Cách làm nước cốt lá dứa không bị đắng

[Dân trí] - Cách lấy màu từ lá dứa rất dễ làm tuy nhiên nếu không chú ý và cẩn trọng nước lá dứa rất dễ bị đắng.

Lá dứa là một nguyên liệu tự nhiên phổ biến và vô cùng quen thuộc. Thay vì dùng màu thực phẩm để tạo màu cho đồ ăn, bạn hoàn toàn có thể tự làm nước lá dứa tại nhà, vừa nhanh mà lại đảm bảo cho sức khỏe.

Lá dứa thường được sử dụng để tạo màu và mang lại hương thơm cho nhiều món ăn, điển hình là các món bánh, chè, kem, xôi, thạch. Tuy nhiên cũng rất nhiều người gặp phải tình trạng nước lá dứa bị đắng gây ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Để xay nước lá dứa không bị đắng bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

Nước lá dứa sẽ có vị đắng nếu bạn không cẩn thận khi chế biến [Ảnh: Internet].

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

Lá dứa già

Nước

Muối hạt

Máy xay

Một chiếc bát

Rây lọc hoặc khăn sạch.

Bước 2: Sơ chế lá dứa:

Chọn mua lá dứa tươi, nên mua lá dứa già để màu được đẹp hơn. Lá dứa sau khi mua về rửa sạch rồi đem cắt bỏ phần màu trắng ở gốc lá dứa. Cắt lá dứa thành các đoạn nhỏ để công đoạn giã lá dứa được dễ dàng hơn.

Và đây là bước quan trọng để lấy nước lá dứa không bị đắng. Đây là một mẹo nhỏ được rất nhiều chị em nội trợ truyền tai nhau: Sau khi cắt lá dứa xong, bạn cho lá dứa vào bát tô rồi đổ nước ấm khoảng 80 độ C vào và ngâm khoảng 10 phút. Với phương pháp trên lá dứa sẽ giữ được màu xanh tươi sau khi lấy nước và giúp nước lá dứa không bị đắng.

Bước 3: Xay lá dứa

Sau khi ngâm lá dứa để giảm bớt vị đắng, bạn cho tất cả lá dứa đã cắt vào trong cối xay cho thêm một chút muối và nước lạnh vào và xay lá dứa ở mức thấp.

Sau khi lá dứa đã nát bạn cho thêm nước lọc vào trong cối xay và chắt dần ra bát lấy nước cốt lá dứa.

Bước 4: Lọc nước cốt lá dứa

Bước tiếp theo bạn đổ nước cốt lá dứa vào chiếc khăn sạch, túm các đầu khăn cho kín và bóp mạnh tay cho nước cốt lá dứa chảy ra, giữ lại phần bã lá bên trong khăn. 

Để lấy nước cốt lá dứa có màu đậm hơn thì bạn đợi một lúc cho nước lá dứa đã lọc lắng xuống dưới đáy bát, sau đó bỏ bớt phần nước trong ở bên trên, phần nước cốt còn lại sẽ đậm đặc hơn.

Nguyên An

Nhắc đến lá dứa, bạn nghĩ ngay đến các món bánh, xôi hay chè lá dứa thơm ngon, đẹp mắt. Vậy nước lá dứa có công dụng gì, cách nấu nước lá dứa để uống như thế nào? cùng dammenaunuong.com đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

4 lý do bạn nên tìm hiểu cách nấu nước lá rứa để uống mỗi ngày

Trước giờ, mọi người sử dụng dứa để có thể làm ra nước ép dứa uống. Tuy nhiên lá dứa để chế biến món ăn chỉ vì sắc xanh thẫm đẹp mắt, mùi thơm dịu nhẹ của lá mà không hề biết đến những công dụng không ngờ của lá dứa với sức khỏe con người:

Nếu đang có cảm giác ngủ không ngon giấc, cảm giác bồn chồn, lo lắng. Thay vì các loại thuốc an thần bạn hãy dùng 1 ly nước ép lá dứa. Trong lá dứa có chất tannin giúp bồi bổ thần kinh, giảm căng thẳng rất tốt. Bạn chỉ cần uống đều đặn 2 lần sáng và tối là sẽ có tác dụng.

Nước lá dứa còn có công dụng ổn định huyết áp và giải cảm rất tốt. Chỉ cần ép nước lá dứa, thêm chút đường để uống khi tăng huyết áp hay khi bị cảm. Nhiệt độ cơ thể tăng cao, bạn sẽ thấy ngay sự thay đổi của cơ thể.

Lá dứa có tác dụng ổn định đường huyết, do đó được áp dụng cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, người tiểu đường không có nhiều lựa chọn về các loại bánh, thạch hay xôi lá dứa nên cách an toàn nhất là bạn nên uống nước lá dứa.

Nước lá dứa còn là một bài thuốc dành cho những ai bị thấp khớp, bạn có thể sử dụng uống nước ép lá dứa hay cũng có thể thao trực tiếp nên vùng vị đau khớp và xoa bóp nhẹ. Nước lá dứa sẽ giúp bạn dịu lại những cơn đau. Uống trong thời gian dài sẽ giúp bệnh thuyên giảm đi.

Ngoài ra, sử dụng nước lá dứa là một trong những loại nước ép có thể kết hợp thêm với các loại nước ép trái cây có tác dụng rất tốt trong việc giúp bạn tái tạo làn da, cải thiện vóc dáng.

Với những công dụng trên, bạn lên sử dụng nước ép lá dứa mỗi ngày để cải thiện vóc dáng cũng như sức khỏe. Cách nấu nước lá dứa đối với sức khoẻ gia đình rất quan trọng với sức khoẻ gia đình. Hãy tìm hiểu thật chi tiết để có thể giúp gia đình bạn có một sức khoẻ tốt nhé!

3 cách nấu nước lá dứa để uống đơn giản dễ làm

Với lá dứa, bạn có thể nấu nước trực tiếp hoặc có thể kết hợp thêm các loại hương liệu ưa thích khác để đổi hương vị. Nếu muốn uống thời gian dài mà không cần chế biến quá nhiều bạn có thể làm lá dứa khô bảo quản để dùng dần. 

Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • Lá dứa: 2 chén lá dứa cắt nhỏ
  • Đường: 2 thìa cafe
  • Nước : 6 chén
  • Đá viên

Lưu ý: Tỷ lệ giữa nước và lá dứa khi pha chế là: Nước: lá dứa = 3:1 để đảm bảo nước ép không bị đặc hay loãng quá.

Cách thực hiện: 

Bước 1: Cho 1 chén lá dứa, thêm chút nước vào máy xay rồi xay cho tới khi sền sệt. Lọc qua rây để lấy nước cốt. 

Bước 2: Tiếp tục nấu phần lá dứa còn lại với một ít nước lạnh khoảng 5 – 10 phút. Cho thêm đường vào và khuấy tan. 

Bước 3: Nhấc xuống và chắt lấy nước vào một nồi sạch khác, đổ phần nước cốt lá dứa ban đầu vào rồi bắc lên bếp nấu với lửa vừa phải. 

Bước 4: Sau khi sôi tắt lửa để nguội. Sau đó, rót vào ly uống với đá.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Trà xanh túi lọc: 2 gói
  • Lá dứa: 2 lá

Cùng bắt tay vào làm nhé!

Bước 1: Rửa sạch lá dứa, cắt bỏ gốc. Cắt lá dứa thành từng khúc ngắn, dùng tay vò nát lá để tiết ra nhiều hương thơm hơn. 

Bước 2: Cho lá dứa, trà xanh túi lọc vào bình, rót nước sôi vào, đậy nắp lại khoảng 2 -3 phút là được.

Ngoài phương pháp pha trực tiếp, bạn có thể phơi khô lá dứa sau đó hãm dùng dần. Cách làm này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần khoảng 500g lá dứa sau đó rửa sạch, thái mỏng phơi khô qua nắng sau đó bảo quản pha dần.

Khi pha, bạn có thể kết hợp thêm trà hoa cúc, hay một chút đường để vị thanh mát hơn.

Lưu ý khi sử dụng nước lá dứa

Cách dùng nước lá để uống 

  • Uống trà thì không nên vội, bạn có thể uống trà ngay sau khi đun khoảng 5-10 phút nhưng tốt nhất nên uống trà hơi ấm nóng là thơm ngon và dễ uống nhất.
  • Nên uống trà vào sáng sớm để phát huy tốt nhất công dụng của trà: Thanh lọc, giải độc, giải nhiệt vfa tỉnh táo hơn.
  • Kết hợp vị đắng khi uống trà lá dứa cùng một số loại bánh, kẹo ngọt để tăng hương vị: Kẹo lạc, bánh ngọt,…

Cách bảo quản nước lá dứa để uống

  • Không nên để trà lá dứa quá lâu, nhất là qua đêm, khi đó nước trà sẽ bị xỉn màu và thành phần vitamin B, C có trong nước trà cũng bị phân hủy.
  • Nước lá dứa có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2-3 ngày nếu bạn bịt kín và không để thức ăn ảm mùi.

Trên đây là các cách nấu nước lá dứa để uống, bạn hãy áp dụng ngay món rau củ quả này cho gia đình để tăng cường sức khỏe, sắc đẹp nhé! Chúc bạn thành công!

>>> Mách bạn cách kết hợp các loại nước ép tốt cho sức khỏe

Video liên quan

Chủ Đề