Nghệ sĩ cải lương thanh sang sinh năm bao nhiêu năm 2024

TTO - Sau nhiều năm chống chọi với những căn bệnh tuổi già, NSƯT Thanh Sang qua đời lúc 0h25 rạng sáng 21-4 tại nhà riêng, hưởng thọ 74 tuổi.

Nghệ sĩ Thanh Sang trong trích đoạn Tiếng Trống Mê Linh [tháng 3-2014] - Ảnh: T.T.D.

Nếu đã là khán giả hâm mộ cải lương, có lẽ không ai là không biết đến nghệ sĩ Thanh Sang. Ông tên thật là Nguyễn Văn Thu, sinh năm 1943 tại Phước Hải, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cha ông người Bình Định, mẹ gốc Phú Yên.

Trong thời gian cha tham gia kháng chiến chống Pháp, mẹ ông ở nhà vất vả chăm sóc 4 người con trong đó chỉ có Thanh Sang là trai.

Vì vậy năm 8 tuổi ông tập đi biển để phụ giúp gia đình. Gia đình gần rạp hát nên cậu bé Thu nghe riết rồi ghiền cải lương lúc nào không hay.

Ban đầu chỉ tập tành hát theo những giọng ca tài danh ông mến mộ, nhưng sau đó cậu bé Thu ngày càng chứng tỏ mình có nhiều triển vọng với nghề hát.

Xem lại trích đoạn trong Tiếng trống Mê Linh với diễn xuất của Thanh Nga - Thanh Sang - Nguồn: Youtube

Những năm 1960 khi đoàn Ngọc Kiều về quê ông hát, thỉnh thoảng ông được nhờ thế vai các anh kép bị ốm. Thời điểm quan trọng là khoảng năm 1962, khi ông bầu đoàn Ngọc Kiều dám kêu ông thế vai Đông Nhật của Hùng Cường trong vở Tuyết phủ chiều đông.

Lần “mạo hiểm” đó giúp ông chứng tỏ khả năng mình và trở thành kép chánh, chính thức bước vào nghiệp hát với nghệ danh Thanh Sang.

Năm 1964, ông nhận huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai Tạ Tốn trong vở Cô gái Đồ Long.

Với chất giọng mùi mẫn, nhiều tâm sự, Thanh Sang trở thành giọng hát rất đặc biệt trong nhiều anh kép sáng giá thời bấy giờ. Lối diễn xuất điềm đạm, tinh tế giúp ông có nhiều vai diễn để đời.

Đặc biệt nhất trong cuộc đời đi hát của ông có lẽ là khi hát cặp cùng Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga. Họ được xem là cặp đào kép ăn ý và rất xứng trên sân khấu. Nhắc đến Thanh Nga là người ta nghĩ đến Thanh Sang, và nói đến Thanh Sang có lẽ người hâm mộ không thể quên Thanh Nga.

Nghệ sĩ Thanh Sang chụp ảnh cùng người hâm mộ - Ảnh: T.T.D.

Thanh Nga - Thanh Sang đã có những vai diễn để đời và là mẫu mực cho các nghệ sĩ cải lương trẻ sau này học tập như Trần Minh - Quỳnh Nga trong vở Bên cầu dệt lụa, Trưng Trắc - Thi Sách trong vở Tiếng trống Mê Linh, Dương Vân Nga - Lê Hoàn trong Thái hậu Dương Vân Nga...

Những năm gần đây dù sức khỏe yếu nhưng tranh thủ khỏe chút ông lại bước lên sân khấu. Như hồi ông diễn vở Nửa đời hương phấn cách đây vài năm, dù huyết áp đột ngột tăng cao nhưng ông vẫn cương quyết ra sân khấu để hoàn thành vai diễn.

Xem ông diễn lúc đó cả nghệ sĩ và khán giả vừa hồi hộp vừa xúc động, nhìn ông đi không vững mà vẫn cố bấu vào diễn để ca, để hát... mới thấy đời nghệ sĩ dù có chết trên sân khấu cũng là hạnh phúc.

Vẫn biết sinh lão bệnh tử là lẽ thường tình nhưng có lẽ người hâm mộ sẽ luôn ngậm ngùi khi tiếng hát trầm ấm, da diết của ông và Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga vẫn còn mãi trong bài Mê Linh biệt khúc [vở Tiếng trống Mê Linh]: “Trong giây phút chia tay…”

Tang lễ nghệ sĩ Thanh Sang tổ chức tại nhà riêng đường số 17, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Sau hai tuần nhập viện cấp cứu vì khó thở, xuất huyết não, suy tim, suy thận, NSƯT Thanh Sang đã qua đời tại nhà riêng ở quận Thủ Đức, TP.HCM.

Trước đó, đầu giờ chiều ngày 20/4, gia đình đã được bác sĩ đồng ý đưa ông về nhà. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đều cầu mong có phép màu, điều kỳ diệu sẽ xảy ra, giúp nghệ sĩ khỏe lại.

Tang lễ của NSƯT Thanh Sang được tiến hành tại nhà riêng ở đường 17, quận Thủ Đức. Gia đình sẽ an táng nghệ sĩ tại nghĩa trang Bình Dương.

Trên trang cá nhân, nghệ sĩ Gia Bảo - người từng hợp tác với ông ở vở Nửa đời hương phấn năm 2015 chia sẻ: "Cúi đầu đưa tiễn NSƯT Thanh Sang về cõi Phật. Tháng 1/2015 vở Nửa đời hương phấn tại nhà hát Bến Thành là lần cuối cùng được hợp tác với ông và cũng là lần cuối cùng ông đứng trên sân khấu. Kính nguyện hương hồn ông về miền cực lạc. Trân quý một tài danh lừng lẫy".

Nghệ sĩ Thanh Sang khi còn đứng trên sân khấu.

Nghệ sĩ Thanh Sang tên thật là Nguyễn Văn Thu, sinh năm 1943 tại xã Hòa Hiệp, huyện Phước Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Gia đình không có ai theo nghệ thuật song sống gần rạp Cải lương Hải Lạc, ông bị cuốn hút theo nghề hát xướng. Ban đầu, ông thường nhại lại giọng của các nghệ sĩ gạo cội Thành Công, Út Trà Ôn...

Năm 1960, đoàn cải lương Ngọc Kiều của bầu Hoàng Kinh, Ngọc Đán đến Hải Lạc biểu diễn. Khi diễn vở Chiều đông gió lạnh về, ông Thu thường được đưa vào thay thế khi các kép bị ốm. Bầu Hoàng Kinh thấy vậy mới đặt cho ông nghệ danh là Thanh Sang.

Năm 1962, ông được bầu Hoàng Kinh cho thế Hùng Cường, vai Đông Nhật trong vở Tuyết phủ chiều đông. Ông diễn thành công và từ đó thành một kép chánh trong đoàn cải lương Ngọc Kiều.

NSƯT Thanh Sang và vợ.

Sau này, ông chuyển về hát cho đoàn Dạ lý hương. Cũng trong năm này ông nhận huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai Tạ Tốn trong vở Cô gái Đồ Long. Vai diễn đã đưa ông từ một anh chàng chài lưới, chưa qua trường lớp, trở thành ngôi sao sân khấu.

Từ đó, ông còn thành công với nhiều vai khác như vai Trần Minh trong vở Bên cầu dệt lụa, Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga...

NSƯT Thanh Sang từng kết hợp ăn ý với NSƯT Thanh Nga - là cặp đôi yêu thích của khán giả. Khi Thanh Nga qua đời, dù đóng cặp cùng nhiều nữ nghệ sĩ cải lương khác, nhưng với ông, người hiểu ý nhất vẫn là Thanh Nga.

Hải Thanh

Nghệ sĩ Thanh Sang qua đời nghệ sĩ Thanh Sang qua đời ở tuổi 75 NSUT Thanh Sang qua đời Diễn viên cải lương Thanh Sang qua đời

Chủ Đề