Nghe nhạc khi học bài có tốt không

Khảo sát mới nhất tại New York chỉ ra rằng những người thích nghe nhạc trong lúc học và làm sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Tại New York, mới đây đã có một cuộc khảo sát nhỏ đối với 2,000 người ở nhiều độ tuổi khác nhau để kiểm tra xem họ có thói quen nghe nhạc trong lúc học tập và làm việc hay không. Trong số này sẽ có bao nhiêu người thích sự yên tĩnh tuyệt đối để tập trung tốt hơn.

Sau khảo sát kết quả thu thập được cũng thật bất ngờ khi phần lớn mọi người điều có chung sở thích vừa học vừa nghe nhạc. Họ cho rằng việc làm như vậy mới thực sự kích thích bộ não hoạt động hết công suất và mang lại hiệu quả học tập cao hơn. Minh chứng cho điều đó đã có 84% người vừa nghe nhạc, vừa học tập có kết quả điểm trung bình cao trên 3.2/4.0. Trong khi đó, chỉ có 78% người học trong im lặng đạt điểm trung bình khoảng 3.2/4.0.

Ngoài ra, mọi người ước tính suy luận cho rằng tỷ lệ phần trăm này có thể tăng lên với các thế hệ lớp trẻ sau này. Tỷ lệ 58% người thích nghe nhạc khi học nằm ở độ tuổi thanh niên trẻ từ 18 – 25 tuổi, điều này cũng là hiển nhiên bởi độ tuổi này là độ tuổi phát triển mạnh và tư duy nhanh nhạy nhất của não bộ, ở độ tuổi 58 – 76 tuổi họ yêu thích sự yên tĩnh chiếm 42%.

Chưa một ai có thể xác thực 100% chắc chắn nghe nhạc lúc học giúp kết quả học tốt và đạt điểm trung bình cao hơn, nhưng có một điều chắc chắn mà nhiều nhà khoa học chứng minh được rằng khi nghe nhạc sẽ giúp xua tan đi mệt mỏi, âu lo, giảm stress rất hiệu quả.

Ngày nay, xu hướng nghe nhạc không còn trong phạm vi lớp học nữa mà đã lan rộng ra ngoài phạm vi công sở, trung bình cứ 3 người Mỹ thì có 2 người yêu thích việc vừa nghe nhạc vừa làm việc, lúc đó họ cảm thấy năng lượng làm việc rất tốt, hiệu quả giải quyết công việc mang lại cũng rất cao và họ càng mong muốn được làm việc nhiều hơn.

“Riverside” của Agnes Obel, “Against the World” của Bob Seger và “God’s Plan” của Drake là top 3 bài nhạc được lượt yêu thích nhiều nhất mà mọi người chia sẻ. Ngoài ra với những bản nhạc cổ điển mang phong cách cổ, hoài niệm chiếm 31% người lựa chọn khi nghe nhạc, R&B chiếm 28% và những bản nhạc đồng quê, quê hương chiếm 28%, tùy vào sở thích gu âm nhạc của mỗi người sẽ mà có sự lựa chọn nhạc khác nhau.

Bên cạnh đó với những bản nhạc không lời đơn giản như những giai điệu của tiếng đàn, tiếng sáo, những âm thanh trong tự nhiên như tiếng chim hót và cả podcast điều là những âm thanh êm tai, dễ chịu khi nghe lúc học hay làm việc.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc chơi nhạc cụ hay tận hưởng nghe nhạc có khả năng kích thích trí não, đem lại những ảnh hưởng tốt, giúp não phản xạ tốt hơn, giải phóng Dopamin – chất dẫn truyền thần kinh hay còn được biết là chất xúc tác hạnh phúc, giúp cải thiện tâm trạng và duy trì sự tập trung.

Âm nhạc cũng được xem như một chất kích thích của não bộ, nó có khả năng kích hoạt cả bán cầu trái và bán cầu phải của não chúng ta. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, học nhạc làm tăng kết quả học tập và chỉ số IQ ở trẻ. Kết quả chỉ ra ở những đứa trẻ được tiếp xúc với âm nhạc trong thời gian chỉ 36 tuần đã gia tăng đáng kể chỉ số IQ cũng như kết quả kiểm tra học tập tốt hơn so với những đứa trẻ còn lại.

Chính vì vậy một số người khuyến nghị nên đưa âm nhạc vào trong lớp học để kích thích sự ham muốn học ở học sinh. Nghe nhạc trong khi học thực sự là một công cụ hỗ trợ học cực kỳ hữu ích với đa số học sinh trong việc cải thiện khả năng tập trung và khả năng ghi nhớ của não bộ. Chúng ta nên khuyến khích các học sinh khám phá nhiều thể loại âm nhạc khác nhau cùng các âm thanh khác trong đời sống tự nhiên để khám phá những điều hay, ý nghĩa trong từng lời hát, từng âm hưởng nhạc cụ, để chọn ra cho bản thân thứ âm nhạc phù hợp nhất hỗ trợ tốt nhất cho bản thân trong tư duy học tập.

Điều cuối cùng tôi muốn gửi đến các bạn hãy thường xuyên nghe nhạc để tận hưởng những giai điệu của cuộc sống và tìm được nhiều năng lượng tích cực hơn giúp chúng ta có thể hoàn thành mọi công việc một cách trơn tru và hiệu quả hơn.

Nếu bạn phải vật lộn với những bài tập hoặc công việc đầy mệt mỏi thì động lực để vượt qua chúng sẽ giúp bạn hoàn thành mọi thứ tốt hơn. Bạn có thể tạo động lực cho mình bằng các phần thưởng cho bản thân sau khi hoàn thành công việc như xem tập mới nhất của một chương trình yêu thích, ăn một món ăn yêu thích... Một nghiên cứu được thực hiện từ năm 2019 cho thấy rằng âm nhạc giúp kích thích tạo động lực tương tự như những phần thưởng trên, tự thưởng cho bản thân một bản nhạc yêu thích sẽ giúp tăng động lực học tập, làm việc, tìm hiểu thông tin mới. Trường hợp thể loại nhạc yêu thích không có nhiều lợi ích trong học tập thì việc nghe chúng trong giờ giải lao cũng là biện pháp giúp bạn tăng động lực.

Nguyên nhân âm nhạc giúp tạo động lực được giải thích là do các tế bào thần kinh ở não phản ứng với âm nhạc và làm thay đổi nhịp điệu não, từ đó làm ảnh hưởng đến cảm giác của bạn. Các tế bào thần kinh này hoạt động chậm khi bạn nghe nhạc nhịp điệu chậm và sự hoạt động tăng lên cùng với nhịp điệu của âm nhạc. Vì vậy, để giữ động lực cho bản thân bạn hãy thử nghe nhạc nhanh hơn trong thời gian nghỉ học, thêm vào các bài tập thể dục hoặc một bữa ăn nhẹ để duy trì năng lượng, duy trì động lực và giảm căng thẳng.

Không phải lúc nào âm nhạc cũng giúp học tập hiệu quả hoặc gây tác động tiêu cực đến học tập, làm việc. Lựa chọn loại nhạc phù hợp sẽ giúp bạn tận dụng được lợi ích to lớn mà âm nhạc mang lại. Một số biện pháp trong việc lựa chọn âm nhạc như sau:

  • Tránh chọn nhạc có lời: Âm nhạc có kèm lời bài hát sẽ làm cho bạn dễ mất tập trung, giảm khả năng đọc hiểu;
  • Chọn những bản nhạc âm điệu chậm, nhạc cụ: Những lợi ích của âm nhạc thường xuất phát từ nhạc cổ điển, tuy nhiên nếu không thích loại nhạc này bạn có thể chọn các bản nhạc âm điệu chậm, nhạc không lời từ các loại nhạc cụ như piano...
  • Tránh âm nhạc gây ngạc nhiên: Những bản nhạc có nhịp điệu thay đổi đột ngột và không cố định làm suy nghĩ của bạn bị cuốn theo, từ đó là giảm khả năng tập trung, giảm hiệu suất công việc;
  • Giảm nhỏ âm lượng nhạc: Âm nhạc quá lớn sẽ làm gián đoạn suy nghĩ của bạn;
  • Chọn những bài hát không có cảm xúc mạnh: Những bản nhạc ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc của bạn như bài hát bạn thích hoặc ghét sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung;
  • Bên cạnh âm nhạc, một số âm thanh khác cũng có thể giúp hiệu quả học tập, công việc được cao hơn như các âm thanh của thiên nhiên [tiếng chim hót, tiếng mưa, sóng biển...].

Như vậy âm nhạc có thể cải thiện tâm trạng, tăng động lực và mức độ tập trung hơn để giải quyết công việc, học tập. Tuy nhiên không phải lúc nào âm nhạc cũng mang lại lợi ích, vì vậy việc lựa chọn âm nhạc thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả mà chúng mang lại.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Chủ Đề