Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ 2023 pdf

Người viết: Tổ truyền thông

05/12/2019 13:26:52

Nhằm cập nhật và bồi dưỡng thêm kiến thức cho đội ngũ cán bộ y tế, chiều ngày 03/12/2019,  Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức buổi tập huấn với chuyên đề: " Cập nhật phản vệ, sốc phản vệ và ngộ độc thuốc tê" dưới sự hướng dẫn và chia sẻ của PGS.TS Mai Xuân Hiên, Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Hồi sức Cấp cứu - Học viện quân y. Tại buổi tập huấn các nhân viên y tế được cập nhật các kiến thức mới, diễn biến bệnh, các biểu hiện lâm sàng do ngộ độc thuốc tê và cách xử trí khi có dấu hiệu trên.

PGS.TS. Mai Xuân Hiên hướng dẫn, trao đổi chuyên đề: “Cập nhật phản vệ, sốc phản vệ và ngộ độc thuốc tê”

Tại buổi tập huấn, PGS.TS. Mai Xuân Hiên đã nêu lên khái niệm: Phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính và nguy kịch nhất có nguy cơ gây tử vong. Phản ứng phản vệ được chia ra 3 mức độ. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có biểu hiện ban đỏ, mày đay, phù quanh mắt, phù mạch. Ở mức độ trung bình thấy khó thở, tím, khò khè, nôn và buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi, chít hẹp họng miệng, đau bụng. Mức độ nặng, người bệnh tím tái, rối loạn ý thức, ngất, đại tiểu tiện mất tự chủ. Các tác nhân phản vệ thường gặp là kháng sinh, cao su, phản vệ quanh cuộc mổ, thuốc cản quang, ong đốt, thực phẩm,…Đồng thời, giảng viên cũng chỉ rõ cho các học viên các triệu chứng sốc phản vệ được thể hiện qua các cơ quan cơ thể như: da, mắt miệng, hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, thần kinh. Trước những biểu hiện khá phức tạp và tính nguy cấp của phản vệ, đòi hỏi nhân viên y tế phải xử trí lâm sàng ngay. Theo đó, PGS.TS Mai Xuân Hiên đã hướng dẫn cách xử trí tức thời đối với điều dưỡng khi gặp phải tình huống bệnh nhân sốc phản vệ, đó là phải loại bỏ dị nguyên, gọi hỗ trợ, tiêm bắp adrenalin, đặt bệnh nhân ở tư thế đầu bằng chân cao, nằm nghiêng, thở oxy, hồi sức dịch. Trong đó, tiêm bắp adrenalin là việc vô cùng cần thiết và quan trọng, liều tiêm, truyền adrenalin và thời gian tiêm cũng được nhấn mạnh trong buổi tập huấn. Trường hợp cần thận trọng khi tiêm adrenalin khi bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, cường giáp, tăng huyết áp, mổ sọ não…Bên cạnh đó, bài giảng cũng đề cập đến phác đồ xử trí đối với các trường hợp nhẹ, nặng và nguy kịch tại khoa hồi sức tích cực. Và điều quan trọng nhất cần lưu ý đó là: Nhân viên y tế được phép tiêm bắp adrenalin cho bệnh nhân sốc phản vệ theo phác đồ khi chưa có bác sỹ.

Buổi tập huấn với sự tham dự của các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Hà Đông

Phần thứ hai của buổi tập huấn, PGS.TS Mai Xuân Hiên đã hướng dẫn, trao đổi về chủ đề: “Ngộ độc thuốc tê” đến các học viên. Đốc tính toàn thân của thuốc tê sẽ ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, tim mạch. Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính thuốc tê bao gồm: thuốc, vị trí tiêm, yếu tố bệnh nhân như: tuổi, di truyền, bệnh tim, có thai, tương tác thuốc, toan máu, thiếu oxy máu. Nồng độ thuốc tê trong máu phụ thuộc vào: lượng thuốc tê được tiêm, mức hấp thu, vị trí tiêm, mức phân bố ở mô, mức sinh chuyển hóa, mức bài tiết, liên quan bệnh nhân: tuổi, tình trạng tim mạch, chức năng gan. Biểu hiện ngộ độc thuốc tê được biểu hiện trên toàn thân, hệ tim mạch, hệ thần kinh. Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc thuốc tê bao gồm: dấu hiệu thần kinh trung ương:  đắng miệng, tê quanh miệng, kích động, co giật, đờ đẫn, hôn mê hoặc ngưng thở. Dấu hiệu tim mạch qua các biểu hiện: rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp tiến triển, ngừng tim. Cách xử trí đầu tiên là ngừng tiêm thuốc tê, sau đó truyền lipid 20%, kiểm soát đường thở bằng thở oxy 100%, đặt nội khí quản thở máy. Ngoài ra, bài giảng cũng hướng dẫn cấp cứu ngừng tim do ngộ độc thuốc tê, sau đó tiếp tục theo dõi 4-6 giờ nếu có biến cố tim mạch, hoặc ít nhất 2 giờ nếu có biến cố thần kinh trung ương.

Phát biểu kết thúc lớp tập huấn, BSCKII. Lê Hoàng Tú, Phó Giám đốc bệnh viện đánh giá cao và ghi nhận tầm quan trọng, ý nghĩa của buổi tập huấn, giúp các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế kịp thời ứng phó với các tình huống bệnh nhân phản vệ, sốc phản vệ, ngộ độc thuốc tê, đảm bảo an toàn người bệnh.

  • 20/03/2018

Phác Đồ Cấp Cứu Sốc Phản Vệ

TRIỆU CHỨNG:Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện:

  • Cảm giác khác thường [bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi…], tiếp đó xuất hiện triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan.
  • Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke.
  • Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, có khi không đo được.
  • Khó thở [kiểu hen, thanh quản], nghẹt thở.
  • Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ.
  • Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê.
  • Choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật.

2. XỬ TRÍ:
2.1. Xử trí ngay tại chỗ:
2.1.1. Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên [thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi].
2.1.2. Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.
2.1.3. Thuốc: Adrenaline là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.
Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1 ml = 1 mg, tiêm dưới da ngay sau khi sốc phản vệ với liều như sau:
– 1/2 – 1 ống ở người lớn.
– Không quá 0,3 ml ở trẻ em [ống 1ml [1 mg] + 9 ml nước cất = 10 ml sau đó tiêm 0,1 ml/ kg].
– Hoặc Adrenaline 0,01 mg/ kg cho cả trẻ em lẫn người lớn.
Tiếp tục tiêm Adrenaline liều như trên 10 – 15 phút/ lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường.
Ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10 – 15 phút/ lần [nằm nghiêng nếu có nôn].
Nếu sốc quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenaline dung dịch 1/10.000 [pha loãng 1/10] qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.
2. Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau:
2.2.1. Xử trí suy hô hấp:
– Thở oxy mũi – thổi ngạt.
– Bóp bóng Ambu có Oxy.
– Đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo. Mở khí quản nếu có phù thanh môn.
– Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophyline 1 mg/ kg/ giờ, hoặc Terbutaline 0,2 microgam/ kg/ phút.
Có thể dùng:
– Terbutaline 0,5 mg/mL, 1 ống dưới da ở người lớn và 0,2 ml/10 kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở.
– Xịt họng Terbutaline, Salbutamol mỗi lần 4 – 5 nhát bóp, 4 – 5 lần trong ngày.
2.2.2. Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch Adrenaline để duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0,1 microgam/ kg/ phút, chỉnh đều tốc độ theo huyết áp khoảng 2 mg Adrenaline/ giờ cho người lớn 55 kg.
2.2.3. Các thuốc khác:
– Methylprednisolone:1-2 mg/ kg/ 4 giờ hoặc Hydrocortisone hemisuccinate 5 mg/ kg/ giờ.
– Tiêm tĩnh mạch [có thể tiêm bắp ở tuyến cơ sở]. Dùng liều cao hơn nếu sốc nặng [gấp 2-5 lần].
– Natriclorua 0,9% 1-2 lít ở người lớn, không quá 20 ml/ kg ở trẻ em.
– Diphenhydramine 1 mg/ kg [hoặc Promethazine 0,5 – 1 mg/ kg] tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
2.2.4. Điều trị phối hợp:
– Uống than hoạt 1 g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hóa.
– Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.
Chú ý:
– Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định.
– Sau khi sơ cứu nên tận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi [vì tĩnh mạch to, nằm phía trong động mạch đùi, dễ tìm].
– Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenaline, thì có thể truyền thêm huyết tương, Albumin [hoặc máu nếu mất máu] hoặc bất kỳ dung dịch cao phân tử nào sẵn có.
– Điều dưỡng có thể sử dụng Adrenaline dưới da theo phác đồ khi y, bác sĩ không có mặt.
– Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dùng thuốc là cần thiết.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Thông tư số 08/1999 – Tiệt trùng – BHYT, ngày 04 tháng 05 năm 1999.

Chủ Đề