Ngày 15 tháng 7 âm là ngày gì năm 2024

TS. Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM, cho biết, quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn và tục lệ cúng rằm tháng 7 có từ lâu, mang tính phổ biến.

Ở nước ta, theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là Địa quan xá tội, tức những vong hồn dưới âm phủ được lên cõi trần gian. Do đó, người ta bày mâm cúng thí thực cô hồn. Các chùa thiết lập trai đàn chẩn tế để “tài pháp nhị thí” cho các cô hồn ngạ quỷ vất vưởng.

Rằm tháng 7 trùng vào dịp lễ Vu Lan báo hiếu, cho nên con cháu thường đến chùa cầu siêu cho ông bà, tổ tiên.

Vì vậy, lễ cúng rằm tháng 7 âm lịch luôn được tiến hành long trọng hơn những ngày rằm khác trong năm.

Năm 2023, rằm tháng 7 nhằm vào thứ Tư, ngày 30/8 dương lịch. Việc cúng rằm tháng 7 có thể diễn ra từ ngày 2/7 đến trước 12h ngày 15/7 âm lịch, tức từ ngày 17/8 đến ngày 30/8 dương lịch.

Theo lịch vạn niên, thời điểm cúng rằm tháng 7 đẹp nhất năm 2023 là ngày 13/7 âm lịch, tức ngày 28/8 dương lịch. Ngày này được dự đoán rất thuận lợi để cầu tài, xuất hành và đạt được nhiều may mắn.

Mâm cỗ cúng gia tiên vào rằm tháng 7 âm lịch. Ảnh: Nhà hàng Bể Cá.

Tuy nhiên, phần lớn gia đình khi cúng rằm tháng 7 chỉ hướng đến việc tri ân, tưởng nhớ tổ tiên, cha mẹ, cảm tạ thần linh, cũng như thể hiện lòng từ bi, thương xót đến những vong hồn cô đơn đói khổ.

Nhiều người không quá coi trọng việc chọn ngày để cầu tài lộc, công danh phú quý. Họ chọn ngày cúng dựa vào điều kiện của mỗi gia đình sao cho thuận tiện nhất, chỉ cần cúng trước 12h ngày rằm tháng 7.

Nghi lễ cúng rằm tháng 7 bao gồm cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng chúng sinh [cô hồn] với thời điểm và cách thức thực hiện khác nhau.

Cúng chư Phật và thần linh

Nghi lễ cúng chư Phật và thần linh có thể diễn ra vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch, nhưng thường được chọn vào ngày rằm. Giờ cúng thường là vào buổi sáng hoặc trưa, từ 10h đến 12h.

Cúng gia tiên

Đây là việc cúng tổ tiên, cha mẹ và những người thân đã khuất khác. Lễ cúng gia tiên cũng nên được thực hiện vào ban ngày, từ 10h đến 12h là hợp lý nhất. Người xưa cho rằng đây là giờ hoàng đạo, dương khí rất mạnh, ít ma quỷ xuất hiện hơn, còn linh hồn gia tiên sẽ được Thổ thần cho phép vào để thụ lộc.

Cúng chúng sinh

Đây là nghi lễ cúng bố thí cho những vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng. Nghi lễ này nên được thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Theo quan niệm dân gian, các cô hồn thường sợ ánh sáng, thời điểm trời tắt nắng họ sẽ dễ nhận được đồ mà các gia đình cúng hơn.

Rằm tháng 7 [ngày 15/7 Âm lịch] là ngày lễ lớn của Phật Giáo Việt Nam, ngày này còn gọi là Lễ Vu Lan, con cái sẽ tri ân, báo đáp công ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó, đây cũng là ngày lễ Xá tội vong nhân.

Rằm tháng 7 sẽ rơi vào ngày 15/7 âm lịch.

Vào ngày 15/7 âm lịch người ta sẽ thường cúng cô hồn nhằm xua đi xui xẻo và mang lại may mắn, bình an cho gia đình.

Năm 2023, Rằm tháng 7 sẽ diễn ra vào ngày 15/7 Âm lịch tức thứ tư ngày 30 tháng 8 năm 2023 Dương lịch.

Rằm tháng 7 Âm lịch 2023 là ngày bao nhiêu dương lịch? Đốt vàng mã cúng cô hồn vào rằm tháng 7 cần lưu ý điều gì? [Hình từ Internet]

Đốt vàng mã cúng cô hồn vào rằm tháng 7 cần lưu ý điều gì?

Hiện nay, quy định pháp luật không cấm người dân đốt vàng mã.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tai khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a] Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b] Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c] Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a] Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b] Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a] Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b] Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c] Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d] Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ] Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a] Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b] Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a] Phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam;
b] Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a] Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
b] Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a] Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b] Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c] Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d] Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ] Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a] Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b] Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này..

Theo quy định trên, có thể thấy đốt vàng mã khi cúng cô hồn không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, trong quá trình đốt vàng mã [tại nơi tổ chức lễ hội] khi cúng rằm tháng 7 người dân cần lưu ý thực hiện đúng nơi quy định.

Hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.

Đốt vàng mã trong ngày cúng cô hồn mà vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Theo đó, nếu đốt vàng mã gây thiệt hại dưới 100.000.000 đồng thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên nếu đốt vàng mã trong ngày cúng cô hồn mà vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Nếu gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tại sao phải cúng rằm tháng 7 trước ngày 15?

Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt? Việc cúng Rằm tháng 7 nên thực hiện từ ngày mùng 2 cho đến trước 12h trưa ngày 15 tháng 7. Bởi theo quan niệm dân gian, ngày 15 tháng 7 âm lịch sẽ là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa” nên sau ngày này người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng được nữa.

15 tháng 7 là ngày gì?

Rằm tháng 7 [ngày 15/7 Âm lịch] là ngày lễ lớn của Phật Giáo Việt Nam, ngày này còn gọi là Lễ Vu Lan, con cái sẽ tri ân, báo đáp công ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ.

15 07 là ngày gì?

Ngày 15/7 âm lịch còn được gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu hay ngày lễ xá tội vong nhân. Vào ngày này ở Việt Nam ta thường có nhiều hoạt động ý nghĩa để những con cháu có thể tỏ lòng biết ơn và thành kính đến cha mẹ, tổ tiên như: ăn chay, niệm Phật, đi chùa cầu an, tham gia lễ hội thả hoa đăng, bông hồng cài áo...

Tết rằm tháng 7 là gì?

Rằm tháng 7 là ngày 15/7 Âm lịch, là một ngày lễ quan trọng của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ngày này có nhiều tên gọi khác nhau, như Lễ Vu Lan, Lễ Xá Tội Vong Nhân, Lễ Cúng Cô Hồn, hay Tiết Trung Nguyên.

Chủ Đề