Nhau thai bám mặt trước nhóm 2 là gì năm 2024

Độ vôi hóa của bánh nhau [0, 1, 2, 3] có thể liên quan đến tuổi thai và phải thường phù hợp với tuổi thai, ví dụ thai 20 tuần thì đô vôi hóa thường là độ 0. Tuy nhiên ở tuổi thai của bạn nhau độ 3 là bình thường, không phải mổ lấy thai đâu.

Ngay từ khi trứng được thụ tinh, nhau thai cũng đã được hình thành. Lúc này, các tế bào chia làm 2 nhóm: 1 nhóm trở thành em bé, 1 nhóm trở thành nhau thai. Và chỉ sau vài ngày, nhau thai sẽ bám vào lớp nội mạc tử cung và thực hiện chức năng truyền dinh dưỡng, oxy từ máu mẹ vào bào thai. Nhờ vậy, bào thai sẽ duy trì được sự sống suốt 9 tháng thai kỳ.

2. Vị trí nhau thai bám mặt trước nhóm 1, 2, 3 là gì?

Nhau thai bám mặt trước nghĩa là nhau thai ở vị trí phía trước thành tử cung khi siêu âm. Đây là vị trí nhau thai bình thường và không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nhau thai trước thường phát triển tại nơi trứng đã được thụ tinh và bám vào tử cung.

Trong đó:

- Nhau thai trước nhóm 1 nghĩa là bám ở đáy tử cung.

- Nhau thai trước nhóm 2 nghĩa là bám ở bờ dưới nhau qua nửa dưới thân tử cung.

- Nhau thai nhóm 3 nghĩa là nhau bám thấp hoặc nhau tiền đạo. Thông thường, thai trên 20 tuần tuổi mới xác định được nhau thai bám trước nhóm 3.

Nhìn chung, khi bị nhau thai bám mặt trước nhóm 1, 2, 3 mẹ cần phải đi khám bác sĩ để biết xem nhau thai có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của thai nhi hay không.

3. Các dấu hiệu nhau thai bất thường

- Nhau thai bám thấp: Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể do người mẹ bị dị dạng tử cung hoặc có tiển sử nạo, hút thai. Nhau thai bám thấp có nguy cơ cản trở đường đi của thai khi mẹ chuyển dạ, nó sẽ khiến thai phụ bị mất máu, thậm chí gây tử vong. Ngoài ra, mẹ có nguy cơ sinh non, sảy thai.

- Nhau cài răng lược là bánh nhau ăn vào tử cung. Bánh rau ăn sâu vào tử cung nên không thể bong được sau khi sinh đe dọa tính mạng của thai phụ và thai nhi. Bà bầu cũng có nguy cơ sinh non, chảy máu tam cá nguyệt thứ 3, xuất huyết khi tách nhau thai, tổn thương tử cung và các cơ quan trong quá trình bóc nhau thai.

- Nhau tiền đạo: Đây là biến chứng của thai kỳ. Nhau nằm ngay ở cổ tử cung, án ngữ lối ra của thai nhi. Bà bầu sẽ có nguy cơ chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ, đẻ khó, ảnh hưởng tới cả mẹ và con. Riêng đối với thai nhi, khi bị rau tiền đạo sẽ thiếu máu. Nếu tình trạng trầm trọng, thai nhi chưa phát triển trưởng thành, bác sĩ sẽ sớm cho kết thúc thai kỳ để cứu mẹ.

Rau thai bám mặt trước là tình trạng rau thai bám ở vị trí trước của thành tử cung, phát triển và bám ở phần dưới của tử cung gần với bụng. Tình trạng này chỉ được phát hiện qua siêu âm thai. Vậy rau bám mặt trước là sao?

1. Nhau thai là gì?

Nhau thai là một trong những bộ phận quan trọng góp phần nuôi dưỡng bào thai, có nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi, đồng thời giúp đào thải các chất thải từ thai nhi. Bên cạnh đó, rau thai còn có vai trò bảo vệ bào thai khỏi những nguy cơ bị nhiễm trùng và tiết ra lượng lớn những hormone nữ để giúp ngăn chặn những cơn co thắt tử cung diễn ra khi chưa tới ngày dự sinh.

Mỗi thai phụ sẽ có vị trí nằm của rau thai sẽ khác nhau. Một số vị trí thường gặp của rau thai là rau thai bám phía trên thành tử cung, rau bám bên trái hoặc bên phải tử cung, rau thai bám mặt sau và rau thai bám mặt trước. Vậy rau bám mặt trước là sao?

2. Nhau thai bám mặt trước là sao?

Nhau bám mặt trước là tình trạng nhau thai bám ở vị trí trước của thành tử cung. Thông thường, rau thai sẽ được hình thành ở phần trên của tử cung ngay khi trứng được thụ tinh. Tuy nhiên, một số trường hợp rau thai phát triển và bám ở phần dưới của tử cung, gần với bụng được gọi là rau bám thấp. Rau thai bám mặt trước được hiểu là rau thai bám ngay phía trước đầu của thai nhi, tức thai nhi nằm phía sau và rau thai nằm phía trước.

Một số vấn đề mà thai phụ có thể gặp phải khi nhau thai bám mặt trước như:

  • Gây khó khăn trong việc cảm nhận những cử động của thai nhi: khi rau thai bám mặt trước sẽ tạo nên sự ngăn cách giữa em bé với tử cung, từ đó khiến cho thai phụ không thể cảm nhận được những cử động của thai nhi. Thậm chí khi bước vào giai đoạn giữa của thai kỳ, thai phụ cũng không cảm nhận được những cú đạp của em bé.
  • Khó nghe được nhịp tim: vị trí bám của bánh rau không thuận lợi sẽ dẫn tới tình trạng khó nghe được nhịp tim thai. Tuy nhiên, tình trạng rau bám mặt trước sẽ không gây trở ngại đối với việc siêu âm xác định giới tính của em bé.
  • Cản trở những thủ thuật y khoa: nếu rau thai bám mặt trước sẽ gây cản trở những thủ thuật y khoa, em bé bị ngôi ngược thì tình trạng rau bám mặt trước sẽ là một trở ngại trong việc đưa em bé ra ngoài.

Vào tuần thứ 32 đến tuần thứ 36 của thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi tử cung bằng cách siêu âm thai nhằm kiểm tra vị trí bám của bánh rau. Bánh rau bám mặt trước được cho là an toàn nếu như bánh rau trở lại đúng vị trí vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu trong tuần thứ 33 và 34 của thai kỳ, rau thai không di chuyển lên trên mà vẫn bám khá thấp ở tử cung sẽ dẫn tới tình trạng rau tiền đạo. Đối với trường hợp này bác sĩ sẽ phải tiến hành siêu âm để xác định lại vị trí của thai nhi, bánh rau và chỉ định sinh mổ. Nhau thai bám mặt trước thường làm tăng những cơn đau đẻ và cũng chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới tình trạng chuyển dạ chậm với những đau đớn và khó chịu ở phần lưng khi sinh.

3. Những lưu ý khi mẹ bầu nhau thai bám mặt trước

Tuỳ thuộc vào sức khoẻ của sản phụ và vị trí của nhau thai trong giai đoạn cuối thai kỳ mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định sinh mổ hay sinh thường. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến một số vấn đề để giúp tăng sức khoẻ như sau:

  • Khám thai định kỳ
  • Tránh vận động nhiều và quá sức
  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khoẻ mạnh, tăng cường hệ miễn dịch
  • Lên kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp
  • Lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu
  • Ăn uống nhiều hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh
  • Bổ sung vi chất dinh dưỡng như sắt, acid folic và canxi ở dạng hữu cơ dễ hấp thu.

Tóm lại, nhau bám mặt trước là tình trạng nhau thai bám ở vị trí trước của thành tử cung. Nhau thai bám mặt trước thường làm tăng những cơn đau đẻ, đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng chuyển dạ chậm với những đau đớn và khó chịu ở phần thắt lưng khi sinh. Do vậy, mẹ bầu cần lưu ý khám thai định kỳ thường xuyên để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé, đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để thai kỳ khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Vị trí bánh nhau thai có gì đặc biệt?
  • Những vấn đề thường gặp của bánh nhau trong thai kỳ
  • Thai phụ mang song thai, 1 thai ngừng phát triển có nguy hiểm không?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Chủ Đề