Nguyên nhân bị tụ dịch dưới màng nuôi

Một trong những mối lo của mẹ bầu đó là hiện tượng tụ dịch màng nuôi xuất hiện trong giai đoạn thai kỳ. Vậy hiện tượng tụ dịch màng nuôi là gì? Bệnh phụ nữ này có nguy hiểm hay không? Hãy cũng Shila giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!

Xem ngay:

  • Tiết lộ các cách làm giảm tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản hiệu quả
  • Vì sao dậy thì sớm ở nữ, nó có gây ra hậu quả nào không?

1. Tụ dịch màng nuôi là gì?

Tụ dịch màng nuôi là gì? Đây là khi xuất hiện máu tụ lại ở giữa nhau thai và tử cung của người mẹ. Hiện tượng thường xảy ra ở các mẹ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì.

Tụ dịch màng nuôi nếu không được phát hiện sớm thì các điểm tụ máu sẽ to dần ra. Lúc này nó sẽ “lấn chiếm” không gian, khiến cho tử cung của người mẹ bị chèn ép. Đường cung cấp chất dinh dưỡng từ mẹ sang con sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Từ đó, làm cho thai nhi kém phát triển, nặng nhất là dẫn đến sảy thai.

2. Dấu hiệu tụ dịch màng nuôi là gì?

Tụ dịch màng nuôi xuất hiện sẽ gây nhiều nguy hiểm. Mẹ bầu cần quan sát dấu hiệu để nhận biết kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp của tụ dịch màng nuôi.

2.1 Chảy máu âm đạo

Khi các mẹ bầu có xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo thì hãy hết sức chú ý. Máu ra có màu nâu hoặc đỏ tươi. Có một số trường hợp có thể xuất hiện cả máu dạng cục. Thời điểm thường chảy máu âm đạo khi thai nhi chưa được 22 tuần.

2.2 Dấu hiệu tụ dịch màng nuối là gì? – Dịch âm đạo bất thường

Khi mang thai mẹ bầu xuất hiện nhiều dịch âm đạo một cách bất thường. Cùng với đó có màu nâu và hồng nhạt. Mẹ bầu sẽ nhận biết được trong lúc đi vệ sinh hoặc dấu vết trên đồ lót. Đây là một trong những dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm nên mẹ bầu cần chú ý kỹ trong suốt giai đoạn của thai kỳ.

2.3 Đau bụng âm ỉ, vùng thắt lưng đau mỏi

Mẹ bầu sẽ thường xuyên đau nhức thắt lưng đau mỏi. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài và kèm theo đau bụng âm ỉ. Thì mẹ bầu nên chủ động tham khám bác sĩ để có sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi.

3. Nguyên nhân gây tụ dịch dưới màng nuôi là gì?

Việc nắm bắt được nguyên nhân của bệnh sẽ giúp cho các mẹ bầu giảm tụ dịch màng nuôi. Dưới đây là 2 nguyên nhân chính gây ra tụ dịch dưới màng nuôi.

3.1 Tụ dịch màng nuôi do nội tiết tố kém

Khi mang thai, sự thay đổi của nội tiết tố là rất lớn. Có rất nhiều loại nội tiết tố đặc biệt được tiết ra trong các giai đoạn thai kỳ, và tất cả chúng đều ảnh hưởng đến thai nhi. Trong đó, có 3 nội tiết tố được nhắc đến nhiều nhất, đó là HCG, estrogen và progesterone. Đây chính là một trong các nguyên nhân chính gây tụ dịch màng nuôi.

3.2 Do sang chấn, vận động

Trong quá trình mang thai, mẹ vận động mạnh, mang vác đồ nặng, thường xuyên di chuyển sẽ làm nhau thai bị bong tách khỏi lớp nội mạc thành tử cung. Những cơn đau sẽ thường xuất phát từ dưới bên phải. Triệu chứng đau lâm râm. Sau đó sẽ ngày một rõ rệt. Nặng nhất sẽ dẫn đến chảy máu ở vùng kín. Do lúc này thai nhi mới hình thành nên trong quá trình co bóp đẩy máu ra ngoài kéo theo cả khối thai dẫn đến hiện tượng sảy thai.

4. Cách điều trị tụ dịch màng nuôi là gì?

Tụ dịch màng nuôi được phát hiện kịp thời khi ở giai đoạn đầu, mẹ bầu sẽ dễ dàng điều trị. Tụ dich màng nuôi có các giai đoạn khác nhau cùng với độ dày khác nhau. Vì vậy sẽ có phương pháp điều trị phù hợp tốt cho cả mẹ và bé.

4.1 Điều trị tây y

Khi thai bị tụ dịch màng nuôi, mẹ bầu không nên lo lắng quá. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích để đảm bảo thai kỳ an toàn cho bạn. Tùy mức độ tụ dịch mẹ bầu có thể phải tiêm hoặc uống thuốc điều trị, kết hợp thuốc giảm co thắt.

4.2 Điều trị đông y ở tụ dịch màng nuôi

Trong Đông y, củ gai tươi là vị thuốc dùng để an thai, dưỡng thai an toàn. Thành phần chính của củ gai tươi là chất Axit cloroenix có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả. Khi sử dụng trà củ gai một thời gian ngắn khối tụ dịch giảm dần và biến mất.

Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng phù hợp sử dụng củ gai tươi để hết tụ dịch màng nuôi, chữa động thai, dọa sảy thai. Củ gai tươi có tính hàn. Rất nhiều mẹ bầu khi dùng củ gai tươi có hiện tượng lạnh bụng, đau bụng, đi ngoài tiêu chảy.

5. Giải đáp thắc mắc: Bị tụ dịch màng nuôi bao lâu thì khỏi?

Nếu làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì thường sang đến tháng thứ 4 thai kì sẽ hết hiện tượng tụ dịch màng nuôi. Do đó, bà bầu không nên quá lo lắng, bởi lo lắng sẽ càng khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn.

Mẹ bầu chú ý hạn chế đi lại, vận động nhiều hay là mang vác vật nặng trong giai đoạn bị tụ dịch cũng như suốt thai kì. Bên cạnh đó, cần tăng cường bổ sung nước cùng với hoa quả và rau củ để dễ tiêu, tốt cho sức khỏe.

Tụ dịch màng nuôi là hiện tượng dễ xuất hiện ở mẹ bầu. Chính vì vậy mẹ bầu nên có tâm lý thoải mái cùng chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý. Shila hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc tụ dịch màng nuôi là gì cũng như biết cách chữa trị kịp thời.

Xem thêm

  • Rối loạn nội tiết tố nữ là gì? – cách chữa rối loạn nội tiết tố nữ | shila.vn
  • Tìm hiểu bệnh lãnh cảm ở phụ nữ là gì? nguyên nhân nào dẫn đến bệnh và cách khắc phục tại nhà cực hay
  • Bật mí dấu hiệu và 3 cách chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Chủ Đề