Nội dung và ý nghĩa của môn học pbl

Về Phương pháp Project-based learning

Trong phương pháp Project-based learning – Học theo dự án, người học trải qua một quá trình tìm tòi, khám phá để trả lời một câu hỏi, một vấn đề hay một thử thách đòi hỏi tư duy sâu do giáo viên đưa ra. Một dự án được lên kế hoạch thực hiện, quản lý, đánh giá cụ thể, phù hợp với nhiều đối tượng học viên, nhằm giúp người học tiếp thu được những nội dung học thuật quan trọng, rèn luyện và phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21 [như làm việc nhóm, giao tiếp và tư duy phản biện] và thành quả là những sản phẩm thực, những bài thuyết trình hay dạng thể hiện có chất lượng tốt của chính các học viên.

Bộ kỹ năng của thế kỷ 21

Phương pháp Học theo dự án có những đặc điểm sau:

  • Định hướng những nội dung quan trọng. Mục tiêu của phương pháp này là giúp học viên nắm được những chuẩn mực và các khái niệm chính nằm trong trọng tâm đào tạo.
  • Đòi hỏi tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp và trao đổi thông tin. Để có câu trả lời cho câu hỏi giáo viên đưa ra và tạo ra một sản phẩm chất lượng, người học cần tư duy nhiều hơn là ghi nhớ thông tin đơn thuần. Người học cần sử dụng kỹ năng tư duy bậc cao, học cách làm việc theo nhóm hiệu quả, lắng nghe ý kiến của người khác và đưa ra quan điểm của mình một cách rõ ràng, có khả năng đọc nhiều tài liệu, viết hoặc thể hiện bản thân theo nhiều cách khác nhau và thuyết trình thuyết phục. Những kỹ năng, năng lực tư duy này của não bộ thường được biết đến với tên gọi “Bộ kỹ năng của thế kỷ 21”, bởi đây là những yếu tố tiên quyết để có được thành công trong môi trường làm việc hiện đại của thế kỷ 21.
    Kỹ năng tư duy bậc cao
  • Cần có các câu hỏi mang tư duy phản biện – một phần không thể thiếu của quá trình học hỏi và sáng tạo. Người học đặt ra những câu hỏi, tìm kiếm câu trả lời và đưa ra kết luận. Quá trình này dẫn dắt người học xây dựng một ý tưởng, một sản phẩm hoặc một dạng thể hiện mới.
  • Được thiết kế xoay quanh một câu hỏi gợi mở ý tưởng. Phương pháp này tập trung vào các hoạt động của người học và phụ thuộc vào việc họ học được những gì qua khung các nội dung quan trọng, các cuộc tranh luận, các thách thức và các vấn đề nảy sinh.
  • Tạo ra nhu cầu cần phải nắm được nội dung và các kỹ năng thiết yếu. Phương pháp học theo dự án vẫn giữ nguyên trình tự trình bày các thông tin và khái niệm như phương pháp học truyền thống. Một bài học chuẩn theo phương pháp Project-based learning sẽ được bắt đầu bằng việc đưa ra các kiến thức và khái niệm. Sau khi học viên đã nắm được vấn đề sẽ có cơ hội ứng dụng vào các dự án cụ thể. Quá trình học theo dự án được bắt đầu với mục tiêu hướng tới thành quả cuối cùng là một sản phẩm hay một bài thuyết trình của học viên. Điều này tạo nên tình huống và lý do để người học chủ động học và nắm được các kiến thức, khái niệm của môn học để hoàn thành dự án.
  • Tạo cơ hội cho người học thể hiện bản thân, có tiếng nói và tự ra quyết định. Người học học cách làm việc độc lập và có trách nhiệm khi phải đưa ra quyết định. Cơ hội được lựa chọn, thể hiện những gì đã học theo cách của riêng mình cũng giúp tăng sự say mê học tập của người học.
  • Có nhận xét và đánh giá quá trình. Người học được yêu cầu đưa ra và nhận các phản hồi để nâng cao chất lượng sản phẩm mình tạo nên, suy nghĩ về những gì đã học được và bằng cách nào họ tiếp nhận được kiến thức.
  • Thu hút sự chú ý của cộng đồng. Học viên trình bày thành quả của họ với các bạn cùng lớp, với giảng viên hoặc đưa lên mạng. Điều này kích thích học viên nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, cũng như nâng cao tính bản quyền của sản phẩm, chống gian lận trong phương pháp học này.

Nếu chúng ta nghiêm túc với việc đạt được các mục tiêu giáo dục thế kỷ, phương pháp Project-based learning chắc chắn sẽ là tâm điểm của giáo dục đào tạo thế kỷ 21. Dự án xuyên suốt từ đầu và theo khung nội dung của môn học, khác với các bài tập nhỏ hay các hoạt động được thêm vào phương pháp dạy truyền thống. Project-based learning là thành phần chính chứ không chỉ là “món tráng miêng phụ” trong hoạt động đào tạo.

Tại sao lựa chọn Project-based learning?

Học sinh có được hiểu biết sâu về các khái niệm và tiêu chuẩn cốt lõi của dự án. Phương pháp này còn giúp xây dựng các kỹ năng làm việc thực tế và hình thành thói quen học tập lâu dài. Phương pháp học tập này cũng cho phép học viên giải quyết các vấn đề về giao tiếp, khám phá cơ hội nghề nghiệp, tương tác cùng với các cố vấn giàu kinh nghiệm, sử dụng công nghệ và thể hiện kết quả dự án của mình với mọi người, không chỉ ở bó hẹp ở bối cảnh lớp học. Thêm vào đó, Project-based learning còn tạo động lực thúc đẩy những học viên vốn cảm thấy trường học rất nhàm chán và vô nghĩa.

Ứng dụng phương pháp Project-based learning như thế nào?

Một số giáo viên ứng dụng Project-based learning rộng rãi như là nền tảng tổ chức môn học và phương pháp đào tạo của họ. Một số khác ứng dụng Project-based learning một vài thời điểm trong năm học. Các dự án đa dạng về thời gian thực hiện, có thể trong một vài ngày cho tới một vài tuần, thậm chí kéo dài suốt một học kỳ. Project-based learning có hiệu quả với tất cả các cấp học, tất cả các môn học, trong giáo dục kỹ thuật/dạy nghề, gia sư sau giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục tương đương khác.

FPT Polytechnic dịch thuật từ Education Week 

Project-Based Learning [PBL] và Design Thinking là một phương pháp giảng dạy còn xa lạ đối với các bạn trẻ Việt Nam. Trong khi đó, đây lại là phương pháp tiếp cận kiến thức rất phổ biến tại các trường học và tập đoàn ngoài nước.

Hai phương pháp đào tạo của Lead The Change Exchange Trip

Vì tính hiệu quả và mới lạ của nó, trong năm 2020, Lead The Change quyết định chính áp dụng hai phương pháp này thành phương pháp giảng dạy của chương trình Lead The Change Exchange Trip. Chuỗi bài viết giới thiệu phương pháp đào tạo của chương trình sẽ mở đầu bằng phương pháp Project-Based Learning. Mời các bạn cùng theo dõi!

Project-Based Learning là gì?

Project-based learning – Học qua dự án là một phương pháp học tập dựa trên việc đề ra một dự án cho người học và người tham gia cần sự hợp tác với nhau để tạo nên một sản phẩm, một bài thuyết trình hoặc một bài thu hoạch cuối khóa học.

Trong chương trình Lead The Change, người học trải qua một quá trình tìm tòi, khám phá để giải quyết một dự án nằm trong thử thách đòi hỏi tư duy sâu do chương trình đưa ra. Các dự án được các nhà lãnh đạo trẻ lên kế hoạch thực hiện, quản lý sẽ được đánh giá cụ thể, phù hợp với từng thành viên, nhằm giúp các bạn:

  • Tiếp thu được những nội dung học thuật quan trọng
  • Rèn luyện và phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21  [như làm việc nhóm, giao tiếp và tư duy phản biện]
  • Tạo dựng những sản phẩm thực, những bài báo cáo cuối khóa đào tạo có chất lượng tốt

Đặc điểm của phương pháp Project-Based Learning

Phương pháp Học theo dự án có những đặc điểm sau:

  • Định hướng những nội dung quan trọng. Mục tiêu của phương pháp này là giúp các nhà lãnh đạo trẻ nắm được những chuẩn mực và các khái niệm chính nằm trong trọng tâm đào tạo và cách áp dụng nó vào thực tế.
  • Đòi hỏi tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp và trao đổi thông tin. Để có câu trả lời cho câu hỏi gợi mở và tạo ra một sản phẩm chất lượng, các bạn cần tư duy nhiều hơn là ghi nhớ thông tin đơn thuần. Người học cần sử dụng những kỹ năng, năng lực tư duy của não bộ kết hợp cùng các kỹ năng mềm – thường được biết đến với tên gọi Bộ kỹ năng 4.0. Đây là những yếu tố tiên quyết để có được thành công trong môi trường làm việc hiện đại của thế kỷ 21.
  • Cần có các câu hỏi mang tư duy phản biện – một phần không thể thiếu của quá trình học hỏi và sáng tạo. Các nhà lãnh đạo trẻ chính là người đặt ra những câu hỏi phản biện, tìm kiếm câu trả lời và đưa ra kết luận cho mình. Quá trình này dẫn dắt các bạn xây dựng một ý tưởng, một sản phẩm hoặc một dự án hoàn thiện và chuyên biệt.
  • Được thiết kế xoay quanh một câu hỏi gợi mở ý tưởng. Phương pháp này tập trung vào các hoạt động của người học và phụ thuộc vào việc họ học được những gì qua khung các nội dung quan trọng, các cuộc tranh luận, các thách thức và các vấn đề nảy sinh.
  • Tạo ra nhu cầu cần phải nắm được nội dung và các kỹ năng thiết yếu. Một bài học chuẩn theo phương pháp Project-based learning sẽ được bắt đầu bằng việc đưa ra các kiến thức và khái niệm. Sau khi các bạn đã nắm được vấn đề sẽ có cơ hội ứng dụng vào các dự án cụ thể. Điều này tạo nên tình huống và lý do để người học chủ động học và nắm được các kiến thức, khái niệm của môn học để hoàn thành dự án.
  • Tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo trẻ thể hiện bản thân, tiếng nói và tự ra quyết định. Các bạn sẽ học cách làm việc độc lập và có trách nhiệm khi phải đưa ra quyết định. Phương pháp tạo cơ hội cho bạn được lựa chọn, thể hiện những gì đã học theo cách của riêng mình giúp tăng sự say mê học tập của người học.
  • Có nhận xét và đánh giá quá trình. Các bạn được yêu cầu đưa ra và nhận lại các phản hồi từ phía bạn cố vấn của chương trình để nâng cao chất lượng sản phẩm mình tạo nên, suy nghĩ về những gì đã học được.

Project-Based Learning khác với việc “Thực hiện một dự án” như thế nào?

Không nên quy Project-Based Learning và việc “Thực hiện dự án” vào chung một nhóm. Có những đặc điểm chính để các bạn phân biệt “thực hiện một dự án” với việc tham gia vào Học tập dựa trên dự án.

Nếu như “Thực hiện dự án” lấy việc hoàn thành dự án là hoạt động chính thì Học tập dựa trên dự án dùng chính dự án của các nhà lãnh đạo trẻ làm phương tiện để các bạn tiếp thu các kiến ​​thức và kỹ năng quan trọng đã được đào tạo.

  • Các nhà lãnh đạo trẻ đang trình bày dự án của mình trước hội đồng chuyên môn
Các nhà lãnh đạo trẻ đang trình bày dự án của mình trước hội đồng chuyên môn

Trái ngược với việc thực hiện một dự án, PBL đòi hỏi tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, hợp tác và nhiều hình thức giao tiếp khác nhau. Các bạn cần sử dụng các kỹ năng tư duy bậc cao và học cách làm việc theo nhóm. Từ đó các kiến thức mới được áp dụng hiệu quả cho dự án của chính các bạn.

3 cách để bắt đầu tiếp cận với phương pháp Project-Based Learning

Có thể các bạn đã từng nghe đến khái niệm Project-Based Learning nhưng vì một số lý do nào đó chưa được trải nghiệm qua. Dưới đây là 3 cách giúp bạn làm quen phương pháp này.

1. Tiếp cận trực tiếp với PBL đúng cách:

Mốc khởi điểm luôn quan trọng. Các kiến thức bạn tiếp thu trong lúc này sẽ ảnh hưởng tới tất cả hoạt động về sau. Tại Lead The Change Exchange Trip, các nhà sáng lập luôn đảm bảo phương pháp PBL đạt chuẩn High Quality Project Based Learning [ Hiệp hội quốc tế về Công nghệ trong Giáo dục [ISTE]]. Sau khi các bạn bước ra từ chương trình sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất về sự vận hành của Project-Based Learning trong quá trình tiếp thu kiến thức và áp dụng nó vào thực tế.

Các nhà lãnh đạo trẻ tham gia các hoạt động thuộc phương pháp Project-Based Learning

2. Học qua workshop:

Hỏi bất cứ ai thành công với PBL, họ sẽ nói với bạn rằng cách lý tưởng nhất để hiểu và tiếp thu kiến thức qua phương pháp này là thông qua các buổi workshop. Sau 3 năm vận hành các chương trình đào tạo tại nước ngoài, Lead The Change Exchange Trip đã xây dựng được một chuỗi các buổi workshop xuyên suốt khóa đào tạo. Điều quan trọng là đội ngũ mentor/speaker danh tiếng của Lead The Change có đầy đủ kinh nghiệm để hướng dẫn cho các bạn. Chương trình bước đầu cung cấp cho các bạn cầu nối hoàn hảo đến với PBL. Và bạn sẽ sẵn sàng thực hiện một dự án của chính mình.   

3. Tham khảo các dự án đã hoàn thành

Việc tham khảo các dự án đi trước sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về một dự án được xây dựng trên phương pháp PBL. Với 3 năm vận hành các chương trình đào tạo và tổ chức 2 cuộc thu khởi nghiệp lớn, Lead The Change có nguồn tư liệu khổng lồ. Đó là các dự án của cộng đồng Lead The Change Alumni trải dài trên nhiều lĩnh vực kinh tế, công nghệ, kỹ thuật, sinh học, sức khỏe, môi trường,… Các các nhân, tổ chức đang nắm giữ các dự án này sẽ là nguồn tham khảo và đúc kết kinh nghiệm của các bạn.

  • Các nhà lãnh đạo trẻ và phác họa về dự án của team mình
Các nhà lãnh đạo trẻ và phác họa về dự án của team mình

Để có cơ hội được trả nghiệm các hoạt động của chương trình Lead The Change Exchange Trip và hưởng các đặc quyền của một Lead The Change Alumni, các bạn hãy thực hiện các bước sau:

B1: Tìm hiểu kỹ về chương trình thông qua các kênh thông tin của Lead The Change như:

  • Cập nhật Website
  • Theo dõi trang Fanpage

B2: Thực hiện đăng ký tại link:  //forms.gle/nPmgw9Yo2RY7SoxX7

B3: Tham gia buổi phỏng vấn online qua điện thoại. [Ban tổ chức sẽ liên hệ sau 3-5 ngày đăng ký]

B4: Phỏng vấn trực tiếp với Program Manager

B5: Nhận kết quả qua email [2-3 ngày làm việc]

B6: Nộp hồ sơ cần thiết và ký hợp đồng

Trên đây là tất cả những điều cần lưu ý về Project-Based Learning, phương pháp đào tạo mới mà Lead The Change sẽ áp dụng trong năm 2020. Bên cạnh đó, Design Thinking cũng được chương trình đưa vào hệ thống phương pháp giảng dạy của Lead The Change Exchange Trip. Các bạn hãy theo dõi website và fanpage của Lead The Change để đón đọc phần 2 về phương pháp Design Thinking nhé!

Video liên quan

Chủ Đề