Nguyên nhân gây viêm cô tư cung

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp dùng để điều trị viêm cổ tử cung là gì?

Thuốc kháng sinh

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị viêm cổ tử cung phù hợp với người bệnh.

Nếu viêm không do nhiễm khuẩn mà nguyên nhân do dị ứng với ngoại vật hoặc một chất nào đó, cách điều trị duy nhất hiệu quả là ngưng tiếp xúc với vật gây dị ứng đó.

Viêm cổ tử cung do chlamydia, bệnh lậu hoặc nhiễm trùng roi gây ra đòi hỏi người bệnh cần thuốc kháng sinh. Vì thuốc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi trong âm đạo và tử cung, làm giảm khả năng miễn dịch của âm đạo. Do đó, người bệnh không được sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều hoặc không có sự chỉ định của bác sĩ.

Viêm do nhiễm nấm sẽ được bác sĩ kê toa sử dụng thuốc kháng nấm.

Thuốc kháng virus có thể giúp điều trị viêm cổ tử cung nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus. Tuy nhiên, thuốc này không thể chữa khỏi bệnh nhiễm virus mà chỉ có tác dụng kiểm soát và giảm thiểu triệu chứng.

Nếu bạn có tổn thương cổ tử cung do một thay đổi tiền ung thư, bác sĩ thực hiện phẫu đông lạnh để phá hủy những tế bào này. Nitrat Bạc thường được sử dụng để phá hủy những tế bào bất thường này.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?

Bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua khám lâm sàng vùng chậu, quan sát khí hư và yêu cầu xét nghiệm. Các xét nghiệm thường gặp bao gồm: Xét nghiệm Pap [xét nghiệm dịch tiết âm đạo] để tìm tế bào lạ, cấy dịch âm đạo tìm vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây bệnh và xét nghiệm máu để xác định tình trạng viêm nhiễm.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh?

Giữ vùng kín sạch sẽ

Người bệnh có thể phòng ngừa viêm nếu:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.
  • Giữ vùng kín sạch sẽ nhưng không được thụt rửa hoặc dùng xà phòng có tính tẩy mạnh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết phương pháp và loại sản phẩm vệ sinh phù hợp.
  • Tránh sử dụng những sản phẩm có hóa chất như tampon có mùi thơm sẽ giảm được kích ứng. Nếu bạn đặt các dụng cụ vào âm đạo như tampon hoặc màng ngăn thì phải làm theo đúng hướng dẫn sử dụng và vệ sinh sạch sẽ sau khi lấy ra.
  • Sử dụng bao cao su để tránh nhiễm bệnh lây lan qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia, nhiễm trùng roi, herpes simplex và virus HIV và HPV.

Ảnh hưởng của viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là một bệnh nhiễm trùng đường sinh dục có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất trong độ tuổi sinh sản. Trong nhóm nguyên nhân gây bệnh, nhiễm trùng chlamydia hoặc lậu thường lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn và có khả năng lan đến vòi trứng, gây vô sinh.

Viêm bộ phận này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV khi phụ nữ quan hệ tình dục với bạn tình đã nhiễm.

Nhiễm HPV kéo dài cũng có thể gây viêm ở tử cung, về sau thường tiến triển thành các tổn thương tiền ung hoặc ung thư.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Viêm cổ tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp. Tại Việt Nam, có đến 33% phụ nữ mắc bênh này, trong số đó có đến 40% đã bị biến chứng nặng chuyển thành viêm loét cổ tử cung dễ dẫn đến nguy cơ ung thư cổ tử cung. Biết được nguyên nhân đểcó hướng phòng bệnh được các chị em quan tâm.

Ảnh minh họa

1. Dấu hiệu viêm cổ tử cung

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm cổ tử cung bao gồm:

- Ra khí hư bất thường: màu vàng, trắng đục hoặc xám nhạt.

- Xuất huyết âm đạo bất thường, chẳng hạn như ra máu sau khi quan hệ tình dục hoặc giữa các kỳ kinh nguyệt.

- Đau, ngứa âm đạo.

- Đau rát khi quan hệ tình dục.

- Đau buốt khi tiểu tiện.

2. Nguyên nhân và cách phòng tránh

- Giao hợp không an toàn: Viêm cổ tử cung thường xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến việc quan hệ tình dục không an toàn như: Không sử dụng bao cao su, giao hợp quá thô bạo gây tổn thương cổ tử cung, giao hợp với người đang mắc bệnh xã hội như bệnh lậu, giang mai, mụn cóc sinh dục, sùi mào gà. Cách phòng: Luôn sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su [dành cho bạn nam], vòng tránh thai,... và dùng đúng cách, hạn chế giao hợp với nhiều người, không sử dụng chất kích thích.

- Viêm âm đạo: Tình trạng viêm âm đạo nếu không được chữa trị kịp thời có thể tạo cơ hội cho ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn tấn công lên cổ tử cung và gây ra viêm nhiễm, nguy hiểm hơn là nguy cơ ung thư cổ tử cung. Để hạn chế nguyên nhân này, các chị em nên thường xuyên sử dụng giấy vệ sinh, rửa âm hộ đúng cách sau khi giao hợp, thay băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt, lựa chọn chất liệu quần lót phù hợp và thay quần lót thường xuyên hơn.

- Dị ứng: Việc sử dụng dung dịch vệ sinh cá nhân, bao cao su, chất bôi trơn không rõ nguồn gốc, dùng không đúng cách khiến cho “cô bé” bị dị ứng và có khả năng gây viêm cổ tử cung. Để tránh rủi ro, các cặp đôi cần phải sử dụng chất bôi trơn đúng mục đích, dùng bao cao su đúng kích thước, lựa chọn chất liệu phù hợp với cơ địa để tránh dị ứng.

- Nạo phá thai: Người có tiền sử nạo phá thai thường có nguy cơ viêm cổ tử cung cao hơn. Đặc biệt là những trường hợp nạo phá thai không an toàn, khâu chăm sóc hậu phẫu thuật chưa tốt đều là nguyên nhân gây viêm nhiễm cổ tử cung. Việc lựa chọn một cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để làm thủ thuật phá thai an toàn là cực kỳ quan trọng.

- Quan hệ tình dục quá sớm, quá nhiều: Phụ nữ bắt đầu quan hệ tình dục khi còn quá trẻ, dẫn đến mang thai sớm trong khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hoàn thiện. Bên cạnh đó, giao hợp liên tục với tần suất cao, có nhiều bạn tình khác nhau trong một thời điểm làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

- Vệ sinh cá nhân kém: Viêm nhiễm cổ tử cung còn có thể do nguyên nhân xuất phát từ việc vệ sinh cá nhân không sạch sẽ và không đúng cách, chẳng hạn như mặc quần áo lâu ngày, thói quen mặc quần bó sát cơ thể, sử dụng nước rửa thụt sâu vào âm hộ, không vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau giao hợp,... Để hạn chế tình trạng viêm nhiễm vùng kín, bạn cần phải tạo thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, chịu khó sử dụng các loại dung dịch vệ sinh và phải dùng đúng cách.

- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường: Ở một số chị em, kỳ hành kinh đôi khi kéo dài bất thường [trên 7 ngày], gây ra tình trạng rong kinh, rong huyết, khiến cho cổ tử cung luôn trong trạng thái mở, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập, gây ra viêm cổ tử cung. Phụ nữ cần đi khám, tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nên dai dẳng và nghiêm trọng hơn.

Bị viêm cổ tử cung phải làm sao?

Điều trị viêm cổ tử cung phụ thuộc vào nguyên nhân. Bệnh lậu thường được điều trị bằng cách tiêm kháng sinh ceftriaxone [Rocephin] và azithromycin đường uống. Chlamydia thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống như azithromycin [Zithromax], doxycycline, ofloxacin [Floxin] hoặc levofloxacin [Levaquin].

Viêm không đặc hiệu cổ tử cung là gì?

Viêm cổ tử cung không đặc hiệu là tình trạng cổ tử cung bị viêm do các tác nhân vật lí, hoá học hoặc các tác nhân gây bệnh nói chung như Proteus, Streptococcus, Staphylococcus, E.

Viêm tử cung có những triệu chứng gì?

Viêm cổ tử cung có thể không gây triệu chứng. Các triệu chứng phổ biến nhất là khí hư âm đạo và chảy máu âm đạo giữa kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục. Một số phụ nữ đau khi quan hệ, kích thích âm hộ và/hoặc âm đạo, và/hoặc khó tiểu.

Chủ Đề