Nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế

ớng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

- Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:

+ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;

+ Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;

+ Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.

- Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

+ Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;

+ Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

Hướng dẫn viên du lịch có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, họ phải là những người thật sự yêu nghề và có đầy đủ tố chất của một hướng dẫn viên du lịch mới có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

Hướng dẫn viên du lịch là người trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách nhiều nhất trong toàn bộ hoạt động du lịch của các doanh nghiệp trong ngành du lịch. Vì vậy, chất lượng công việc có đạt hiệu quả tốt hay là do các hướng dẫn viên du lịch quyết định. Hướng dẫn viên du lịch còn có vai trò hết sức quan trọng, là người truyền tải thông tin, quảng bá hình ảnh thương hiệu về du lịch quốc gia cho doanh nghiệp, địa phương.

Ngoài việc sử dụng “cái lưỡi không xương”, tầm quan sát về tâm tư, thị hiếu của du khách và óc hài hước, nền tảng tri thức vững chắc của mình để làm cho những câu chuyện trên suốt chuyến đi thêm phần hấp dẫn thì người hướng dẫn viên phải luôn trang bị cho mình trạng thái lúc nào cũng phải Sẵn Sàng: sẵn sàng cho việc giải quyết những sự cố bất chợt xảy ra, sẵn sàng sức khỏe để có thể theo và hoàn thành suốt cuộc hành trình [khi thì lên núi, lúc thì xuống biển, hôm lại nóng, bữa thì lạnh…], ngoài chăm sóc cho mình còn có trách nhiệm chăm sóc và quan tâm du khách, đảm bảo số lượng, và an toàn cho mọi người, sẵn sàng để đối phó với những sự cố “dở khóc dở cười” mà chính từ những “thượng đế” của mình mang lại như: tình trạng du khách không hài lòng về chuyến đi, hoặc những lời cợt giễu khiếm nhã, gạ tình, hoặc xung đột xảy ra ngay giữ những người đi cùng đoàn với nhau…

Những lúc như vậy, người hướng dẫn viên phải giữ cho mình 1 trái tim nóng yêu nghề và 1 cái đầu lạnh để giải quyết thì mới thành công. Dù mệt mỏi hay khó chịu thì bản thân cũng phải luôn giữ cho mình 1 tinh thần sắc thái thật tươi tỉnh, nụ cười luôn phải giữ trên môi và luôn luôn phải giữ bình tĩnh trong mọi tình huống.

Tóm lai, Khi đã trở thành 1 hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp điều đầu tiên phải luôn đặt trong tim là nhiệm vụ của mình là gì? Hướng dẫn viên không chỉ đơn thuần là 1 người hướng dẫn mà còn phải làm cho chuyến đi hoàn thành 1 cách trọn vẹn theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Công việc nào cũng có những khó khăn nhất định, để gắn bó với nghề thì điều tiên quyết phải có niềm đam mê. Để tồn tại được với nghề hướng dẫn viên du lịch thì phải không ngừng trau dồi, học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, từ những tình huống thực tế và học từ chính du khách. Kiến thức thực tế là cả kho tàng mình phải dày công khai thác.

Tham khảo về điều 76, điều 77 của Luật du lịch

Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên

  1. Hướng dẫn viên có các quyền sau đây:
  1. Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;
  1. Tham gia tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch;
  1. Nhận lương, thù lao theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;
  1. Tham gia thi tuyển, công nhận cấp bậc nghề nghiệp hướng dẫn viên;

đ] Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền ngay khi điều kiện cho phép và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

  1. Hướng dẫn viên có các nghĩa vụ sau đây:
  1. Tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan, du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;
  1. Thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho khách du lịch và các quyền lợi hợp pháp của khách du lịch;
  1. Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách; trường hợp khách du lịch có yêu cầu thay đổi chương trình du lịch thì phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định;
  1. Có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch;

đ] Hoạt động đúng quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật này; đeo thẻ hướng dẫn viên trong khi hướng dẫn du lịch;

  1. Tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức;
  1. Bồi thường cho khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Hướng dẫn viên du lịch có nhiệm vụ gì?

Hướng dẫn viên du lịch có vai trò khảo sát, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng để giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh tốt nhất. Không chỉ vậy, họ còn đại diện cho Chính phủ giới thiệu những nét đẹp về lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước đến với du khách.

Hướng dẫn viên du lịch quốc tế lấy bao nhiêu điểm?

Chuyên ngành Lữ hành, hướng dẫn du lịch lấy 25,8 điểm khối C00 và 24,8 điểm khối D01; D78; D96; A16. Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế với mức điểm chuẩn là 31,4 điểm [thang điểm 40], với 5 tổ hợp môn D01; D78; D96; A16; A00.

Lương của hướng dẫn viên du lịch là bao nhiêu?

Về mức lương của Hướng dẫn viên du lịch Đa số HDV du lịch có mức lương cứng từ 3,5 – 6 triệu đồng/tháng đối với HDV nội địa, từ 5 – 9 triệu đồng/tháng đối với HDV quốc tế; chưa tính các khoản thưởng, “hoa hồng” và tiền tip trực tiếp từ khách du lịch.

Làm thế nào để trở thành hướng dẫn viên du lịch quốc tế?

Để trở thành hướng dẫn viên du lịch quốc tế, bạn cần phải có thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoài ra bạn cũng cần thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ; có các kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội tại các điểm đến và các kỹ năng cần thiết khác.

Chủ Đề