Nhóm công thức hóa học chỉ toàn là oxit bazơ

Vậy công thức hóa học của các hợp chất Axit, Bazơ, Muối là gì, có tên gọi ra sao và được phân loại như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây và giải một số bài tập về Axit, Bazơ và Muối.

Công thức hóa học của Axit Bazơ Muối và bài tập thuộc phần: Chương 5: Hiđro - Nước

I. Axit - Công thức hóa học, tên gọi và phân loại axit

1. Axit là gì?

- Axit là hợp chất hóa học trong phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit [-Cl, =SO4, -NO3 gạch ngang thể hiện hóa trị] các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

2. Công thức hóa học của Axit

- Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

3. Phân loại axit

* Có 2 loại axit, đó là:

- Axit không có oxi: HCl, H2S,...

- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,...

4. Tên gọi của axit

* Axit không có oxi

- Các đọc tên: Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

Ví dụ: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua

* Axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

Ví dụ: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat

+ Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Ví dụ: H2SO3 : axit sunfurơ. Gốc axit sunfit

II. Bazơ - Công thức hóa học, tên gọi và phân loại bazơ

1. Bazơ là gì?

- Bazơ là hợp chất hóa học trong phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit [-OH].

2. Công thức hóa học của bazơ

- Công thức hóa học của bazơ: M[OH]n , n: số hóa trị của kim loại

3. Tên gọi của Bazơ

- Tên bazơ = tên kim loại [kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị] + hidroxit

Ví dụ: Fe[OH]2: sắt [II] hidroxit; KOH: kali hidroxit

4. Phân loại bazơ

- Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.

Ví dụ: NaOH - Natri hidroxit, KOH - kali hidroxit, Ca[OH]2 - Canxi hidroxit, Ba[OH]2 - Bari hidroxit

- Bazơ không tan trong nước.

Ví dụ: Cu[OH]2 - Đồng[II] hidroxit, Fe[OH]2 - Sắt [II] hidroxit, Fe[OH]3 - Sắt [III] hidroxit.

III. Muối - Công thức hóa học, tên gọi và phân loại muối

1. Muối là gì?

- Muối là hợp chất hóa học trong phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit

2. Công thức hóa học của Muối

- Công thức hóa học của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit.

Ví dụ: Na2SO4 - Natri sunfat, CaCO3 - Canxi cacbonat

3. Tên gọi của Muối

- Tên muối = tên kim loại [kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị] + tên gốc axit

Ví dụ: K2SO4 : kali sunfat; KHCO3: kali hidro cacbonat; FeSO4: sắt [II] sunfat; Na2SO3: natri sunfit

4. Phân loại Muối

- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

Ví dụ: Na2SO4, CaCO3,...

- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Ví dụ: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,...

IV. Giải bài tập về Axit - Bazơ - Muối

Bài 2 trang 130 sgk hóa 8: Hãy viết công thức hóa học của các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng: -Cl, =SO3 , =SO4 , -HSO4 , =CO3 , ≡PO4 , =S, -Br, -NO3.

* Lời giải bài 2 trang 130 sgk hóa 8:

- Công thức hóa học của các axit là:

HCl: axit clohidric.

H2SO4: axit sunfuric.

H2SO3: axit sunfurơ.

H2CO3: axit cacbonic.

H3PO4: axit photphoric.

H2S: axit sunfuhiđric.

HBr: axit bromhiđric.

HNO3: axit nitric.

Bài 3 trang 130 sgk hóa 8: Hãy viết công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit sau: H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4.

* Lời giải bài 3 trang 130 sgk hóa 8:

- Công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với các axit là:

H2SO4 oxit axit là: SO3.

H2SO3 oxit axit là: SO2.

H2CO3 oxit axit là: CO2.

HNO3 oxit axit là: NO2.

H3PO4 oxit axit là: P2O5.

Bài 4 trang 130 sgk hóa 8: Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây: Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3.

* Lời giải bài 4 trang 130 sgk hóa 8:

- Công thức hóa học của các bazơ tương ứng với các oxit là:

NaOH tương ứng với Na2O.

LiOH tương ứng với Li2O.

Cu[OH]2 tương ứng với CuO.

Fe[OH]2 tương ứng với FeO.

Ba[OH]2 tương ứng với BaO.

Al[OH]3 tương ứng với Al2O3.

Bài 5 trang 130 sgk hóa 8: Viết công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ sau đây: Ca[OH]2, Mg[OH]2, Zn[OH]2, Fe[OH]2.

* Lời giải bài 5 trang 130 sgk hóa 8:

- Công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ như sau:

CaO tương ứng với Ca[OH]2.

MgO tương ứng với Mg[OH]2.

ZnO tương ứng với Zn[OH]2.

FeO tương ứng với Fe[OH]2.

Bài 6 trang 130 sgk hóa 8: Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây:

a] HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4.

b] Mg[OH]2, Fe[OH]3, Cu[OH]2.

c] Ba[NO3]2, Al2[SO4]3, Na2CO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4.

* Lời giải bài 6 trang 130 sgk hóa 8:

- Đọc tên các chất

a] HBr - Axit bromhiđric,

H2SO3 - axit sunfurơ,

H3PO4 - axit photphoric,

H2SO4 - axit sunfuric.

b] Mg[OH]2 - Magie hiđroxit,

Fe[OH]3 - sắt[III] hiđroxit,

Cu[OH]2 - đồng[II] hiđroxit.

c] Ba[NO3]2 - Bari nitrat,

Al2[SO4]3 - nhôm sunfat,

Na2CO3 - natri cacbonat,

ZnS - kẽm sunfua,

NaHPO4 - natri hiđrophotphat,

NaH2PO4 - natri đihiđrophotphat.

Công thức hóa học của Axit Bazơ Muối và bài tập - Hóa 8 bài 37 được biên soạn theo SGK mới và được đăng trong mục Soạn Hóa 8 và giải bài tập Hóa 8 gồm các bài Soạn Hóa 8 được hướng dẫn biên soạn bởi đội ngũ giáo viên dạy giỏi hóa tư vấn và những bài Hóa 8 được soanbaitap.com trình bày dễ hiểu, dễ sử dụng và dễ tìm kiếm, giúp bạn học giỏi hóa 8. Nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác học tập cùng.

Oxit bazo là gì?

Oxi bazo theo trang wikipedia.org đưa ra định nghĩa “Oxit bazơ là oxit của một kim loại kiềm hoặc kiềm thổ thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2, có thể thu được bằng cách tách nước ra khỏi gốc hidroxit tương ứng”.

Bạn có thể hiểu đơn giản: Oxit bazơ là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ và được chia ra làm 2 loại:

  • Oxit bazơ tan gồm các kim loại kiềm hoặc kiềm thổ [Na, Sr, Cs, Li, Ca, Ba, Mg, K…]
  • Oxit bazơ không tan gồm các kim loại còn lại và các oxit khác kiềm [Fe, Cu…]

Tính chất hóa học của oxit bazơ

Oxit bazơ tác dụng với nước, axit, oxit axit, cụ thể:

Tác dụng với nước

Thông thường, chỉ có Oxit bazo của kim loại kiềm và kiềm thổ phản ứng với nước nên cũng tan được trong nước., bao gồm: Na2O, SrO, CaO, K2O, Rb2O, Li2O, BaO… tạo ra bazơ [kiềm] tan tương ứng là NaOH, Ca[OH]2, Ba[OH]2, KOH.

Oxit bazơ tác dụng với nước

Ta có công thức phản ứng sau: T2On + nH2O → 2 T[OH]n [n là hóa trị của kim loại T]

Ví dụ:

  • Na2O + H2O → 2NaOH
  • BaO + H2O → Ba[OH]2
  • K2O + H2O → 2KOH
  • CaO + H2O → Ca[OH]2

Các sản phẩm thu được sau phản ứng như NaOH, Ba[OH]2, KOH… đều tan trong nước, tạo ra dung dịch bazơ hay dung dịch kiềm làm giấy quỳ tím chuyển màu.

>>> Có thể bạn quan tâm đến: //wasaco.vn/blog/clo-du-la-gi

Tác dụng với axit

Các Oxit bazơ tác dụng với axit [thường là HCl hay H2SO4], sản phẩm sau phản ứng tạo ra muối và nước.

Ta có công thức chuẩn: Oxit bazơ + Axit → Muối + nước

Ví dụ:

  • BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
  • Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2[SO4]3 + 3H2O
  • CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
  • CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
  • Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

Hình ảnh mô tả tác dụng với axit

Tác dụng với oxit axit

Oxit bazơ [BaO, K2O, CaO..] tác dụng với oxit axit, sản phẩm sau phản ứng tạo thành muối.

Ta có công thức: Oxit bazo + Oxit axit → Muối

Ví dụ:

  • BaO + SO2 → BaSO3
  • CaO + CO2 → CaCO3
  • Na2O + CO2 → Na2CO3

Cách gọi tên oxit axit bazơ muối

Không phải ai cũng biết cách đọc tên oxit axit bazo muối, Wasaco sẽ hướng dẫn quy tắc đọc chuẩn như sau:

Cách đọc tên oxit

Đối với oxit thì cách gọi tên oxit bazơ và oxit axit khác nhau, cụ thể:

  • Tên của oxit bazơ sẽ được đọc : Tên kim loại [kèm theo hóa trị] + “oxit”.
  • Tên của oxit axit sẽ được đọc : [Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim] = Tên của phi kim + [Tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi] + “Oxit”.

Trong đó, các tiền tố tương ứng:

1 Mono
2 Đi
3 Tri
4 Tetra
5 penta

Ví dụ:

  • Al2O3 ứng với tên gọi Nhôm oxit
  • SO3 ứng với tên gọi Lưu huỳnh trioxit
  • Fe2O3 ứng với tên gọi Sắt III Oxit
  • P2O3 ứng với tên gọi điphotpho trioxit

Cách đọc tên bazo

Cách đọc tên bazo khá đơn giản, bạn chỉ cần gọi tên:

Tên bazo = Tên kim loại [đọc kèm hóa trị nếu kim loại nhiều hóa trị] + “hiđroxit”

Chẳng hạn:

Ca[OH]2 Canxi hidroxit
NaOH Natri Hidroxit
Fe[OH]3 Sắt III hidroxit

Cách đọc tên muối

Bạn chỉ cần đọc Tên muối = Tên kim loại [đọc kèm hóa trị nếu kim loại nhiều hóa trị] + “tên gốc axit”.

Chẳng hạn:

Ca[NO3]2 Canxi nitrat
MgCl2 Magie clorua
Fe2[SO4]3 Sắt III sunfat

Hướng dẫn cách đọc tên oxit axit bazơ muối

Một số dạng bài tập về oxit bazo

Wasaco sẽ giới thiệu một số dạng bài tập về oxit bazơ thường gặp trong môn Hóa học như sau:

#1. Dạng lý thuyết hỏi về tính chất hóa học của oxit bazơ

Bạn sẽ gặp câu hỏi liên quan như trong các Oxit bazơ sau, oxit bazơ nào tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước? Vì vậy, bạn cần nắm vững lý thuyết về tính chất hóa học để có thể chọn nhanh đáp án đúng nhất.

#2. Dạng bài tập tính toán khi cho oxit bazơ phản ứng với dung dịch axit

Để giải quyết dạng bài tập này, bạn cần viết được phương trình hóa học đúng, tính được số mol lượng chất mà đề bài đưa ra sẵn rồi áp dụng một số định luật vận dụng.

#3. Dạng bài tập tính toán oxit bazơ tác dụng với dung dịch kiềm

Để làm được dạng bài trên, bạn cũng cần viết chính xác phương trình phản ứng. Sau đó, áp dụng các công thức tính toán vận dụng vào bài để ra được đáp án đúng.

Trên đây là những thông tin chi tiết Wasaco cung cấp giúp người dùng trả lời dễ dàng câu hỏi Oxit bazo là gì? Tính chất hóa học và một số dạng bài tập cụ thể. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng comment dưới bài viết để được chúng tôi giải đáp đầy đủ nhất!

Video liên quan

Chủ Đề