Phòng tài chính kế hoạch là gì năm 2024

Căn cứ theo hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nội vụ ban hành thì vị trí và chức năng của Phòng Tài chính - Kế hoạch được quy định như sau:

- Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.

Việc thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản của Phòng Tài chính - Kế hoạch do Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trên đây là câu trả lời về vị trí và chức năng của Phòng Tài chính - Kế hoạch. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV.

1. Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND thành phố, là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách, tài sản, đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế HTX, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kế hoạch và đầu tư trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.

2. Phòng Tài chính - Kế hoạch có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Trình UBND thành phố ban hành các văn bản triển khai thực hiện các quyết định, chỉ thị về chính sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư trên địa bàn thành phố.

2. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc thành phố, UBND xã, phường xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng dự toán ngân sách thành phố theo chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính, trình UBND thành phố để trình HĐND thành phố quyết định; Trình Uỷ ban nhân dân thành phố các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt.

3. Lập dự toán thu NSNN đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi NS cấp thành phố và tổng hợp dự toán NS xã, phường, phương án phân bổ NS thành phố trình UBND để trình HĐND thành phố quyết định. Lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để UBND trình HĐND quyết định; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định. Lập quyết toán thu, chi NSNN trình UBND để trình HĐND phê chuẩn. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, thực hiện quyết toán ngân sách xã, phường.

Là đầu mối tổng hợp và trình Chủ tịch UBND thành phố về các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND thành phố.

4. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền xã, phường, tài chính hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, tổ hợp tác và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước thuộc UBND thành phố. Phối hợp với các cơ quan thu thuế trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn thành phố; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư xã, phường.

5. Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do thành phố quản lý; thẩm định và chịu trách nhiệm quyết toán thu, chi NS xã, phường; lập quyết toán thu, chi NS thành phố; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn thành phố và quyết toán thu, chi NS cấp thành phố [bao gồm quyết toán thu, chi NS thành phố và quyết toán thu, chi NS cấp xã] trình UBND thành phố xem xét gửi Sở Tài chính; báo cáo bổ sung quyết toán NS gửi Sở Tài chính sau khi được HĐND thành phố phê chuẩn.

Tổ chức thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành, trình UBND thành phố phê duyệt theo thẩm quyền. Thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách thành phố quản lý.

6. Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan HCSN thuộc thành phố theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

7. Quản lý nguồn kinh phí được uỷ quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo qui định của pháp luật.

8. Quản lý giá theo quy định của UBND tỉnh; báo cáo tình hình giá cả thị trường trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn.

9. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về tài chính, ngân sách và giá theo quy định. Tổng hợp và báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Uỷ ban nhân dân thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính

10. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND thành phố giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính, về công tác kế hoạch - đầu tư theo quy định của pháp luật.

11. Phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác của thành phố hướng dẫn phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình; thực hiện cấp đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

12. Quản lý về tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức và tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố.

13. Chủ trì và phối hợp với phòng Nội vụ, phòng Giáo dục – Đào tạo trong thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, biên chế tại các cơ sở giáo dục công lập do UBND thành phố quản lý.

14. Chủ trì và phối hợp với phòng Giáo dục – Đào tạo lập dự toán và phân bổ ngân sách giáo dục, dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm về giáo dục của thành phố theo hướng dẫn của sở Giáo dục – Đào tạo và sở Tài chính.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND thành phố giao.

III. Tổ chức và biên chế

1. Phòng Tài chính - Kế hoạch có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và cán bộ, công chức.

  1. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND thành phố và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.
  1. Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó trưởng phòng được Trưởng phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
  1. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định của pháp luật.

2. Biên chế hành chính của phòng Tài chính - Kế hoạch:

Căn cứ chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh giao, hàng năm Chủ tịch UBND thành phố sẽ giao cụ thể số lượng biên chế của phòng theo chức năng, nhiệm vụ và theo quy định của pháp luật.

[Theo Quyết định số 1087/2009/QĐ-UBND, ngày 07/09/2009 của UBND thị xã Sầm Sơn [Nay là thành phố Sầm Sơn]]

Phòng tài chính kế hoạch làm những gì?

Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về quy hoạch trên địa bàn huyện; kế hoạch và đầu tư; đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký hợp tác xã; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ kinh doanh, kinh tế tư nhân theo quy định ...

Phòng tài chính gồm những ai?

Các vị trí quan trọng trong Phòng kế toán.

Giám đốc tài chính [CFO – Chief Finance Officer].

Trưởng phòng kế toán..

Kiểm soát viên tài chính [Financial Controller].

Quản lý ngân khố [Treasury Manager].

Kế toán trưởng [Chief Accountant].

Kế toán [Accountant].

Phòng TCKH là gì?

1. Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật. 2.

Phòng kế hoạch tài chính tiếng Anh là gì?

“Trong tiếng Anh, một số từ thường được dùng cho Phòng Tài chính kế hoạch là Financial Planning Office hay Financial Planning Department.”

Chủ Đề