoát khỏi ách đếquốc- phong kiến để giành độc lập dân tộc thì phải đi theo con đường CMVS vàdùng bạo lực cách mạng.Lãnh đạo cách mạng không thể là các cá nhân lẻ tẻ hay từng nhóm đơn độc, màphải là sức mạnh của cả một giai cấp mới gắn liền với nền đại sản xuất côngnghiệp hiện đại, vừa phải mang trong mình nhiệm vụ giải phóng giai cấp vừa giảiphóng dân tộc, giải phóng loài người tiến lên CNXH thì mới thành công được.Muốn giành độc lập dân tộc thực sự thì cách mạngchỉ có thể dựa vào hai lựclượng chính yếu:đó là giai cấp công nhân và nông dân vì hai giai cấp này có tinhthần cách mạng triệt để, lại là lực lượng đông đảo nhất của xã hội, cho nên phảiliên minh được hai giai cấp công – nông chặt chẽ, lấy đó làm trụ cột lôi kéo cácgiai cấp tầng lớp khác trong xã hội tham gia cách mạng, cô lập đánh đổ kẻ thùchung.Bước thứ ba: Sau khi dạy kiến thức “nền” và kiến thức “bổ dọc” giáo viênhướng dẫn học sinh làm một số câu hỏi nâng cao nhằm mục đích hiểu sâu hơn vềphong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX như:Câu 1: Những yêu cầu, nhiệm vụ nào được đặt ra cho cách mạng Việt Namnhững năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.Câu 2: Qua trình bày diễn biến phong trào Đông Du- PBC và phong trào DuyTân- PCT, hãy phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào? giải thíchtại sao có điểm khác nhau đó?Câu 3: Trình bày những hiểu biết của em về hai xu hướng cứu nước đầu thế kỉXX và mối quan hệ giữa hai xu hướng đó.Câu 4: Vì sao phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam lại phân hoáthành 2 xu hướng bạo động và cải cách?Câu 5:Những tư tưởng duy tân, cải cách trong lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIXđầu thế kỉ XX đã được thể hiện như thế nào? Tại sao những tư tưởng đó khôngthực hiện được?Câu 6: Chứng minh rằng: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX mang tính nhândân sâu sắc.Câu 7: Lập bảng so sánh về phong trào Đông Du và Duy tân theo những yêucầu sau: Thời gian, lãnh đạo, nhiệm vụ, phương pháp cách mạng, kết quả, ý nghĩa.Câu 8: So sánh đặc điểm của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và phongtrào yêu nươc đầu thế kỉ XXCâu 9: Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc về phong trào cách mạng ViệtNam đầu thế kỉ XX, anh chị hãy bình luận và chứng minh nhận định sau đây củaChủ tịch Hồ Chí Minh:“ Tôi rất khâm phục lòng yêu nước của các vị tiền bối,nhưng tôi không tán thành con đường cứu nước của các cụ”Câu 10: Từ những thất bại của các khuynh hướng cứu nước đầu thế kỉ XX, anh[ chị] hãy làm rõ công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với việc lựa chọn con đườngcứu nước cho cách mạng Việt Nam.Phương pháp: phần này giáo viên nên cùng học sinh thảo luận đưa ra ý kiến.Những câu dễ học sinh tự làm, những câu khó sau khi thảo luận cùng học sinhxong giáo viên mới chữa ví dụCâu 3: Trình bày những hiểu biết của em về hai xu hướng cứu nước đầu thế kỉXX và mối quan hệ giữa hai xu hướng đó.1- Yêu cầu*Ý 1: Nêu hoàn cảnh lịch sử xuất hiện 2 xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX* Ý 2: Trình bày nét cơ bản về hai xu hướng này* Ý 3: Mối quan hệ giữa hai xu hướng.2- Gợi ý trả lờiI-Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện hai xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX.Một là : Sự bế tắc và thất bại của phong trào vũ trang chống Pháp dưới danhnghĩa Cần Vương. Phong trào do Hàm nghi và Tôn Thất Thuyết phát động từ năm1885 phát triển và lan rộng khắp ba Kì trong những năm 1885-1888, sau đó giảmdần sức mạnh rồi đi đến kết thúc với sự thất bại của khởi nghĩa Hương Khê doPhan Đình Phùng lãnh đạo[1896].Sự thất bại của phong trào Cần Vương [cũng làthất bại của con đương cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến] đã cho thấy chủtrương khôi phục độc lập dân tộc bằng con đường bạo động vũ trang nhằm lập lạitrật tự cũ dưới chính thể quân chủ đã không còn phù hợp và cũng không thể thựchiện được -> dẫn đến một không khí thất bại chủ nghĩa bao trùm lên hầu hết các sĩphu văn thân yêu nước Việt Nam.-> một câu hỏi được đặt ra: làm cách nào ? vàbằng con đường nào để cứu nước, cứu dân?Hai là: Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành việc bình định bằng quân sự bướcvào thời kì khai thác đại quy mô. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, tưtưởng. Xã hội Việt Nam bắt đầu phân hoá theo đà phát triển mới. Điều mớimẻ trong những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là sự ra đời của các giaitầng mới trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, trung tâm thươngmại...như giai cấp công nhân, tầng lớp Tư sản, Tiểu tư sản....Ba là: Những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng tới Việt Nam đầu thế kỉ XX.Có một số biến cố lớn thực sự ảnh hưởng tới cuộc vận động cách mạng vàchuyển biến về mặt tư tưởng ở Việt Nam trong giai đoạn này, đó là cuộc Duytân ở Nhật Bản, cuộc chiến tranh Nga- Nhật, cuộc vận động cải cách ở TrungQuốc và những ảnh hưởng của văn hoá phương Tây trong một bộ phận dân chúngở nước ta...II-Những nét cơ bản về 2 xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX1- Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu.2- Xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh[HS tự trình bày]III-Mối quan hệ giữa 2 xu hướngPhong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX, ở nước ta diễn ra trong thờikì quá độ từ phạm trù phong kiến sang phạm trù Tư sản nên khá phong phú vớinhiều xu hướng song song tồn tại và phát triển trong đó xu hướng bạo động và xuhướng cải cách là chủ yếu. Bề ngoài tưởng như có sự đối lập nhưng lại chung mộtmục tiêu đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc, còn điểm khác nhauở đây là khác nhau về cách làm, về biện pháp để đi đến mục tiêu đó.Xu hướng bạo động do Phan Bội Châu đứng đầu, xu hướng cải cách do PhanChu Trinh đại diện đều xuất phát từ nền tảng là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, nênđều có chung mục đích, đều hướng tới nền độc lập, có sự phân hoá thành 2 xuhướng là do: mức độ tiếp thu ảnh hưởng tư tưởng mới trong hàng ngũ các sĩ phuyêu nước đầu thế kỉ XX không giống nhau, nó phụ thuộc vào một số những điềukiện nhất định như: Truyền thống gia đình, truyền thống quê hương, tác động củanhững chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đối với các địa phương khácnhau.Giữa xu hướng bạo động và cải cách không có sự đối lập mà trái lại nó còn hỗtrợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong hoàn cảnh một nước thuộc địa, xu hướngcải cách khi có điều kiện xâm nhập vào quần chúng thì nó sẽ nhanh chóng trởthành bạo động có tính cách mạng như: từ cuộc vận động Duy tân ở Trung kì đãphát triển thành cuộc đấu tranh chống sưu thuế quyết liệt của nhân dân cáctỉnhmiền Trung- 1908. Vì vậy, nếu khẳng định Phan Bội Châu là một nhà yêu nướclớn tiêu biểu cho phong trào cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX [ trước khixuất hiện Nguyễn Ái Quốc] thì cũng cần phải khẳng định Phan Châu Trinh là mộtnhà yêu nước đã có những đóng góp tích cực vào việc khơi dạy những tư tưởngdân chủ, mở ra một cách nhìn mới về vấn đề dân tộc, nhân quyền như một sự bổsung cần thiết cho phong trào cách mạng nói chung và cho xu hướng bạo động nóiriêng. Ông cũng chính là người đầu tiên có tư tưởng dân chủ ở Việt Nam hồi đầuthế kỉ XX.IV-KẾT LUẬNDo những điều kiện giai cấp và thời đại, nên cả Phan Bội Châu và Phân ChuTrinh đầu có những hạn chế nhất định trong cách suy nghĩ cũng như việc làm dođó mà những hoài bão của các ông không thực hiện được. Tuy vậy, những tưtưởng do 2 ông đề xướng đã tạo điều kiện thuận lợi cho những cuộc vận động cáchmạng mới ở nước ta đầu thế kỉ XX.Câu 6: Chứng minh rằng: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX mang tínhnhân dân sâu sắc.1- Yêu cầu trả lời được- Ý1: Vài nét về phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỉ XX- Ý2: Chứng minh tính sâu sắc+ Qui mô rộng lớn+ Thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia+ Hình thức đấu tranh phong phú2- Gợi ýA- Vài nét về phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỉ XX[Phần này học sinh tự trình bày, viết dưới dạng khái quát]B- Chứng minha- Trước hêt tính nhân dân sâu sắc của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đượcthể hiện ở qui mô rộng lớn – mang tính toàn quốc.- Cuộc vận động yêu nước được nhân rộng ở Bắc kì, Trung kì, Nam kì, từmiền xuôi đến miền ngược:+ Bắc kì: Trung tâm là Hà Nội đã thành lập trường Đông Kinh NghĩaThục [1907] bên cạnh cơ sở chính ở phố hàng Đào. Đông kinh nghĩa thụccòn phát triển cơ sở ở nhiều địa phương như Hà Đông, Bắc Ninh, HưngYên, Hải Dương, Thái Bình... Phong trào Đông kinh nghĩa thục lan rộng vàocác tỉnh ở Trung kì và Nam kì như Nghệ An có 2 cơ sở của trường là trườngPhong phú và trường Võ liệt thu hút đông đảo thanh niên tham gia.+ Trung kì: Trong lúc ở Bắc kì có phong trào Đông kinh nghĩa thục thì ởTrung kì nổi lên cuộc vận động duy tân của Phan Châu Trinh, cuộc vận độngcải cách đổi mới đã diễn ra hết sức rầm rộ ở các tỉnh miền Trung như QuảngNam, Quảng ngãi, Bình Thuận...Ở Bắc trung bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh,Thanh Hoá... đặc biệt phong trào đã đi sâu vào quần chúng nhân dân và tiếnhành cuộc vận động chống sưu thuế quyết liệt vào năm 1908.+ Nam kì: Phong trào Duy tân có những yêu cầu và hình thức tổ chức ở mứcđộ cao hơn so với Bắc kì và Trung kì. Vì đây là nơi có phong trào xuấtdương học sinh sang Nhật hưởng ứng phong trào Đông du của Phan BộiChâu rất rầm rộ.Bên cạnh các cuộc vận động rộng lớn này đầu thế kỉ XX phong trào hội kínở Nam kì phát triển rầm rộ, các cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào thiểusố cũng nổ ra quyết liệt ở Tây Bắc, Tây Nguyên...b- Phong trào còn thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham giaTrước hết là các sĩ phu yêu nước tiến bộ đang trong quá trình tư sản hoá. Họtập hợp nhau lại thành lập các tổ chức chính trị như: Hội Duy Tân, Việt Namquang phục hội...Họ đề ra tôn chỉ much đích, vì vậy dãy lên cuộc vận động cáchmạng lôi kéo đông đảo quần chúng tham gia, hướng tới mục tiêu xây dựng mộtnước Việt Nam độc lập, tự do, phát triển về kinh tế, văn hoá của dân tộc đi đầutrong khuynh hướng này là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh tiếp đó là Lương VănCan, Nguyễn Quyền cùng những sĩ phu khác như Nguyễn Hàm, Nguyễn TháiThân, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng...Cùng với sự tham gia của các sĩ phu yêu nước tiến bộ thời kì này các tầnglớp mới xuất hiện ở Việt Nam như: tiểu tư sản, tư sản dân tộc mà đặc biệt là đồngbào các dân tộc ít người cũng bị lôi cuốn theo phong trào: Thái, Hmông, Nùng,Dao...đã tiến hành hàng loạt các cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnhngười dân tộc như Giàng Tả Chay, Nơ trang long [ Tây Nguyên], khởi nghĩa ở LaiChâu của đồng bào Mông, khởi nghĩa ở Tây Nguyên của người Mơ nông...Mặt khác, phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX còn có sự thamgia của binh lính người Việt trong quân đội Pháp và anh em tù chính trị ở TháiNguyên[ 1917]->Sở dĩ phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX lôi kéo được đôngđảo các tầng lớp nhân dân tham gia là do dưới sự áp bức ngột ngạt về chính trị, sựbóc lột tàn bạo về kinh tế của thực dân Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địalần 1, đã gây lên sự phản kháng mạnh mẽ trong nhân dân. Họ yêu cầu được sốngđộc lập,no ấm đã trở thành nguyện vọng thiết tha của mọi người dân Việt Nam.Nắm bắt được điều đó lại được tiếp thu những luồng tư tưởng mới từ bên ngoàithổi vào nên các tầng lớp sĩ phu lúc này đã đảm nhiệm vai trò của giai cấp lãnhđạo, động viên đông đảo quần chúng đứng lên đấu tranh.c- Phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX còn diễn ra trên nhiềulĩnh vực với những phương thức và biện pháp phong phú:- Trước hết trên lĩnh vực kinh tế*Ở phong trào Đông kinh nghĩa thục: những lối sống mới, những nếp suy nghĩ mớiđã được phổ biến rộng rãi, thể hiện trong việc hô hào như: Chấn hưng thực nghiệp,lập hội buôn, nông hội được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt.*Khác với Đông kinh nghĩa thục, cuộc vận động duy tiên lại chủ trương lập hộibuôn kiếm tiền, mời thầy giáo mở trường học cung cấp sách vở cho học sinh vàđây là hình thức “ Quốc thương” vì vậy thu hút nhiều nhà buôn tham gia.* Khác với Bắc kì và Trung kì, ở Nam kì phong trào Duy tân lại được vận độngtheo hình thức lập nhà in, tổ chức vận tải đường sông, bào chế thuốc bắc, cho vayvới lãi nhẹ ...- Về mặt chính trị, xã hội* Núp dưới vỏ Đông kinh nghĩa thục, nhiều nhà yêu nước Việt Nam đã lập ranhững hội công khai hợp pháp để hoạt động. Thời kì này ở Trung kì hoạt độngchính trị cũng đạt tới đỉnh cao và biến thành cuộc biểu tình vũ trang của nhân dânở huyện Đại Lộc đòi Pháp phải giảm thuế thân tăng thuế điền, bớt sưu dịch.- Về lĩnh vực văn hoá tư tưởng* Song song với các hoạt động về kinh tế- chính trị, thời kì này các sĩ phu tiến bộcòn dùng ngòi bút của mình để cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân, lên án chínhsách bạo ngược của thực dân Pháp, tiêu biểu là thơ văn của Phan Bội Châu đã phơibày nỗi thống khổ của nhân dân và tố cáo sự thờ ơ của bọn vua quan phong kiếntrước những nỗi thống khổ ấy. Từ đó thơ văn của ông có cách nhìn mới mẻ đối vớilực lượng của quần chúng khi ông quan niệm “ Dân là dân nước, nước là nướcdân”và ông đã kêu gọi sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau để cùng đánh đổ kẻ thù,giành độc lập.* Giống như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cũng coi trọng vai trò của ngườidân vì vậy việc hô hào cải cách chống mê tín dị đoan, đổi mới phong hoá của ôngđã lấy nhân dân làm đối tượng chủ yếu.* Chính những hình thức đấu tranh đầu thế kỉ XX trên lĩnh vực kinh tế, chính trịxã hội đã dẫn đến sự hình thành 2 xu hướng cách mạng khác nhau Bạo động và Cảicách.... Mặc dù có những quan điểm khác nhau song cả hai xu hướng này đều xuấtphát từ lòng yêu nước, mong muốn giành lại độc lập vì vậy nó đã lôi cuốn đôngđảo nhân dân tham gia, thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong cuộc đấutranh giải phóng dân tộc. Như vậy phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉXX đã thổi một luồng sinh khí mới vào phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta.Nó làm bùng nổ những cuộc đấu tranh với những sắc thái độc đáo. Các cuộc đấutranh thời kì này đã để lại những bài học kinh nghiệm quí báu trong việc lựa chọncon đường cứu nước mới ở những thời kì sau trong đó việc huy động sức mạnh củatoàn dân được đặt ra một cách rõ nét.C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊChuyên đề tôi chọn nêu ở trên, tuy chỉ là một giai đoạn ngắn trong lịch sửViệt Nam nhưng nó lại là một giai đoạn lịch sử rất quan trọng, nó là giai đoạn quáđộ của tầng lớp trí thức Nho học chuyển sang trí thức Tây học. Nó là cơ sở, là tiềnđề để tiếp thu những trào lưu tư tưởng mới xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứnhất- Chủ nghĩa Mác Lênin và con đường cách mạng Vô sản.Khi dạy chuyên đề phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX, theo tôi nên:+ Trước tiên phải dạy chắc kiến thức “nền” theo tiến trình sách giáo khoa chươngII- lớp 11- chương trình nâng cao.+Tiếp đó giáo viên phải tổng hợp kiến thức theo “ bổ dọc”, làm rõ 4 vấn đề cơ bảncủa phong trào[ như hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm phong trào, một số phong tràotiêu biểu.......]+ Giáo viên nên chuẩn bị hệ thống câu hỏi nâng cao để cùng học sinh thảo luận vàgiải quyết.+ Trong quá trình giảng dạy phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX,giáo viên nên liên hệ với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX để thấy được nhữngnét mới của phong trào và liên hệ với phong trào yêu nước giai đoạn sau [ 19191929] để thấy được hạn chế của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, và lý giảiđược tại sao con đường cứu nước theo khuynh hướng Dân chủ tư sản không phải làcon đường giải phóng dân tộc ta.+ Nên hướng dẫn học sinh kẻ một số bảng, nhất là các câu so sánh để học sinh nắmbắt kiến thức tốt hơn.Nhóm sử trường chuyên

Video liên quan

Chủ Đề