Núi Yên Tử dài bao nhiêu km?

Khoảng cách từ Hà Nội đi chùa Yên Tử có chiều dài tổng cộng là 120km tuy nhiên đường đi rất thuận tiện, nếu đi xe taxi, xe khách hoặc xe ô tô riêng thì chỉ mất tầm 2 tiếng đồng hồ, đi chậm là 3 tiếng đồng hồ.

Nhắc đến Yên Tử có lẽ bạn đã quá hiểu địa chỉ này rồi phải không? Tôi đã đi rất nhiều ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam, bạn có thể xem thêm bài viết về những ngôi chùa đẹp nhất VN ở đây: //www.wikihoidap.com/2015/07/nhung-ngoi-chua-dep-o-mien-bac.html. Và mỗi ngôi chùa có một vẻ đẹp riêng, ví dụ như chùa Bái Đính rất hoành tráng, xem chi tiết hướng dẫn ở trong bài này: //tuhanoidi.blogspot.com/2015/12/khoang-cach-tu-ha-noi-i-chua-bai-inh.html. Tuy nhiên, có hai địa điểm mà tôi luôn muốn đi lại lần nữa là chùa Hương ở Hà Nội và chùa Yên Tử. Nói về chùa Hương thì bạn xem lại bài ở đây nhé: //www.wikihoidap.com/2015/10/le-hoi-chua-huong.html

Nếu chùa Hương đưa bạn vào chốn bồng lai sông nước trên dòng suối Yến dài 7km cực thơ mộng thì chùa Yên Tử - nói đúng hơn là non xanh Yên Tử lại kéo bạn vào giữa lạc cảnh mây ngàn, tre trúc. Trên đỉnh có ngôi chùa Đồng làm bằng đồng độc nhất VN. Tôi không thể tả sao cho hết. Tôi thấy Yên Tử đẹp hơn bên Tây Thiên nhiều. Và hoành tráng nhất ở miền Bắc phải nói về chùa Yên Tử [cổ kính và rộng lớn].

Trên mạng Internet đã có rất nhiều bài viết nói về chùa Yên Tử song trong bài này, tôi chỉ nhấn mạnh nội dung trả lời cho câu hỏi: Từ Hà Nội đi Yên Tử bao nhiêu km, mất bao lâu thôi.

Vậy chùa Yên Tử cách Hà Nội bao xa và nên đi như thế nào?

Có rất nhiều cung đường để đi chủa Yên Tử xuất phát từ Hà Nội, khoảng cách giữa các cung đường là gần như bằng nhau: 120km. Tuy nhiên dù đi theo cách nào thì cuối cùng bạn vẫn phải ra QL 18 mới có thể vào được Yên Tử.

QL 18 chính là đường chạy từ Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang sang Hải Dương và xuôi Đông Triều - Uông Bí lên Hạ Long đi Móng Cái.

Từ Hà Nội có rất nhiều đường để lên QL 18, cụ thể như sau:

Cách 1: Từ trung tâm Hà Nội đi ra cầu Thanh Trì hoặc cầu Vĩnh Tuy, vượt qua đường 5 để lên QL 1A Hà Nội đi Lạng Sơn nhưng tới QL 18 đoạn qua TP Bắc Ninh thì rẽ phải lên đường 18 đi Chí Linh - Sao Đỏ, Hải Dương. Từ Sao Đỏ đi lên một đoạn là tới Đông Triều, có biển chỉ rẽ trái vào Yên Tử

Cách 2: Từ trung tâm Hà Nội đi cao tốc Thăng Long Nội Bài lên QL 18 chạy thẳng theo cách 1

Cách 3: Từ Phố cổ Hà Nội đi ra cầu Chương Dương xuôi đường 5, sau đó rẽ lên QL 1A, tới QL 18 thì đi như cách 1 và 2 thôi. Nếu không rẽ lên QL 1A thì đi thẳng xuôi TP Hải Dương, tới đoạn cách Hải Phòng 22km thì có đường rẽ vào tỉnh lộ 188 qua nhà máy xi măng Hoàng Thạch, đi thẳng lên Chí Linh - Sao Đỏ.

Có thể đi xe máy từ Hà Nội đến Yên Tử song nếu bạn đi xe khách thì qua bến xe Mỹ Đình bắt các hãng xe như Kumho Viet Thanh, Đức Phúc, Ka Long, Văn Minh… [xem chi tiết: dulich.wikihoidap.com/2014/01/xe-khach-chat-luong-cao-ha-noi-ha-long.html] đều đi qua Đông Triều, bạn xuống tại ngã ba chùa Trình để rẽ vào Yên Tử. Tại ngã ba này có rất nhiều xe buýt từ Uông Bí chạy vào Yên Tử [trước tôi phải đi xe ôm].

Còn một cách khác để đi chùa Yên Tử từ Hà Nội đó là bạn chạy theo QL 5 cũ hoặc mới đều được nhưng nên đi đường 5 cũ, khi tới KM số 14 cách Hải Phòng khoảng 5km tức cách Hà Nội khoảng 94km thì rẽ lên đường đi cầu Kiền - Hải Phòng [rẽ ở khu vực Quán Toan]. Cầu Kiền là cầu nối trên QL 10 chạy từ Hải Phòng lên QL 18 tại TP Uông Bí. Khi tới Uông Bí thì bạn rẽ trái để về ngã ba chùa Trình [cách Uông Bí 2km], còn rẽ phải là đi lên Hạ Long. Từ ngã ba chùa Trình đi tiếp 10km nữa là vào tới Yên Tử.

Tóm lại: Khoảng cách từ Hà Nội đi Yên Tử là 120km và mất khoảng 2-3 tiếng đồng hồ chạy xe. Trên là bài viết trả lời câu hỏi từ Hà Nội đi Yên Tử bao nhiêu km và mất bao lâu của bạn, còn dưới đây là bản đồ đường đi Yên Tử:


Rất gần với chùa Yên Tử là chùa Ba Vàng Quảng Ninh. Vậy từ Hà Nội đi Yên Tử và chùa Ba Vàng bao nhiêu km, mất bao lâu, xem thêm ở đây: //tuhanoidi.blogspot.com/2016/07/chua-ba-vang.html

Nếu ai đó cần quan tâm tới câu hỏi từ Hà Nội đi chùa Yên Tử bao nhiêu km, bạn hãy chia sẻ bài viết này cho họ tham khảo: //tuhanoidi.blogspot.com/2017/02/tu-ha-noi-di-yen-tu-bao-nhieu-km.html

Yên Tử được xem là "đất tổ của Phật giáo Việt Nam" từ thời nước Đại Việt, đây cũng là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn tại Quảng Ninh. Trong cuộc sống hiện đại và tất bật ngày nay, thì Yên Tử có vẻ là một điểm du lịch lý tưởng với phong cảnh tuyệt vời của núi non mây trời.

1. Thời gian thích hợp

Lễ hội Yên Tử diễn ra hàng năm bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, thu hút hàng vạn người từ khắp nơi trong cả nước đổ về trẩy hội. Theo kinh nghiệm đi Yên Tử thì đi vào mùa lễ hội nhất là những ngày đầu khai hội sẽ rất đông, chính vì vậy nếu không bị giới hạn về mặt thời gian, công việc mình khuyên bạn nên tránh đi du lịch Yên Tử trong thời gian này, hãy thử một khoảng thời gian khác để thấy một Yên Tử khác, đẹp và bình dị tới lạ thường. Nếu mục đích là đi Lễ thì bạn nên chọn sang tháng 2 âm đi cho đỡ đông. Còn mục đích đi vãn cảnh thì bạn có thể đi bất kỳ thời điểm nào trong năm.

2. Đường lên Yên Tử

Từ Hà Nội có thể đi xe ô-tô vượt quãng đường 125 km, đến thành phố Uông Bí thì rẽ vào đường Yên Tử, đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái. Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:

- Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên.

- Theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Với cách này bạn có thể dừng lại ngắm cảnh và nghỉ ngơi khi mệt.

3. Phương tiện đi lại khi đến Yên Tử

Có 2 cách để du khách có thể leo lên đỉnh Yên Tử:

- Đi bộ: Leo núi khá vất vả với đoạn địa hình đồi núi dài chừng 6km nhưng mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Từ bãi đỗ xe, bạn đi khoảng 300m đến suối Giải Oan – nơi hàng trăm cung nữ xưa kia đã trẫm mình xuống dòng nước để tỏ lòng trung thành với vua Trần Nhân Tông. Sau đó, bạn sẽ leo qua đường Tùng cổ hơn 700 năm tuổi để đến Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Đồng. Thời gian cho cuộc hành trình sẽ mất chừng 6 – 8 tiếng nếu không phải thời điểm mùa hội.

- Đi cáp treo: Hệ thống cáp treo ở Yên Tử là một trong những cáp treo hiện đại nhất Việt Nam với chiều dài 1.2 km ở độ cao 450 m. Đi cáp treo cũng là trải nghiệm rất thú vị để du khách được ngắm trọn vẹn danh thắng Yên Tử trên cao. Thời gian cho cuộc hành trình mất khoảng 4 tiếng.

4. Dịch vụ ăn ngủ

Trong quãng đường leo lên đỉnh núi Yên Tử bạn có thể nghỉ chân tại chùa Hoa Yên. Nơi đây có các dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống để bạn có thể nạp lại năng lượng cho quãng leo tiếp theo. Theo kinh nghiệm thì nếu bạn đi đông có thể đặt theo mâm. Điểm đặc biệt của trạm dừng chân này là bạn được thưởng thức món ăn đặc sản măng trúc Yên Tử. Ngồi trên núi cao thưởng ngoạn và thưởng thức thì còn gì bằng.

5. Tham quan gì ở Yên Tử

- Chùa Trình/ đền Trình: nơi ghé vào trước khi lên Yên Tử.

- Suối Giải Oan, chùa Giải Oan: Nơi đây có cây cầu dài 10m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ cổ kính. Đây là nơi vua Trần Nhân Tông cho xây dựng để giải oan cho những cung tần, mỹ nữ đã vì mình mà chết. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn.
Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

- Chùa Giải Oan, còn gọi là chùa Hạ, một trong ba ngôi chùa chính trên núi Yên Tử [chùa Trung là chùa Hoa Yên; chùa Thượng là chùa Đồng]. Chùa Giải Oan là ngôi chùa đầu tiên trong hành trình chinh phục Yên Tử, có cấu trúc hình chữ “đinh”, bao gồm 5 gian và hậu cung.

- Chùa Hoa Yên: Hay gọi là chùa Cả, chùa Phù Vân. Nằm ở độ cao 543m, với nhiều hàng cây tùng cổ xưa, được trồng từ lúc vua Nhân Tông lên tu hành Yên Tử.

- Chùa một mái: Ngôi chùa này có kiến trúc gồm ba gian, tương ứng với ba bàn thờ, gồm bàn thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài. Ở đây lưu giữ huyền thoại về ” dòng sữa” và “đụn gạo”.

- Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn.

- Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sỹ.

- Chùa Đồng: Tọa lạc trên độ cao 1.068m, được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Ngày nay chùa đã được trùng tu và tôn tạo nhiều. Chùa đã được đúc bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn. Nơi đây như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.

- Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.

- Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần tại Nam Định.

- An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn.

6. Mua gì về làm quà

- Măng trúc tươi Yên Tử

Đã đến Yên Tử, gần như ai cũng biết món măng trúc nổi tiếng ở đây. Măng trúc thường rất nhỏ thon, dài với độ giòn, vị ngọt đặc trưng nhỏ. Bản thân măng trúc vốn đã rất hấp dẫn nên dù có thể chế biến thành nhiều món như luộc, xào, nhồi thịt và món nào cũng rất ngon. Tuy vậy theo nhiều người thì món măng trúc luộc chấm muối vừng là cách chế biến ngon nhất.

- Dầu xoa bóp trầu tiên Yên Tử

Là vùng rừng núi, ở Yến Tử có rất nhiều loại lá, cây thuốc tươi. Có điều để chọn mua cây thuốc đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm. Một lựa chọn an toàn đó chính là dầu xoa bóp trầu tiên Yên Tử được làm từ địa liền, gừng gió, trầu 1 lá và một số thảo dược khác. Được biết loại dầu thảo dược này rất dùng để xoa bóp rất hữu hiệu.

- Chả mực

Chả mực Quảng Ninh thuộc hàng những món ăn đặc sản của Việt Nam. Món chả mực ngon phải được làm từ mực tươi giã tay sao cho vừa đủ nhuyễn để có thể dính, vừa phải còn những miếng mực nhỏ để chả mực được giòn. Sao đó hỗn hợp được ướp thêm chút hạt tiêu và nước mắm vừa đủ, người ta nặn thành từng miếng rồi đưa lên chảo chiên vàng.

7. Chuẩn bị hành trang

- Quần áo: mặc trang phục gọn nhẹ, mùa đông nên mang áo ấm nhưng vẫn phải nhẹ vì bạn sẽ phải leo núi rất nhiều và mệt. Đi Yên tử là nơi đất phật nên tránh ăn mặc phản cảm.

- Giầy dép: nên mang giày leo núi, giày thể thao đế mềm để việc leo núi 6km ở Yên tử dễ dàng, tránh mang giày cao gót rất dễ đau chân.

- Đồ đạc, bạn nên mang balo nhỏ để mang những vật dụng cần thiết, hạn chế mang quá nhiều đồ.Nói chung là bạn nên đơn giản hóa và gọn nhẹ mọi thứ, đừng mang quá nhiều đồ ăn và nước – nhưng cũng đừng quên mang những thứ đó.

- Tiền: Bạn mang theo số tiền đủ dùng, tránh bị kẻ gian móc túi những ngày đông.

- Gậy: Nếu bạn đi bộ nên mua một chiếc gậy tre dưới chân núi. Có cây gậy này bạn leo đỡ mất sức, đặc biệt khi xuống sẽ không bị đau khớp gối.

8. Một số lưu ý khi đi du lịch Yên Tử

- Nên đi giày mềm, giày phù hợp cho việc đi bộ leo núi.

- Quần áo thì tùy vào mùa. Nhưng tốt nhất là nên mang theo 1 hoặc 2 áo dự phòng, vì leo núi ra nhiều mồ hôi, nếu đi vào mùa lạnh thì cần thay áo, vì mặc áo ướt lại cảm lạnh. Mùa Lạnh thì vẫn phải mang áo ấm mặc ngoài, khi lạnh thì cởi ra mang theo, lúc đi cáp treo lạnh lại mặc vào.

- Nếu đi vào dịp lễ Hội nên mua vé Cáp treo 2 chiều luôn nếu có dự định đi cáp lượt về. Vì mùa Hội du khách đông, sẽ phải đợi mua vé cáp lượt về rất lâu.

- Nên leo núi trước rồi xuống vãn cảnh chùa sau. Nên vãn cảnh chùa lúc lượt về đi xuống, sẽ thư thả và thoải mái, lúc đi lên mệt chả có thời gian mà ngắm nghía.

- Không nên mua linh tinh dọc đường, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, thuốc v.v.v đều có bảo kê, mua bán hay bị bịp bợm và gian lận.

- Cảnh giác bị móc túi: Những chỗ đông người như khu vực đợi cáp treo, chùa Đồng, phải cảnh giác ví tiền và đồ dùng cá nhân. Rất nhiều vụ móc ví đã xẩy ra.

- Đừng vứt rác bừa bãi: Lưu ý giữ vệ sinh chung, dọc đường có nhiều thùng rác, bạn nên bỏ rác đúng nơi qui định, hoặc nhét vào balo để mang xuống chân núi bỏ vào thùng.

- Nghỉ giữa đoạn: đừng cố gắng leo leo leo mà không nghỉ, nên dừng lại khi thấy mệt, hít thở thật sâu, uống một chút nước rồi hãy đi tiếp. Thời gian và đoạn đường còn dài

- Đến rừng tùng, đừng dẵm lên gốc cây: lên đến giữa núi bạn sẽ đi qua một đoạn đường tùng quý tuổi thọ 900 – 1000 năm tuổi, gốc rễ của những cây tùng này ăn lên cả mặt đất. Đừng dẵm lên nó, mỗi năm có đến hàng triệu lượt người, chỉ cần mỗi người dẫm lên 1 lần thì tuổi thọ của những cây tùng này giảm rất nhiều.

- Cẩn thận đoạn lên chùa đồng: đoạn đường cuối này không có bậc thang, bạn nên cẩn thận vào những ngày trời mưa các tảng đá dễ trơn trượt.

Chủ Đề