Ngôn ngữ Anh chuyên ngành tiếng Anh thương mại

Khi học lên cao đẳng và đại học, các ngành tiếng Anh sẽ không chỉ đơn thuần dạy ngôn ngữ, mà còn định hướng theo chuyên ngành cụ thể. Cùng tìm hiểu về chuyên ngành tiếng Anh thương mại là gì, học gì và làm gì trong bài viết sau.

Tiếng Anh thương mại là một phần trong hệ đào tạo đại học và cao đẳng ngôn ngữ Anh. Chuyên ngành này được định hướng đào tạo sinh viên ứng dụng ngôn ngữ Anh vào lĩnh vực thương mại hoặc kinh tế nói chung. Mục tiêu của chuyên ngành là hướng dẫn sinh viên giao tiếp ngoại ngữ một các hiệu quả nhất trong thực tiễn, trong các công việc cụ thể ở doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước.

Tiếng Anh thương mại tập trung vào từ vựng và các chủ đề được sử dụng trong thế giới kinh doanh, thương mại , tài chính và quan hệ quốc tế. Vậy nên, sinh viên sẽ được đào tạo cả về kỹ năng giao tiếp được sử dụng tại nơi làm việc và kỹ năng cần thiết cho giao tiếp kinh doanh. Điển hình như 

– Thuyết trình

– Đàm phán

– Giao tiếp trong cuộc họp, buổi gặp mặt

– Giao tiếp xã hội, thư từ , viết báo cáo và cách tiếp cận có hệ thống.

Không chỉ dừng lại ở kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, học tiếng Anh thương mại, sinh viên còn được cung cấp những kiến thức tổng quát về kinh doanh như kinh tế, kinh doanh, tài chính,… những vấn đề liên quan đến mảng thương mại.

Học một chuyên ngành ứng dụng ngôn ngữ sẽ mở ra rất nhiều cơ hội làm việc cho sinh viên sau khi ra trường. Khi ấy, các cử nhân không chỉ có vốn ngoại ngữ thuần thục mà còn có kiến thức, tư duy và kỹ năng về chuyên ngành.

Với tất cả những trang bị đó, sinh viên ra trường có thể làm việc tại những vị trí sau:

Vị trí biên – phiên dịch có thể làm việc tại các công ty dịch thuật, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan đối ngoại trong và ngoài nước hoặc các tập đoàn đa quốc gia. Bên cạnh đó, người làm có thể lựa chọn một công việc cố định hoặc trở thành một freelancer [lao động tự do] làm việc online cho đa tổ chức, doanh nghiệp.

Bên cạnh vốn ngoại ngữ và nền tảng kiến thức kinh tế, công việc của một trợ lý, thư ký còn yêu cầu nghiệp vụ riêng cũng như tư duy kế hoạch, thời gian hợp lý. Tuy nhiên, các khóa nghiệp vụ ngắn hạn có thể đáp ứng điều đó. Ngoài ra, đây là công việc rất tiềm năng từ thu nhập đến môi trường phát triển cho những ai thích sự thử thách.

Xuất nhập khẩu đang trở thành xu hướng những năm gần đây và sẽ bùng nổ trong vài năm tới. Nhìn một cách tổng quan thì đây là ngành lợi thế cho sinh viên tiếng Anh thương mại khi các bạn vừa có kiến thức, vừa có công cụ ngôn ngữ hỗ trợ. Một cách để cạnh tranh thuận lợi với các sinh viên chuyên ngành xuất nhập khẩu chính là thực tập từ sớm, có thể là từ năm nhất, năm hai nếu có thể.

Cùng với Marketing, Content đang trở thành nghề hấp dẫn và nhiều khía cạnh khám phá. Tuy nhiên, sinh viên tiếng Anh thương mại không nên cạnh tranh ở mảng Content tiếng Việt, nơi sinh viên ngành Truyền thông đang chiếm lợi thế. Hãy cho mình một “ngách” riêng, độc quyền về content tiếng Anh lĩnh vực kinh tế – thương mại. Thứ nhất là không phải cạnh tranh quá nhiều, thứ hai là dễ dàng khẳng định giá trị bản thân, nâng cao thu nhập. 

Tiếng Anh thương mại có lẽ không phải là ngành mới hay ngành hot trong thị trường lao động. Tuy nhiên, đầu ra của chuyên ngành này luôn rất ổn định, các công việc cũng có chỉ tiêu ở mức khá trong thị trường lao động, thay vì là cơn sốt, những ngành ổn định sẽ rất đáng để đầu tư.

Trên đây là những thông tin về chuyên ngành tiếng Anh thương mại là gì, học gì và làm gì sau khi ra trường. Mong rằng chúng có ích cho các bạn học sinh – sinh viên đang có dự định theo học, đăng ký dự tuyển trong kỳ thi THPTQG tới đây

Tiếng Anh từ lâu đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Ngôn ngữ Anh và tiếng Anh thương mại chính là hai ngành học được săn đón nhiều nhất đối với các bạn thí sinh hiện nay. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất chính là nên học ngôn ngữ Anh hay tiếng Anh thương mại trong xu thế đất nước đang hội nhập. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp được mọi thắc mắc cũng như đưa ra được lựa chọn chuyên ngành phù hợp nhất cho bản thân nhé!

Ngành ngôn ngữ Anh:

Là ngôn ngữ thông dụng trên toàn thế giới với hơn 80 quốc gia sử dụng, khi theo học ngành ngôn ngữ Anh, sinh viên không chỉ trở thành công dân toàn cầu mà còn có những cơ hội nghề nghiệp đầy hấp dẫn trong tương lai.

Sinh viên ngành ngôn ngữ Anh sẽ được trang bị và nghiên cứu về: văn hóa, lịch sử, đất nước, con người,… của tất cả quốc gia đang sử dụng tiếng Anh trên thế giới giúp bạn có được những kiến thức sâu rộng không chỉ về ngôn ngữ mà còn về văn hóa, xã hội, lịch sử của các nước sử dụng tiếng Anh.

Tuy vậy, cũng có nhiều ý kiến cho rằng ngành ngôn ngữ Anh chỉ trang bị các kỹ năng chuyên sâu về Anh ngữ mà không trang bị được những kiến thức chuyên môn của từng ngành đặc thù. Chính vì vậy mà nhiều bạn vẫn rất băn khoăn không biết nên học ngôn ngữ Anh hay tiếng Anh thương mại?

Ngành tiếng Anh thương mại

Khi theo học ngành tiếng Anh thương mại, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế như: kinh doanh, thương mại bằng tiếng Anh,…Hơn nữa, các bạn còn được trang bị các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, kỹ năng trao đổi với khách hàng,…nhằm phục vụ tốt cho công việc trong tương lai.

Bạn nên lưu ý rằng tiếng Anh thương mại được đáng giá là ngành học khá đau đầu khi đang cân nhắc xem nên học ngành ngôn ngữ Anh hay tiếng Anh thương mại. Ngành này đòi hỏi sinh viên phải làm quen với các kiến thức chuyên sâu liên quan đến chuyên môn của hoạt động doanh nghiệp qua một số bộ phận như: kinh tế vi mô, nghiệp vụ xuất khẩu, marketing, quản trị học, nguyên lý kế toán,…bằng tiếng Anh.

Bên cạnh đó, sinh viên vẫn cần học tập và nghiên cứu về tiếng Anh để có nền tảng về ngôn ngữ thật vững chắc. Tuy nhiên chính nhờ vậy mà các bạn có lợi thế hiểu biết nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi theo học ngành tiếng Anh thương mại, các bạn có thể tự tin với khả năng cạnh tranh nghề nghiệp của bản thân mình.

So sánh ngành ngôn ngữ Anh với tiếng Anh thương mại

Giống nhau

Điểm giống nhau lớn nhất là cả 2 chuyên ngành này đều chú trọng đào tạo sinh viên 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết để sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo ở trình độ cao cấp.

4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết

Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trang bị những kiến thức và am hiểu nhất định về các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội,…của các quốc gia đang nói tiếng Anh trên toàn thế giới. Khi tốt nghiệp 2 ngành này, các bạn đều có thể ứng tuyển vào các vị trí như: biên – phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch, thư ký, trợ lý,…

Khác nhau

Ngôn ngữ Anh là ngành học phù hợp với những bạn yêu thích nghiên cứu học thuật. Ngành học này giúp các bạn sinh viên có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách thành thạo, tiếp thu và xử lý thông tin linh hoạt và chính xác. Khi có nền tảng vững chắc về ngôn ngữ, sau khi ra trường, các bạn có thể làm việc tại các cơ quan báo chí, đài truyền hình, các hãng thông tấn, bộ ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ hoặc trở thành các chuyên gia nghiên cứu về ngôn ngữ.

Riêng đối với ngành tiếng Anh thương mại, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu thêm về các kiến thức về: kinh tế, tài chính, kế toán, luật, nhân sự, quản trị,…bên cạnh việc học và sử dụng thành thạo 4 kỹ năng nghe – nói – đọc - viết. Ngoài ra, các bạn cũng được trang bị thêm các kỹ năng mềm bổ trợ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng viết báo cáo,…Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau tại các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia.

Nên học ngôn ngữ Anh hay tiếng Anh thương mại?

Vì 2 chuyên ngành này gần giống nhau nên việc lựa chọn học ngành ngôn ngữ Anh hay tiếng Anh thương mại là không hề đơn giản. Chính vì thế muốn trả lời cho câu hỏi này, bạn cần xác định rõ 3 yếu tố sau: sở trường, đam mê và nhu cầu của thị trường lao động hiện nay.

Nên học ngôn ngữ Anh hay tiếng Anh thương mại?

>>Có thể bạn quan tâm: Ngôn ngữ Anh Lương Bao Nhiêu? Có Dễ Xin Việc Không?

Ví dụ điển hình: nếu bạn yêu thích nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, đất nước, con người của các quốc gia khác nhau trên thế giới và có khả năng xử lý thông tin một cách khéo léo, linh hoạt thì bạn nên lựa chọn ngành ngôn ngữ Anh. Nhưng nếu bạn là người thiên về số học và thích làm việc với văn bản, giấy tờ, đặc biệt quan tâm đến kiến thức về thương mại, kinh tế,…thì chắc chắn chuyên ngành tiếng Anh thương mại sẽ là lựa chọn tất yếu dành cho bạn.

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã nhận biết rõ được 2 chuyên ngành và đưa ra được lựa chọn cũng như quyết định riêng về ngành học cho bản thân trong tương lai rồi phải không? Nếu có thắc mắc gì hay muốn tìm hiểu về ngôi trường cao đẳng quốc tế Sài Gòn đào tạo ngành ngôn ngữ Anh uy tín nhất thành phố Hồ Chính Minh hiện nay thì hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé! Chúng tôi sẽ hồi đáp ngay trong tích tắc!

Video liên quan

Chủ Đề