Người lao động đóng bảo hiểm y tế bao nhiêu năm 2024

là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận. Đây là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức thực hiện, được thể chế hóa bằng Luật Bảo hiểm y tế. BHYT hướng tới mục tiêu toàn dân. Vì thế, theo quy định hiện hành, đối tượng tham gia BHYT sẽ được chia thành các nhóm khác nhau với quy định và mức đóng khác nhau. Để việc tham gia thuận lợi, bạn cần hiểu rõ các nhóm đối tượng và các quy định liên quan.

Nhóm đối tượng tham gia BHYT

1. Nhóm đối tượng tham gia BHYT do người lao động và người sử dụng lao động đóng:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức [sau đây gọi chung là người lao động].

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

2. Nhóm do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng:

Nhóm đối tượng tham gia BHYT tiếp theo là nhóm đối tượng do quỹ BHXH đóng, bao gồm:

- Người đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị TNLĐ, BNN hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng

- Người đang trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Lao động nữ đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.

Người đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng thuộc nhóm do BHXH chi trả

Lưu ý:

- NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

- Trường hợp NLD nghỉ việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó.

3. Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng:

- Nhóm đối tượng tham gia BHYT này bao gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

- Trẻ em dưới 6 tuổi;

- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

- Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

- Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;

- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật

- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

Tham gia BHYT đem tới rất nhiều lợi ích khi KCB

4. Nhóm do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng:

- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo

- Nhóm đối tượng tham gia BHYT là học sinh, sinh viên.

- Hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình.

5. Nhóm thứ năm đối tượng tham gia theo hộ gia đình

Đây là nhóm đối tượng tham gia BHYT chiếm tỷ lệ lớn, được nhà nước quan tâm. Theo quy định hiện hành, mức đóng BHYT hộ gia đình như sau:

- Người thứ nhất: số tiền BHYT cần đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở

- Người thứ 2: cần đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất

- Người thứ 3: cần đóng 60% mức đóng của người thứ nhất

- Người thứ 4: đóng 50% mức đóng của người thứ nhất

- Từ người thứ 5 trở đi: đóng 40% mức đóng của người thứ nhất

Hiện nay, mức lương cơ sở 2021 là 1,49 triệu đồng/ tháng. Như vậy, mức đóng BHYT hộ gia đình cụ thể sẽ là:

Thành viên

Mức đóng

Thành viên 1

67.050 đồng/tháng

Thành viên 2

46.935 đồng/tháng

Thành viên 3

40.230 đồng/tháng

Thành viên 4

33.525 đồng/tháng

Từ thành viên thứ 5 trở đi

26.820 đồng/tháng

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về các nhóm đối tượng tham gia BHYT. Tham gia BHYT là quyền lợi mà người dân không thể bỏ qua. Hãy lưu ý nhóm đối tượng của mình để thực hiện đúng và đủ mức đóng theo quy định nhé.

Người sử dụng lao động đóng bao nhiêu phần trăm bảo hiểm y tế?

Theo đó, tổng mức đóng BHXH, BHYT hiện nay là 32% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT. Trong đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng 21,5%, còn người lao động có trách nhiệm đóng 10,5% tiền lương làm căn cứ đóng.

Khi nào người lao động được hưởng bảo hiểm y tế?

Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 thì người tham gia BHYT sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đã đóng BHYT đủ 05 năm liên tục và có “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”.

Mức lương 6 triệu đồng bảo hiểm bao nhiêu?

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x 6,5 triệu đồng = 682.550 đồng/tháng. Cách tính này chỉ áp dụng trong trường hợp 6,5 triệu đồng đó là mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội [bao gồm lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác thuộc diện tính đóng bảo hiểm xã hội].

Tiền bảo hiểm y tế năm 2023 là bao nhiêu?

Từ 1/7/2023, khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, như sau: Người thứ nhất: 81.000 đồng/tháng; 972.000 đồng/năm [trước 1/7: 67.050 đồng/tháng; 804.600 đồng/năm]. Người thứ hai: 56.700 đồng/tháng; 680.400 đồng/năm [trước 1/7: 46.935 đồng/tháng; 563.220 đồng/năm].

Chủ Đề