Nhiệt điện long phú đánh giá xã hội năm 2024

Sáng 2/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Đại biểu Tô Ái Vang- đoàn Sóc Trăng

Phát huy lợi thế về phát triển năng lượng

Liên quan đến lĩnh vực năng lượng, đại biểu Tô Ái Vang- đoàn Sóc Trăng cho biết, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đi vào thực tiễn giúp các địa phương, trong đó có Sóc Trăng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về năng lượng.

Đại biểu thông tin, cùng với Ninh Thuận, Thái Bình, hiện sóc Trăng có Trung tâm điện Long Phú gồm 3 nhà máy gồm Nhiệt điện Long Phú 1, Nhiệt điện Long Phú 2, Nhiệt điện Long Phú 3] nằm trong Quy hoạch điện VII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực Tây Nam Bộ.

Đại biểu Tô Ái Vang cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Đối với Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 gồm 2 tổ máy có công suất 1200 MW.

“Trước đó, do năm 2018, nhà thầu khó khăn đơn phương công bố dừng thực hiên hợp đồng hoạt động, đến nay tiến độ dự án đã được 70-80% khối lượng công việc. Vì vậy, xin kiến nghị Thủ tướng xem xét giải quyết những vướng mắc sớm đưa Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 vào vận hành, khai thác”- vị đại biểu này kiến nghị.

Đại biểu cho hay, theo Quy hoạch Đồng bằng Sông Cửu long đến 2030 không phát triển nhiệt điện than, ngoài những nhà máy nhiệt điện than đang trong quá trình xây dựng.

Nhưng hiện tại, Nhà máy nhiệt điện Long Phú 2, Nhà máy nhiệt điện Long Phú 3 có tổng diện tích 170 ha vẫn đang trong quy hoạch treo. “Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển công năng sang phát triển lĩnh công nghiệp để tỉnh thu hút đầu tư tránh lãng phí đất đai”- đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu Tô Ái Vang nêu, Nghị quyết 55 và Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ- COP26, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" đến năm 2050. Hiện Chính phủ đang phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [Quy hoạch điện VIII], tuy nhiên đây là quy hoạch mở, trong quá trình thực hiện sẽ cập nhật, điều chỉnh dựa trên cơ sở phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương từng giai đoạn.

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung các dự án điện gió mặt trời vào quy hoạch điện VIII tại các địa phương, trong đó Sóc Trăng. “Vì Sóc Trăng có nguồn năng lượng gió dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi có 72km đường bờ biển, tỉnh hiện có 20 dự án điện gió với tổng công suất 1400 MW, bên cạnh đó Sóc Trăng cũng có tiềm năng lớn về điện mặt trời, nắng quanh năm” - đại biểu nêu.

Xử lý dứt điểm các dự án giao thông chậm tiến độ

Đại biểu Tô Ái Vang cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ như đường sắt Cát Linh- Hà Đông, đường sắt đô thị TP.Hồ Chí Minh, đẩy mạnh thi công sân bay Long Thành-Điện Biên.

“Bên cạnh đó sớm đưa vào vận hành các cảng biển Cà Ná, Chu Lai, Trần Đề; tiếp tục có nhiều giải pháp quyết liệt hơn, hiệu quả hơn nữa để đến năm 2030 đạt được 5.000 km đường cao tốc”- đại biểu đề nghị

Đại biểu Tô Ái Vang bày tỏ mong muốn Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư các dự án đường vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cần Thơ- Sóc Trăng giai đoạn 1, Khánh Hòa- Buôn Ma Thuột giai đoạn 1, Biên Hòa- Vũng Tàu giai đoạn 1.

“Vì việc đầu tư các dự án trên là hết sức cấp thiết, đáp ứng mong đợi của cử tri ở các địa phương. Trong đó, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 nhằm phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển”- đại biểu Tô Ái Vang lý giải.

Theo đó, dự án góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ và phù hợp với các Nghị quyết của Quốc hội khóa XV cùng Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Ngày 28/4, tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Sóc Trăng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có những chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn đối với Dự án Nhà máy nhiệt điện [NMNĐ] Long Phú 1.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đã báo cáo với Thủ tướng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng 4 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ đến cuối năm 2022. Trong đó, liên quan đến Trung tâm Nhiệt điện than Long Phú và Dự án Long Phú 1, lãnh đạo tỉnh có kiến nghị Thủ tướng xem xét giải quyết các vướng mắc để Nhà máy Nhiệt điện [NMNĐ] Long Phú 1 sớm hoàn thành đưa vào vận hành nhằm khai thác hiệu quả công trình đã xây dựng; kiến nghị Thủ tướng cho phép chuyển đổi công năng đối với vị trí quy hoạch NMNĐ Long Phú II, III [diện tích 170ha], chuyển sang cho tỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp chế tạo.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Về những khó khăn, vướng mắc của Dự án NMNĐ Long Phú 1, báo cáo với Thủ tướng tại buổi làm việc, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng cho biết, Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 có công suất 1.200 MW, được khởi công xây dựng vào tháng 9/2015. Tổng thầu của Dự án là Liên danh nhà thầu Power Machines [PM, Nga] - Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam [PTSC]. Theo hợp đồng EPC, Dự án kết thúc và vận hành vào năm 2019. Tuy nhiên vào năm 2018, nhà thầu chính PM vướng cấm vận của Mỹ và sau đó đã đơn phương tuyên bố dừng thực hiện hợp đồng. Đến nay, Dự án hoàn thành khoảng 77% khối lượng công việc.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng báo cáo Thủ tướng tại buổi làm việc

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng bày tỏ quyết tâm cũng như mong muốn của Tập đoàn sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc với PM để khởi động lại dự án. Lãnh đạo Tập đoàn kiến nghị, trong thời gian tới, tiếp tục nhận được sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Tổ công tác liên ngành Chính phủ đối với vấn đề giải quyết tranh chấp với PM; đồng thời kiến nghị Thủ tướng cho phép một số cơ chế để có thể tiếp tục triển khai dự án.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thị sát và động viên cán bộ, người lao động trên công trường dự án NMNĐ Long Phú 1

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, liên quan đến Dự án NMNĐ Long Phú 1, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Công Thương cùng Petrovietnam tích cực đàm phán tháo gỡ khó khăn với đối tác PM trên tinh thần chân thành, sẻ chia. Song song đó, giao Petrovietnam nhanh chóng tìm phương án tiếp tục triển khai, sớm hoàn thành dự án.

Trước đó, chiều ngày 27/4, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến thị sát công trường xây dựng NMNĐ Long Phú 1 tại xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

Chủ Đề