Những người thành công không học đại học

Ông Đoàn Nguyên Đức

Không hề có tấm bằng đại học nào trong tay nhưng bằng sự cơ trí và những điều học được trong trường đời, họ vẫn thành công và nắm giữ khối tài sản khổng lồ.

Trong thực tế, bằng cấp đôi khi không gắn liền với thành công. Ở Việt Nam, không ít “đại gia” giàu có, là chủ của các tập đoàn lớn nhưng không hề học qua đại học. Dưới đây là những gương khởi nghiệp tiêu biểu ở Việt Nam không qua con đường đại học.

Ông Đoàn Nguyên Đức – chủ tịch Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai

Chủ tịch Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai – Đoàn Nguyên Đức sinh năm 1963, tại Bình Định. Ông Đức không học đại học, chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông [12/12], nhưng ý chí và ý tưởng kinh doanh của ông không thua kém bất cứ doanh nhân thành đạt nào ở Việt Nam.

Ông xuất thân từ một gia đình nghèo khó và đã từng thi trược 4 lần đại học, nhưng không phải vì thế mà cánh cửa kinh doanh và cuộc đời của ông khép lại.

Sau rất nhiều sự nỗ lực và cố gắng với thành công ban đầu là một xưởng gỗ ông đã có chỗ đứng và thành đạt như ngày hôm nay. Là môt trong những người giàu có nhất Việt Nam và là một chủ của tập đoàn lớn.

Bầu Đức nắm trong tay 48,32% cổ phần,tương đương 259,67 triệu cổ phiếu HAG. Bầu Đức hiện là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán sau ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup.

Ông Dương Ngọc Minh – Ông chủ Thủy sản Hùng Vương

Ông Dương Ngọc Minh

Ông Dương Ngọc Minh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Hùng Vương và là thành viên Hội đồng quản trị Thủy sản An Giang [AGF] sinh năm 1956, nguyên quán tại TP HCM. Ông Minh chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông [12/12].

Tiền thân của Thủy sản Hùng Vương là Công ty TNHH Hùng Vương, thành lập năm 2003 tại Tiền Giang. Vốn điều lệ khi thành lập là 32 tỷ đồng với 500 cán bộ công nhân viên. Nghề chính khi đó của Hùng Vương là chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu.

Năm 2007, Hùng Vương thành công ty cổ phần với vốn điều lệ được tăng lên 120 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là thủy sản.

Hiện, khối lượng cổ phiếu HVG lưu thông khoảng 66 triệu đơn vị, tương đương mức vốn hóa vốn hóa thị trường gần 2.244 tỷ đồng.

Ông Minh nắm trên 23,4 triệu cổ phiếu, tương đương 35,51% vốn điều lệ HVG. Với mức giá ngày 10/8 của HVG là 34.800 đồng một cổ phiếu, Chủ tịch HVG hiện sở hữu số tài sản khoảng 810 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty Quốc Cường Gia Lai

Bà Nguyễn Thị Như Loan

Bà Nguyễn Thị Như Loan sinh năm 1960, quê gốc ở Phú Yên. Mới chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng bà vẫn là một “nữ tướng” tài ba và nổi danh trên thương trường Việt Nam.

Bà Loan khởi nghiệp bằng nghề chế biến, cung cấp đồ gỗ. Nhờ nghề này, bà đã có được một cơ ngơi đồ sộ, một gia sản khổng lồ từ những năm 80. Sau một thời gian, bà Loan chuyển sang kinh doanh phân bón.

Tuy nhiên, công việc làm ăn của bà gặp nhiều thăng trầm, rủi ro. Khi một khách hàng nợ tiền phân bón của bà Loan trả nợ bằng một lô đất, bà rẽ sang bất động sản. Bà đầu tư vào cả lĩnh vực xây dựng, trồng cao su và thủy điện.

Hiện tại, bà nắm giữ khoảng 60,5 triệu cổ phiếu của công ty Quốc Cường Gia Lai, có giá trị khoảng 400 tỷ đồng. Bà lọt top 15 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2012, top 100 nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu được vinh danh và nhận cúp Bông hồng vàng.

Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen

Ông Lê Phước Vũ

Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, sinh năm 1963, quê quán Quảng Nam, là người chưa từng học Đại học.

Ông khởi nghiệp từ năm 1994 bằng một cơ sở bán lẻ tôn. Năm 2001, ông thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen tại Bình Dương với số nhân viên là 22 người và xây dựng công ty lớn mạnh đến ngày nay.

Kinh doanh trong ngành tôn, thép, trong lúc rất nhiều doanh nghiệp thép đang gặp khó khăn và thua lỗ, tuy nhiên HSG là một trong số ít đơn vị vẫn làm ăn có lãi.

Chủ tịch HSG hiện nắm hơn 39 triệu cổ phiếu, tương đương 39,79% vốn điều lệ HSG. Mức giá của cổ phiếu HSG ngày 10/8 là 18.300 đồng, như vậy, ông Vũ có tài sản khoảng 730 tỷ đồng.

Những tấm gương thành công trên đã cho ta thấy rằng, chỉ cần là người có tâm huyết, ham học hỏi, đam mê.. thì vẫn có thể thành công trên chính đôi chân của mình và bằng đại học không phải là lựa chọn duy nhất để đi đến thành công.

Comments

comments

Nên hay không nên học đại học? Liệu có nên bỏ ngang để đi theo con đường lập nghiệp? Đại học có phải con đường duy nhất để thành công? Hàng tá câu hỏi được đặt ra khi người ta nghĩ về chuyện học đại học, vẫn khiến nhiều người đau đầu suy nghĩ.

Xem thêm:

Đợt tuyển sinh 2019 vừa qua, tôi có đọc được câu chuyện về bạn trẻ đỗ đại học, nhưng quyết định chọn đi theo con đường khác. Tôi tôn trọng quyết định của bạn ấy và chúc bạn sẽ thành công trên con đường tương lai. Việc không học đại học có nhiều lý do: Vì không đủ khả năng, hoàn cảnh gia đình, hoặc đơn giản là bản thân muốn lập nghiệp sớm. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu về giá trị thật sự của việc học đại học và sẵn sàng cho một tương lai không có kiến thức đại học hay chưa?

Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công?

Trên mạng có khá nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, những số liệu thống kê hàng năm chỉ ra rằng, tốt nghiệp đại học nhiều cử nhân vẫn thất nghiệp. Vậy liệu rằng bạn học trung cấp, cao đẳng,.. hay thậm chí là không học gì có đảm bảo việc làm hay không?

Các bạn thường nói rằng: "Học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công". Điều đó đúng. Nhưng chưa đủ. Hãy lấy ví dụ về 10 người giàu nhất thế giới hiện nay:

  • Bill Gates, Larry Ellision: Bỏ học
  • Amancio Ortega, Christy Walson, Liliane Bettencourt: Không học
  • Carlos Slim Helu, Jim Walson: Tốt nghiệp đại học
  • Warren Buffett, Charles Koch, David Kock: Tốt nghiệp Đại học và Thạc sĩ

Bạn thấy đấy, việc học đại học và thành công vốn dĩ chẳng liên quan gì đến nhau cả. Nhưng để thành công thì bạn phải học, không học ở giảng đường đại học thì tự học trên đường lập nghiệp.

Một vài người bỏ học đại học mà vẫn thành công [như Bill Gates] bởi vì họ là thiên tài. Nhưng đại đa số chúng ta đều không phải là thiên tài. Vì vậy, chúng ta cần phải có kiến thức, có một cái nghề để ổn định cuộc sống sau này.

Khác biệt giữa việc học và không học đại học

Một người bạn đại học của mình đi làm từ rất sớm. Từ kỳ 2 năm nhất đã đi làm phục vụ ở một nhà hàng sang trọng với mức lương khủng. Nhưng vừa học vừa làm không nổi nên bắt đầu giữa năm 2 là bạn ấy nghỉ học để đi làm luôn. Nghe nói là mức lương lúc đó cũng đã 7 triệu/ tháng chưa kể tiền tips. Vào khoảng năm 2012 - 2013 thì đây không phải là một con số nhỏ

Ra trường 5 năm rồi mới có cơ hội gặp lại. Vì không có khả năng thăng tiến lên quản lý, hơn nữa nhà hàng chỉ giữ những người trẻ nên bạn ấy phải chuyển sang công việc khác. Cũng chẳng có doanh nghiệp nào tuyển người không có bằng cấp, không có kiến thức chuyên môn cả nên cứ mãi làm công việc tay chân, chỉ ước được đi học lại để kiếm cái nghề...

Thế mới thấm có tấm bằng đại học quan trọng như thế nào!

Đừng vì công việc trước mắt mà giới hạn tương lai của mình. Hãy nhìn xa hơn, nghĩ cho cả cuộc đời mình thay vì chỉ vài năm tuổi trẻ ngắn ngủi. Bởi thứ tuổi trẻ cần là học hỏi, là kinh nghiệm chứ không phải là để kiếm tiền. Thậm chí tốt nghiệp rồi một hai năm đầu cứ đi làm nhảy việc và học hỏi kinh nghiệm đi, kể cả làm trái ngành. Hãy nhớ rằng những năm đầu này quan trọng nhất là bạn sẽ học được cái gì, đừng nhất nhất phải tìm một công việc ổn định ngay từ đầu. Khi đã có nền tảng kiến thức vững chắc, cộng thêm kinh nghiệm dồi dào thì mức lương của bạn sẽ cao hơn bây giờ rất nhiều lần.

Lời khuyên cho các bạn muốn đi làm sớm

Vẫn là câu nói: "Học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công" Nhưng chắc chắn đó là con đường ngắn nhất. Đại học không chỉ dạy cho bạn kiến thức chuyên ngành, mà đây còn là nơi đào tạo cho bạn khả năng tư duy, làm việc nhóm, làm việc có hệ thống, khả năng tự nghiên cứu... Bạn thấy đấy, những người không học hoặc bỏ học mà vẫn thành công là bởi vì họ có kỹ năng tư duy tốt, bản lĩnh, nắm bắt cơ hội khởi nghiệp. Đại đa số chúng ta đều không phải là "họ", vì vậy đừng nghĩ rằng cứ bỏ học là sẽ thành công được như "họ".

Dưới đây là một vài chia sẻ dành cho các bạn muốn đi làm sớm

Với các bạn có đủ điều kiện học đại học

Trường hợp này bao gồm những bạn đã thi đậu và gia đình có đủ điều kiện tài chính để bạn hoàn thành chương trình đại học. Việc bạn muốn đi làm sớm là rất tốt, giúp bạn tích lũy được nhiều thứ và trưởng thành hơn so với các bạn đồng trang lứa. Khi có ý định đi làm, các bạn hãy nhớ những lưu ý sau:

  • Luôn đặt việc học lên hàng đầu
  • Xác định mục tiêu rõ ràng: đi làm chỉ là để tích lũy kinh nghiệm, vốn sống và có thêm thu nhập để trang trải
  • Nên chọn các công việc Part-time, thời gian đủ linh động để không làm ảnh hưởng đến việc học. Nếu làm công việc liên quan đến ngành học thì càng tốt.

Đặc biệt: Chỉ bỏ ngang việc học khi cảm thấy ngành học thực sự KHÔNG phù hợp với bản thân.

Vì nếu bỏ ngang giữa chừng, sau này muốn học lại bạn sẽ mất ít nhất 4 năm. Còn nếu bạn đã có 1 bằng đại học, việc chuyển đổi ngành nghề cũng đơn giản hơn vì học văn bằng 2 bạn chỉ mất thêm 1,5 - 2 năm mà thôi

Với các bạn không/ chưa đủ điều kiện học

Trường hợp này là những bạn không thi đậu đại học hoặc gia đình không đủ điều kiện tài chính để bạn theo học. 

  • Nên học lên Cao đẳng, Trung cấp hoặc đào tạo Nghề. Quan trọng là có một cái nghề để phục vụ cho tương lai
  • Do không có bằng cấp nên chủ yếu sẽ làm công việc tay chân là nhiều. Cần xác định tương lai 5 - 10 năm tới sẽ làm gì? Chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào?
  • Nên học thêm một bằng đại học: khi đã 30 tuổi, phải chăm lo cho gia đình, sức khỏe giảm sút, không thể cứ mãi làm công việc chân tay được

Việc học đại học thời nay không còn khó khăn như ngày xưa nữa. Chương trình học trực tuyến cho phép người học tự chủ động thời gian, địa điểm học tập, không phải đến trường theo lịch học cố định như cách học tập trung truyền thống; không ảnh hưởng đến công việc hiện tại của bạn. 

Các bạn cần hỗ trợ về chương trình đại học trực tuyến vui lòng đặt câu hỏi tại đây. Chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp thắc mắc của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề