Nghẹt thở là gì

Khó thở này có thể là một triệu chứng của tình trạng sức khỏe, thường liên quan đến bệnh tim hoặc phổi. Tuy nhiên, khó thở tạm thời có thể có sau khi tập luyện cường độ cao hoặc hoạt động thể chất khác.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của khó thở

Triệu chứng chính của khó thở là thở gấp. Khó thở có thể kéo dài trong 1 hoặc 2 phút sau khi hoạt động gắng sức hoặc có thể là một triệu chứng mãn tính kéo dài trong thời gian dài hơn.

Trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân có cảm giác như không nhận đủ không khí vào phổi. Trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể cảm giác bị ngạt thở, khó thở gây tức ngực.

Khó thở xảy ra sau khi vận động gắng sức là tình trạng thường gặp trong thể thao, biểu hiện như:

  • Bị hụt hơi sớm hơn trước đây sau khi hoạt động thể chất.

  • Khó thở sau hoạt động mà trước đây từng mắc phải nhưng không gặp vấn đề gì.

  • Bắt đầu cảm thấy khó thở mà không có lý do nào.

Nếu sau khi vận động gắng sức mà thấy những biểu hiện trên đây thì nên liên hệ nhân viên y tế hoặc các cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Các tình trạng có thể gây khó thở ngắn hạn bao gồm:

  • Suy tim đột ngột.

  • Huyết áp thấp.

  • Viêm phổi.

  • Thuyên tắc phổi [cục máu đông trong phổi].

  • Tràn khí màng phổi [xẹp phổi].

  • Ngộ độc carbon monoxide [CO].

  • Sốc phản vệ [phản ứng dị ứng nghiêm trọng].

  • Căng thẳng hoặc lo lắng quá mức.

  • Tràn dịch màng phổi làm trầm trọng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD].

  • Khó thở đột ngột khi bị thức ăn hoặc một số dị vật khác chặn đường thở.

  • Chấn thương phổi hoặc gây mất máu nhanh cũng sẽ làm cho việc thở trở nên khó khăn hơn.

Nếu cảm thấy khó thở nhẹ trong một thời gian dài, kéo dài hơn 1 tháng, nên liên hệ bác sĩ vì đây có thể là chứng khó thở mãn tính. Một số nguyên nhân khó thở mãn tính như:

Tác động của khó thở đối với sức khỏe

Thận trọng với các tình trạng gây khó thở đột ngột vì đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh cấp nào đó.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến khó thở

Tập thể dục thường là tác nhân gây khó thở ngắn hạn. Sau khi hoạt động gắng sức có thể dẫn đến khó thở. Tuy nhiên, điều này thường sẽ cải thiện khi nghỉ ngơi và sẽ thở với nhịp độ bình thường trong vòng vài phút.

Ở trên cao và không quen với việc thở ít oxy hơn cũng là nguyên nhân gây khó thở tạm thời. Với những người có ý định leo núi hoặc làm việc thường xuyên ở trên cao, nơi có không khí loãng thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi thực hiện.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải khó thở?

Bệnh nhân suy tim, mắc bệnh về đường hô hấp; bệnh nhân sống ở môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải khó thở

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc khó thở, bao gồm:

  • Ô nhiễm môi trường: Khói bụi, có dị nguyên, chất kích ứng;

  • Béo phì;

  • Hút thuốc lá.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán khó thở

Đầu tiên, cần đánh giá đường thở, nhịp thở và tuần hoàn để xác định tình trạng và mức độ bệnh.

Tiếp theo, cần đánh giá thể chất, tiền sử bệnh, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng phổi [đo phế dung], đo oxy máu, đo mạch, nhịp thở, chỉ số khối cơ thể và nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cao có thể cho thấy cơn sốt đang gây khó thở, trong khi mạch bất thường có thể chỉ ra tình trạng cơ bản của tim.

Chụp X-quang ngực thường là bước chẩn đoán đầu tiên để xác định xem có biến chứng phổi hoặc tim gây khó thở hay không. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng chụp cắt lớp vi tính [CT] trong quá trình chẩn đoán: Viêm phổi, thuyên tắc phổi, tràn dịch màng phổi, khối u, bệnh phổi kẽ.

Nếu các xét nghiệm trên không xác định được nguyên nhân của tình trạng, các bác sĩ có thể sử dụng siêu âm tim và hình ảnh điện tâm đồ để đánh giá thêm chức năng tim hoặc sử dụng các xét nghiệm chức năng phổi và đo oxy xung. 

Phương pháp điều trị khó thở hiệu quả

Điều trị chứng khó thở thường nghĩa là điều trị nguyên nhân cơ bản.

Ăn kiêng và tập thể dục

Nếu bị béo phì và gặp khó khăn trong việc kiểm soát mức độ thể chất gây ra chứng khó thở, nên có một chế độ ăn uống cân bằng và thường xuyên tập thể dục có thể giúp giảm các triệu chứng.

Phục hồi chức năng phổi

COPD và các tình trạng phổi khác cần có sự theo dõi của bác sĩ.

Phục hồi chức năng tim

Khó thở là một trong những triệu chứng của bệnh suy tim. Khi bị suy tim, tức là tim quá yếu để bơm đủ lượng máu có oxy để đáp ứng yêu cầu của cơ thể.

Phục hồi chức năng tim có thể giúp kiểm soát suy tim và các tình trạng liên quan đến tim khác. Trong trường hợp suy tim nghiêm trọng, cần một máy bơm nhân tạo để hỗ trợ chức năng tim.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của khó thở

Chế độ sinh hoạt:

  • Cai nghiện thuốc lá.

  • Hạn chế vận động quá sức.

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

Phương pháp phòng ngừa khó thở hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Điều trị và tuân thủ điều trị kịp thời.

  • Tránh béo phì, nếu có cần phải giảm cân.

  • Tránh tiếp xúc với dị nguyên hoặc các chất, thực phẩm gây dị ứng hoặc ở môi trường ô nhiễm khói bụi.

  • Nếu bị các bệnh về hô hấp như viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, cần lưu ý cách sử dụng dụng cụ hít/bình xịt đúng cách.

    Hay bị nghẹt thở là bệnh gì?

    Khó thở cũng có thể xuất hiện do các bệnh lý về tim mạch gây nên. Tình trạng càng kéo dài thì các biểu hiện sẽ càng rõ rệt, đặc biệt tình trạng khó thở và đau tức ngực. Các bệnh lý về tim mạch có triệu chứng khó thở có thể kể đến như: nhồi máu cơ tim, suy tim mạn, thông liên nhĩ, hẹp hai lá giai đoạn đầu,...

    Người bị nghẹt thở có biểu hiện như thế nào?

    Đây là dấu hiệu nghẹt thở phổ biến và là cách để báo cho những người xung quanh biết rằng bạn đang bị nghẹt thở; Thở khò khè; Da mặt chuyển sang màu xanh lam: Tím tái, một màu xanh lam đối với da, thể được nhìn thấy sớm nhất ở xung quanh mặt, môi và các kẽ móng tay.

    Làm gì khí bị nghẹt thở?

    Cách xử trí giảm tình trạng khó thở.
    Thở sâu. Thở sâu đường bụng có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng khó thở. ... .
    Thở mím môi. Thở mím môi được xem là kỹ thuật đơn giản để kiểm soát tình trạng khó thở. ... .
    Ngồi thả lỏng và hơi nhô người về phía trước. ... .
    Hít hơi nước. ... .
    Sử dụng quạt. ... .
    Uống cà phê ... .
    Uống trà gừng..

    Khó thở có cảm giác như thế nào?

    Khó thở là cảm giác khó khăn hoặc không thoải mái trong khi hít thở vì không lấy được đủ không khí để thở. Người bệnh thường mô tả các cảm giác như thở không “trơn tru”, “hụt hơi”, “nghẹt thở”, “thiếu khí để thở”, “gắng sức thở”, hoặc cảm giác “căng tức ngực” …

Chủ Đề