Người tâm thần có được đi máy bay

Trước đó, trên mạng xã hội Facebook lan truyền video clip về một nữ hành khách to tiếng khi máy bay sắp khởi hành. Theo video ghi lại, một phụ nữ cảm thấy khó chịu và đòi chuyển chỗ do những hành khách ngồi cạnh mình nói chuyện và có mùi nước hoa “nồng nặc, gây khó chịu”.

Nữ hành khách liên tục quát to: “Chị không thích nghe. Người bên cạnh xịt mùi nồng nặc chị không chịu được. Thần kinh chị yếu lắm. Bây giờ em bảo hai người đằng sau đừng nói chuyện nữa thì chị ngồi đây”.

Khi thấy hành vi của mình đang bị quay lại, chị này thậm chí to tiếng chửi mắng: “Quay cái gì, việc gì phải quay, con điên này”. Chị này chửi cả hành khách khác: “Tao cấm mày quay nghe chưa”, khiến nhiều người bức xúc yêu cầu cho chị này đi riêng máy bay.

Dù nam tiếp viên trên chuyến bay bình tĩnh giải thích quyền nói chuyện là thuộc về hành khách khác, không thể can thiệp, nữ hành khách vẫn quát to và nhắc lại việc “không chịu được người ta nói chuyện”.

Thậm chí, nữ hành khách này còn cho rằng “chị bị tâm thần, ai nói gì chị cũng nghĩ là đang nói mình. Chị muốn ra Hà Nội ngay lập tức”.

Tiếp viên chuyến bay sau đó đã mời người phụ nữ này xuống máy bay để giải quyết sự việc nhưng nữ hành khách không xuống mà tiếp tục gào thét, đòi ra Hà Nội và nói “không thể ở lại nơi đồi bại này”, hay “Tôi đi chuyến khác thì nó cũng sẽ giở những trò quỷ quái như thế này thôi”. Phi hành đoàn đã phải nhờ đến sự trợ giúp của lực lượng an ninh cơ động, đưa người phụ nữ này xuống máy bay.

Vụ việc sau đó được xác định xảy ra trên chuyến bay VN212 từ TP.HCM đi Hà Nội trưa qua, 2.6. Đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam cho biết, sau khi được đưa về cảng vụ làm việc, nữ hành khách vẫn tiếp tục không chịu hợp tác, tâm lý không ổn định, liên tục tỏ ra kích động.

Hành khách đã được cho ra về để ổn định tâm lý. Song đại diện Cảng vụ cho biết đang liên lạc mời nữ hành khách này đến để tiếp tục xác minh, làm rõ. Trường hợp nữ hành khách có giấy tờ từ bệnh viện chứng minh bị tâm thần sẽ dừng vụ việc. Ngược lại, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục xem xét xem có cấu thành hành vi vi phạm hay chưa để xử lý theo đúng quy định.

Tin liên quan

Chuyến Bay Của Bệnh Nhân Tâm Thần

Khi bệnh viện tâm thần bốc cháy, chính phủ huy động máy bay trực thăng đến đưa các bệnh nhân đến nơi an toàn. Trong chuyến bay, những người này không ngừng la hét đạp phá.

Duy chỉ có một bệnh nhân nam im lặng và ngồi quan sát viên phi công.

Quá bực mình vì nhóm người điên ấy, viên phi công quay sang người này và nói:

- Tôi thấy anh có vẻ bình thường, anh có cách nào giúp tôi làm cho đám người phía sau im lặng một chút được không. Nếu được, tôi sẽ xin giám đốc bệnh viện cho anh xuất viện sớm.

Viên phi công vừa dứt lời thì người đàn ông lập tức quay ra phía sau. Sau 5 phút, người ấy quay lên và quả nhiên không còn tiếng động gì phía sau.

Quá ngạc nhiên, viên phi công hỏi:

- Anh giỏi quá! Làm cách nào mà anh khiến cho đám người ấy ngoan ngoãn nghe lời vậy?

- Có gì đâu, tôi vừa mở cửa cho tụi nó đi chơi hết rồi.

Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29/3/2020 quy định chi tiết chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam. Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số nội dung cụ thể như sau:

- Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay:

+ Hành khách, hành lý xách tay phải được kiểm tra an ninh bằng soi chiếu an ninh hàng không trước khi vào khu vực hạn chế 100%, trừ trường hợp được miễn kiểm tra an ninh hàng không theo quy định; hành khách từ chối soi chiếu an ninh hàng không sẽ bị từ chối vận chuyển

+ Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có thiết bị soi chiếu cơ thể, buồng để tiến hành lục soát an ninh hàng không; có máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ, thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác

+ Hành khách đi qua cổng từ hoặc thiết bị soi chiếu cơ thể, nếu cổng từ hoặc thiết bị soi chiếu cơ thể báo động hoặc hành khách có biểu hiện nghi vấn thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sử dụng kết hợp thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan

+ Kiểm tra bổ sung ngẫu nhiên tối thiểu 10% sau kiểm tra an ninh hàng không lần đầu đối với hành khách, hành lý xách tay. Việc kiểm tra trực quan ngẫu nhiên được thực hiện tại điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc đưa hành khách vào buồng lục soát khi có yêu cầu. Việc kiểm tra trực quan bảo đảm tỷ lệ kiểm tra được phân đều, liên tục trong thời gian hoạt động của điểm kiểm tra an ninh trong ngày. Phương pháp, quy trình kiểm tra trực quan ngẫu nhiên hành khách, hành lý xách tay được quy định trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.

- Kiểm tra an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi: Hành lý ký gửi của hành khách xuất phát, nối chuyển phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng máy soi tia X; nếu có nghi vấn phải được tiếp tục kiểm tra trực quan hoặc kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ hoặc các biện pháp thích hợp khác. Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hành lý ký gửi phải được lục soát an ninh hàng không.

- Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi vận chuyển trên tàu bay tại cảng hàng không, sân bay:

+ Hàng hóa, bưu gửi xuất phát đã được kiểm tra an ninh hàng không mà phải vận chuyển qua các khu vực không phải khu vực hạn chế để ra tàu bay, phương tiện vận chuyển phải có người hộ tống hoặc có biện pháp giám sát thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa việc đưa trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi.

+ Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển không phải kiểm tra an ninh hàng không khi có tờ khai an ninh chứng minh việc kiểm tra an ninh hàng không đã được thực hiện 100% đối với hàng hóa, bưu gửi tại điểm xuất phát và thuộc một trong các trường hợp sau: Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển không rời khỏi tàu bay, sân đỗ tàu bay hoặc không rời khỏi khu vực hạn chế và có sự giám sát an ninh hàng không thích hợp liên tục; Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển được vận chuyển từ sân đỗ tàu bay vào khu vực lưu giữ hàng hóa qua khu vực không phải khu vực hạn chế và ngược lại được niêm phong an ninh và có biện pháp giám sát an ninh thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa việc đưa trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi

+ Hãng hàng không vận chuyển hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển đến phải cung cấp tờ khai an ninh cho người khai thác cảng hàng không, sân bay quá cảnh, trung chuyển và hãng hàng không vận chuyển lô hàng hóa, bưu gửi đi

- Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh

+ Hãng hàng không phải chịu trách nhiệm về hành khách do hãng chuyên chở bị Việt Nam từ chối nhập cảnh và có nghĩa vụ sau: Chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam trong thời gian sớm nhất; Phối hợp với công an cửa khẩu tạm giữ giấy tờ về nhân thân của hành khách và làm thủ tục để có các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách đó rời khỏi Việt Nam nếu hành khách không có giấy tờ về nhân thân hợp lệ; Thông báo cho công an cửa khẩu, Cảng vụ hàng không danh sách hành khách, thời gian, địa điểm quản lý hành khách bị từ chối nhập cảnh và chuyến bay chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam; Tiếp nhận giấy tờ về nhân thân hoặc các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cung cấp và chỉ giao lại giấy tờ nêu trên khi hành khách đã được bàn giao cho nhà chức trách có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu bay đến.

+ Trường hợp hãng hàng không chuyên chở hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nước ngoài về Việt Nam, hãng hàng không có trách nhiệm phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại để có giấy tờ về nhân thân của hành khách đó hoặc các giấy tờ khác do nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách.

+ Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh được quản lý, giám sát tại cảng hàng không, sân bay, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không quản lý, giám sát hành khách bị từ chối nhập cảnh. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh không tự nguyện về nước, hãng hàng không phải bố trí nhân viên an ninh áp giải trên chuyến bay, tối thiểu 01 nhân viên áp giải 01 hành khách.

+ Hãng hàng không chịu mọi chi phí liên quan đến hành khách bị từ chối nhập cảnh.

+ Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách bị từ chối nhập cảnh và người áp giải cùng với công cụ hỗ trợ mang theo. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay hoặc nhà chức trách nước ngoài nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp cần thiết.

+ Trường hợp hành khách mang quốc tịch nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam, sau đó xuất cảnh để đi nước thứ ba nhưng bị từ chối nhập cảnh và buộc trở lại Việt Nam, hãng hàng không chịu trách nhiệm vận chuyển hành khách này trở lại Việt Nam, bàn giao cho Công an cửa khẩu và hãng hàng không phối hợp với Công an cửa khẩu xác minh hành trình, thông tin nhân thân, quốc tịch của hành khách để cơ quan chức năng có biện pháp xử lý.

- Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách không làm chủ được hành vi là hành khách trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình do bị bệnh tâm thần hoặc do sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích:

+ Việc chấp nhận chuyên chở hành khách bị bệnh tâm thần do đại diện hãng hàng không đánh giá và quyết định nhưng phải thực hiện các yêu cầu sau đây: Hành khách bị bệnh tâm thần phải có bác sĩ hoặc thân nhân đi kèm có khả năng kiềm chế được hành vi bất thường của hành khách. Trong trường hợp cần thiết, hành khách bị bệnh tâm thần cần phải được gây mê trước khi lên tàu bay, thời gian tác dụng của thuốc phải lâu hơn thời gian bay; Hành khách bị bệnh tâm thần và hành lý, vật dụng của họ phải được kiểm tra trực quan; việc kiểm tra có thể được bố trí tại khu vực riêng; Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của đại diện hãng hàng không, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải hộ tống hành khách bị bệnh tâm thần lên tàu bay và ngược lại; Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách bị bệnh tâm thần. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho người khai thác cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp nếu xét thấy cần thiết.

+ Việc chấp nhận chuyên chở hành khách đã sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích nhưng chưa đến mức không làm chủ được hành vi do đại diện hãng hàng không đánh giá, quyết định. Khi chuyên chở các đối tượng này, hãng hàng không phải áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không thích hợp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2021.

Dương Thắm

Dương Thị Thắm

Video liên quan

Chủ Đề