Bầu ăn cua có tốt không

Bà bầu nên ăn cua vào thời điểm nào trong ngày là thắc mắc của nhiều phụ nữ mang thai bởi chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. 

Trong cua chứa nhiều dưỡng chất như omega 3, vitamin B, kẽm… Trung bình, cứ 100g cua chứa 500mg-1000mg chất béo. Bên cạnh đó, thịt cua còn được xem là thực phẩm bổ sung canxi tự nhiên tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào, nhưng khi ăn cua, đặc biệt là cua biển, mẹ bầu cần lưu ý đến những điều sau để tránh gặp phải những vấn đề về nhiễm khuẩn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.

Bà bầu nên ăn cua vào thời điểm nào trong ngày?

Bà bầu nên ăn cua vào thời điểm này trong ngày? Thời điểm tốt nhất để bổ sung các chất dinh dưỡng từ cua đó là bữa trưa. Nên tránh ăn cua vào bữa tối vì protein, calo cao trong thực phẩm này khiến mẹ bầu rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Phụ nữ mang thai trung bình nên ăn khoảng 168g cua 1 tuần, chia làm 2 bữa ăn. Tuy nhiên, trong cua có chứa một lượng nhỏ thủy ngân, chất dioxin và polychlorinated biphenyls nếu nhiễm phải những chất này sẽ tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy, bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dựa theo thể trạng, sức khỏe của mẹ và con để bổ sung nguồn dinh dưỡng từ cua hợp lý, an toàn.

Lợi ích từ cua đối với sức khỏe bà bầu

Cải thiện hệ miễn dịch 

Axit amino và chất chống oxy hóa trong cua giúp tăng cường hệ miễn dịch cho phụ nữ mang thai. Bổ sung cua trong thực đơn hàng ngày là cách nạp chất đạm cần thiết nhằm duy trì hoạt động sống và vận chuyển các dưỡng chất, nuôi dưỡng thai nhi. Không những vậy, cua còn tham gia vào quá trình tạo nên các tế bào bạch cầu trung tính, giúp ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Củng cố xương chắc khỏe

Cua chứa hàm lượng canxi cao giúp xương và răng thai nhi phát triển tốt. Trung bình cứ 100g cua đồng có khoảng 91mg canxi, còn với 100g thịt cua biển sẽ cung cấp khoảng 141mg canxi. 

Hấp thu các dưỡng chất từ canxi sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển hệ vận động của thai nhi. Lượng chất này tham gia vào quá tình hình thành tế bào xương, hộp sọ và răng em bé, đồng thời khắc phục tình trạng đau nhức xương ở mẹ bầu. 

Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

Hàm lượng sắt có trong cua sẽ giúp mẹ bầu tránh mắc các bệnh về thiếu máu. Bên cạnh đó, vitamin B9 và vitamin B12 có trong cua khi kết hợp với nhau sẽ kích thích sản sinh tế bào hồng cầu, giúp hạn chế các tai biến sản khoa nghiêm trọng.

Tăng cường trí nhớ

Lượng axit béo omega-3 trong các loại cua được xem là dưỡng chất lành mạnh, cần thiết, giúp duy trì hoạt động của não bộ và thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến não, hỗ trợ tăng cường trí nhớ hiệu quả.

Lưu ý ăn cua đúng cách khi mang thai

Theo khuyến cao của FDA mẹ bầu nên lưu ý không ăn quá 200g cua trong 1 tuần, đồng thời bổ sung dinh dưỡng từ các thực phẩm khác. 

Bà bầu nên mua thịt cua tươi, ngon, chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với cua đồng, bạn nên tránh mua cua xay sẵn để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Tốt nhất nên mua cua tươi về tự làm sạch hoặc yêu cầu người bán làm ngay tại nơi mua. Chế biến và ăn trong ngày, hạn chế ăn cua để qua đêm hay được nấu lại nhiều lần.



Cua là thực phẩm chứa nhiều canxi và sắt, tuy nhiên nếu không được chế biến đúng cách, sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hay ngộ độc thức ăn như: khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy… Hạn chế ăn thịt cua, gỏi cua sống, vì sẽ khiến vi khuẩn Listeria monocytogenes có cơ hội tấn công hệ miễn dịch của con người. Nên ăn cua đã được chế biến kỹ càng, sạch sẽ.

Không nên ăn hồng khi ăn cua. Quả hồng chứa nhiều axit tannic, khi trộn với chất đạm cao trong thịt cua, có thể gây khó khăn cho hệ tiêu hóa.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc bấy lâu nay: Bà bầu nên ăn cua vào thời điểm nào trong ngày? Cua là thực phẩm tốt cho sự phát triển của thai nhi, chỉ cần mẹ lưu ý đến cách sử dụng và chế biến, ăn với lượng vừa phải để các dưỡng chất trong cua có cơ hội phát huy tối đa. 

------------------------------------------------------

Bạn đang lập kế hoạch mang thai và muốn chuẩn bị kiến thức và thiết lập thói quen tập luyện để có thể duy trì khi mang thai?

Bạn đang mang thai và mong muốn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho cả mình và em bé, nhưng không muốn bị tăng cân quá mức để hồi phục và về vóc dáng cũ nhanh chóng sau sinh?

Bạn muốn tận hưởng một thai kỳ lành mạnh và hạnh phúc, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cả về thể chất và tinh thần?

Bạn là người thân và muốn chăm sóc, chia sẻ kiến thức với người mẹ tương lai để đồng hành trong khoảng thời gian kỳ diệu này?

Bạn là bác sĩ phụ sản muốn cập nhật kiến thức về dinh dưỡng, tập luyện lành mạnh trong thai kỳ để tư vấn các thai phụ, bệnh nhân của mình tốt hơn và đầy đủ hơn?

Hãy đăng ký ngay chương trình tập luyện mới nhất của Her Academy: FIT & STRONG PREGNANCY cùng HLV Đào Chi Anh - là một HLV Fitness Cá Nhân có chứng chỉ quốc tế hàng đầu thế giới ISSA [Hoa Kỳ] và đã tốt nghiệp bằng Diploma về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Royal Institute of Public Health [Vương Quốc Anh].

Tại sao bà bầu không nên ăn cua?

- Cua chứa nhiều chất béo và cholesterol, vì thế những mẹ bầu mắc bệnh cao huyết áp cũng như một số bệnh khác, chẳng hạn như gan nhiễm mỡ, viêm túi mật,… cũng cần hạn chế tiêu thụ cua. - Cua có chứa nhiều purin, do đó bà bầu ăn nhiều cua có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Ăn cua có tác dụng gì cho bà bầu?

Cua, ghẹ là những loại hải sản chứa nhiều canxi và sắt, vô cùng tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đây là một nguồn protein, vitamin A và D tuyệt vời và axit béo omega-3 thiết yếu . Cua cũng như các loại hải sản rất tốt cho sự phát triển trí não và mắt của bé.

Bà bầu nên ăn cua ghẹ khi nào?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ bầu nên hạn chế ăn ghẹ trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sau kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu có thể ăn ghẹ nhưng nên: Ăn với hàm lượng tối đa là 200gr thịt ghẹ/bữa. Mẹ bầu cũng không nên ăn với tần suất liên tục.

Phụ nữ mang thai nên ăn hải sản gì?

Cục Vệ sinh an toàn Thực phẩm khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tránh ăn cá ngừ, cá mập, cá thu, cá kình, cá kiếm. Thay vào đó, các bà bầu có thể lựa chọn tôm, cá hồi, cá cơm, cá rô phi, cá minh thái, những loại thực phẩm này đã được kiểm định chứa hàm lượng thủy ngân nhỏ, không gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Chủ Đề