Nước muối sinh lí là dung dịch muối ăn có nồng độ

Nước muối sinh lý có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ đường hô hấp nhưng cần biết cách sử dụng nước muối sinh lý để có hiệu quả, tránh các tác hại khôn lường.

Nước muối [natri clorid] được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9g muối tinh khiết, được gọi là nước muối sinh lý và dùng được cho mọi lứa tuổi.

Trong y học, nước muối sinh lý được coi như một loại thuốc có khả năng hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và đặc biệt có thể hấp thu rất nhanh bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch…

Ngoài việc dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải cho cơ thể [dùng theo đường tiêm truyền theo chỉ định của bác sĩ] thì nước muối sinh lý còn có tác dụng:

  • Dùng để rửa mắt;
  • Dùng để rửa mũi;
  • Dùng súc họng;

Nước muối sinh lý cần sử dụng đúng cách, đúng loại

Dưới đây là ba cách sử dụng nước muối sinh lý thường thấy và lưu ý.

Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt hàng ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và an dịu cho bề mặt nhãn cầu.

Lưu ý, cần dùng loại nước muối do các công ty dược sản xuất dùng riêng cho mắt, bên ngoài nhãn của lọ thuốc có hình con mắt, thường đóng lọ 10ml. Không được tự pha nước muối để nhỏ mắt.

Nước muối sinh lý dùng để nhỏ mắt

Dùng nước muối sinh lý nhỏ trực tiếp hoặc dưới dạng khí dung có tác dụng làm sạch mũi – họng.

Nước muối sinh lý dùng để rửa mũi được pha chế dạng 100ml, 500ml, nhưng cũng có người sử dụng nước muối sinh lý truyền tĩnh mạch hoặc dùng nước nhỏ mắt để rửa mũi. Cần lưu ý, thuốc dùng để nhỏ mắt có thể dùng để nhỏ mũi nhưng thuốc dùng để nhỏ mũi thì không dùng nhỏ mắt.

Mũi là cửa ngõ đầu tiên của cơ quan hô hấp, tiếp xúc với rất nhiều bụi bặm, các hóa chất độc hại và các yếu tố gây bệnh. Khi bị viêm nhiễm, dùng nước muối sinh lý để làm sạch lớp mủ trước khi sử dụng thuốc để thuốc tác dụng trực tiếp vào lớp biểu mô của niêm mạc mũi và phát huy vai trò chữa bệnh.

Nhưng khi mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường, thì không nên sử dụng nước muối thường xuyên để rửa mũi.

Vì việc sử dụng thường xuyên nước muối sinh lý để làm sạch mũi sẽ vô tình làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có, mất đi chức năng bảo vệ mũi của lớp thảm này và gây tổn thương niêm mạc mũi.

Chính vì thế mũi lại hay bị viêm hơn. Có thể sử dụng nước muối sinh lý một lần mỗi tuần, đặc biệt là khi làm việc hoặc đi lại ở những vùng nhiều bụi bặm.

Nước muối sinh lý dùng để súc họng

Để thuận tiện có thể dùng muối ăn [NaCl]: 1 thìa cà phê [5g] pha trong 1 cốc nước ấm vừa giúp bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng vừa có tác dụng sát khuẩn. Một số người quan niệm nước muối nồng độ càng cao thì sát khuẩn càng tốt. Điều này là hoàn toàn sai lầm.

Nếu dùng nước muối quá đặc [mặn] để súc miệng – họng rất dễ gây tổn thương các tế bào ở miệng – họng. Nồng độ nước muối phù hợp là 0,9% [tương đương nước canh]. Nên dùng nước muối để vệ sinh răng miệng sau đánh răng buổi tối, buổi sáng.

Cách súc họng bằng nước muối sinh lý: Ngậm 1 ngụm nước muối, ngửa cổ, há miệng kêu khà…khà…khà… sau đó ngậm miệng nghỉ một lát, lại ngửa cổ há miệng kêu, làm như vậy vài ba lần rồi nhổ đi. Mỗi lần làm 3 lượt.

Không nên ngậm vào rồi nhổ ra ngay, nên cố gắng ngậm lâu tối đa, súc vài lần, mỗi lần vài ba ngụm không chỉ để sạch các nhày, mủ [nếu có] trong họng mà đảm bảo tác dụng sát khuẩn. Mỗi ngày nên thực hiện súc họng 1 – 3 lần./.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Nước muối sinh lý là dung dịch NaCl có nồng độ 0,9%. Nước muối sinh lý đem lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như dùng để làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn; dùng cho mũi họng. Khi viêm răng miệng, viêm họng, đờm nhiều, miệng hôi, súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể giúp bạn tạo môi trường khoang miệng sạch sẽ, nhanh khỏi bệnh hơn rất nhiều….. Nước muối sinh lí có thể dùng cho mọi lứa tuổi, kể cả em bé sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

Vậy từ NaCl, nước cất và các dụng cụ cần thiết khác em hãy tính toán và nêu cách pha chế 500 gam dung dịch nước muối sinh lí NaCl 0,9%.

Các câu hỏi tương tự

Câu 5. Cho 5,4 gam bột Nhôm tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl a. Viết phương trình hóa học b. Tính nồng độ mol/lít dung dịch HCl đã dùng?
c. Nước muối sinh lí có tên hóa học là Natri Clorid 0,9%. Nước muối
sinh lý đem lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, tuy nhiên đây
không phải là thuốc chữa bệnh. Có thể dùng nước muối sinh lý cho mọi lứa
tuổi, kể cả em bé sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Nước muối sinh lý
được dùng để làm thuốc dùng ngoài như: thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi,
nhỏ tai và làm dung dịch để rửa vết thương, súc miệng, họng..c1. Hãy nêu ứng dụng của nước muối sinh lí.c2.Tính khối lượng của NaCl có trong 200 gam dung dịch NaCl 0,9%

a] Dung dịch NaCl 0,9% còn được gọi là nước muối sinh lý. Trong y học, nước muối sinh lý được coi như một loại thuốc có khả năng hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và đặc biệt có thể hấp thu rất nhanh bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch . Ngoài ra , nước muối sinh lý còn được dùng để rửa mắt, mũi , súc miệng ,... 1. Trên nhãn chay nước muối sinh lý có ghi NaCl 0,9% cho ta biết điều gì ? 2 . Muối có được 250g dung dịch NaCl 0,9% thì cần dùng bao nhiêu g muối [ NaCl] và bao nhiêu g nước cất ? b] Từ muối CuSO⁴ khan, nước cất và những dụng cụ cần thiết , hãy tính toán và trình bày cách pha chế 60ml dung dịch CuSO⁴ 1 M .

Từ những muối và nước cất, hãy trình bày cách pha chế các dung dịch sau: 2,5kg dung dịch NaCl 0,9%

Nước muối sinh lý là gì?

Dung dịch natri clorid 0,9% [NaCl 0,9%] còn gọi là dung dịch nước muối sinh lý vì trong dung dịch nước muối này có chứa muối ăn NaCl ở nồng độ 0,9% [tức là 1 lít dung dịch nước muối chứa 9g muối ăn] tương đương với nồng độ của dịch cơ thể con người gồm máu, nước mắt,… trong tình trạng hoạt động sinh lý bình thường. 

Dung dịch NaCl 0,9% còn gọi là dung dịch nước muối đẳng trương, còn dung dịch chứa nồng độ muối cao hơn được gọi là dung dịch nước muối ưu trương.

Muôn cách dùng nước muối sinh lý

Nên lưu ý, dung dịch nước muối dùng để xúc miệng khi bị viêm họng hoặc rửa vết thương ngoài da hoàn toàn không vì mục đích sát khuẩn, thậm chí dùng dung dịch với nồng độ muối cao gọi là nước muối ưu trương mà cơ thể chịu được [chỉ có dung dịch đẳng trương mới không làm đau xót khi rửa vết thương còn dung dịch muối nồng độ cao sẽ gây đau xót] vẫn không làm các mầm bệnh như vi khuẩn bị tiêu diệt. 

Khi bị viêm họng hoặc rửa vết thương, bác sĩ khuyên dùng nước muối sinh lý [NaCl 0,9%] xúc hay rửa chính là làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn chứ không nhằm sát khuẩn. Nếu muốn sát khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng dung dịch sát khuẩn kèm theo, hoặc có khi không cho dùng kèm theo.

Trong trường hợp bất đắc dĩ không mua được dung dịch NaCl 0,9%, khi cần rửa mũi khi viêm mũi xoang hoặc xúc miệng do viêm họng hoặc rửa vết thương ngoài da ta có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý tự pha [lưu ý dùng nước sạch và pha đúng nồng độ tức pha 9 gram muối sạch trong 1 lít nước sạch].

Tốt hơn hết là mua dung dịch NaCl 0,9% tại nhà thuốc [loại nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai càng tốt] để làm nước xúc hay nước rửa. Ở đây cần lưu ý, người ta còn dùng dung dịch NaCl 0,9% làm thuốc nhỏ rửa mắt. Nhưng tuyệt đối phải là thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% chứ không thể tự ý pha chế muối ăn với nước ở nhà để làm thuốc nhỏ mắt [dung dịch tự pha chế có thể bị nhiễm khuẩn gây hại cho mắt và nhất là dung dịch pha không đạt độ đẳng trương].

Riêng đối với dung dịch NaCl 0,9% là thuốc tiêm truyền [gọi tắt là dịch truyền] thì đây là dung dịch tốt nhất trong sử dụng vì phải đạt các tiêu chuẩn của thuốc dùng qua đường tĩnh mạch, đặc biệt là độ vô trùng tuyệt đối để tránh bị lây nhiễm bệnh.

Mặc dù là thuốc dùng ngoài nhưng thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai, dung dịch rửa vết thương NaCl 0,9% phải dùng thận trọng, đặc biệt cho trẻ con.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Video liên quan

Chủ Đề