Nếu điểm S đặt trước gương phẳng 50cm thì ảnh của điểm S qua gương cách gương bao nhiêu

Cách xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng cực hay

Trang trước Trang sau

Bài toán 1: Xác định vùng đặt của mắt để nhìn thấy vật bằng cách vẽ hai tia tới từ vật sáng đến mép gương và vẽ tia phản xạ của các tia này. Vùng giới hạn bởi hai tia phản xạ này là vùng đặt mắt ta nhìn thấy vật.

Bài toán 2: Vẽ ảnh của mắt bằng cách lấy đối xứng qua gương. Từ ảnh này kẻ các đường tới mép gương [về phía trước gương]. Vùng giới hạn bởi hai tia đó là vùng nhìn thấy của mắt.

Quảng cáo

Câu 1: Tại các cửa hiệu hớt tóc, để khách có thể quan sát phần sau gáy của mình chủ cửa hiệu cần phải đặt 2 gương phẳng như thế nào?

Hiển thị đáp án

Để các khách có thể quan sát sau gáy của mình, chủ tiệm cắt tóc cần đặt 2 gương song ở hai bức tường đối diện nhau. 1 gương sau lưng khách, 1 cái trước mặt khách. Để ảnh sau gáy của khách ở gương sau lưng sẽ là vật đối với gương trước mặt khách và khác sẽ nhìn thấy ảnh của gáy trong gương thứ nhất này.

Câu 2: Cho một vật sáng AB đặt trước gương phẳng [như hình vẽ]

a. Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương phẳng.

b. Xác định và gạch chéo vùng đặt mắt có thể quan sát được toàn bộ ảnh A’B’.

Hiển thị đáp án

a] Có 2 cách để vẽ ảnh:

Cách 1: Vẽ ảnh của A và B bằng cách vẽ hai tia bất kì tới gương, sau đó nối A với B.

Cách 2: Lấy đối xứng AB qua gương.

b] Xác định vùng nhìn thấy của mắt bằng cách từ A và B vẽ các tia tới đến mép gương và vẽ tia phản xạ. Đặt mắt trong vùng tia phản xạ ta sẽ nhìn thấy ảnh A’B’ của AB.

Câu 3: Tại sao ở các phòng hẹp hoặc căn hộ có diện tích nhỏ, người ta thường khuyên lắp một gương phẳng lớn đối diện với cửa.

Hiển thị đáp án

Gương phẳng có tác dụng phản xạ ánh sáng, nó tạo ra ảnh ảo cùng chiều và có kích thước bằng vật, ảnh cách vật một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. Khi treo gương lên tường nó sẽ tạo ra các ảnh ảo cùng chiều, cùng kích thước vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. Khi treo gương một cách khéo léo, ta có cảm giác căn phòng rộng gấp đôi, điều này tạo cảm giác dễ chịu cho người sống trong căn phòng đó.

Quảng cáo

Câu 4: Tại sao bác tài xế ngồi đằng trước xe mà vẫn nhìn thấy đằng sau xe dù không ngoái đầu lại?

Hiển thị đáp án

Ở phía trước khoang lái có gắn một cái gương, mặt kính hướng về phía sau lưng bác tài xế, do vậy bác tài xế chỉ cần quay gương một góc thích hợp rồi nhìn vào kính là có thể thấy được những người và vật phía sau mà không cần ngoái đầu lại.

Câu 5: Trong hình dưới đây cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, có hai tia tới SI và SK chiếu tới gương.

a] Xác định ảnh của S

b] Vẽ hai tia phản xạ của SI và SK

c] Đánh dấu vị trí đặt mắt để nhìn được ảnh S’

d] Giải thích vì sao ta thấy được ảnh của S mà không hứng được ảnh.

Hiển thị đáp án

a] Có 2 cách vẽ ảnh của S.

Cách 1: Vẽ hai tia phản xạ IJ và KJ’, hai tia này có đường kéo dài cắt nhau ở đâu thì đó là ảnh S’ của S.

Cách 2: Lấy S’ đối xứng với S qua gương phẳng.

b] Vẽ tia phản xạ của SI và SK bằng cách vẽ pháp tuyến tại I và K sau đó vẽ tia phản xạ theo định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới.

c] Xác định vùng nhìn thấy của mắt bằng cách vẽ hai tia tới đến mép gương và vẽ tia phản xạ của các tia này. Vùng giới hạn bởi hai tia này là vùng mắt nhìn thấy ảnh S’ của S.

d] Ta nhìn thấy ảnh của S vì có các tia phản xạ đi vào mắt ta, các tia phản xạ này có đường kéo dài cắt nhau, nên ảnh tạo ra là ảnh ảo. Vì vậy ta không hứng được ảnh này.

Quảng cáo

Câu 6: Hai quả cầu nhỏ A và B được đặt trước một gương phẳng như hình dưới đây. Đặt mắt ở vị trí nào thì nhìn thấy ảnh của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia? Vẽ hình.

Hiển thị đáp án

Hai quả cầu A và B sẽ cho hai ảnh A’ và B’. Ta nhìn thấy các ảnh này do tia sáng từ vật đến gương phản xạ lại mắt ta. Tia phản xạ của tia tới từ vật A đến mắt ta thì ta nhìn thấy ảnh A’ của A. Tia phản xạ của tia tới từ vật B đến mắt ta thì ta nhìn thấy ảnh B’ của B. Vậy nếu tia phản xạ của A và B trùng nhau đi vào mắt ta thì ta sẽ thấy ảnh của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia.

Hình vẽ:

Câu 7: Một người đứng trước một gương phẳng đặt mắt tại M để quan sát ảnh của một bức tường song song với gương ở phía sau lưng như hình 5.11

a] Dùng hình vẽ xác định khoảng PQ trên tường mà người ấy quan sát được trong gương. Nói rõ cách vẽ

b] Nếu người ấy tiến lại gần gương thì khoảng PQ thay đổi thế nào?

Hiển thị đáp án

a] Khoảng PQ trên tường mà người ấy quan sát được trong gương phải thỏa mãn điều kiện: Tất cả các điểm sáng nằm trên tường trong khoảng PQ đều có tia sáng phát ra đến đập vào mặt gương, bị phản xạ và đi vào mắt M của người quan sát. Vậy tia tới PI và QJ phải nằm trên đường kéo dài gặp ảnh M’ của M.

Cách vẽ:

+ Vẽ ảnh M’ của mắt M qua gương.

+ Nối điểm mép gương I và J với M’ và kéo dài ra sau cắt tường tại P và Q.

Như vậy mọi tia tới xuất phát từ một điểm bất kì trên tường nằm trong khoảng PQ trên tường đều cho tia phản xạ trên gương đi được vào mắt M.

b] Nếu người ấy tiến lại gần gương hơn thì ảnh M’ của mắt M cũng tiến lại gần gương hơn, khi đó tia IP và JQ sẽ loe rộng hơn, suy ra khoảng PQ sẽ tăng lên.

Câu 8: Một nguồn sáng S được đặt trước một gương phẳng như hình 5.12.

a] Xác định khoảng không gian cần đặt mắt để có thể quan sát thấy ảnh của S.

b] Nếu đưa S lại gần gương hơn thì khoảng không gian này sẽ biến đổi như thế nào?

Hiển thị đáp án

a] Để mắt M có thể quan sát thấy ảnh S’ của S thì mắt phải nằm trong vùng không gian chứa chùm tia phản xạ. Đó chính là vùng không gian giới hạn tạo bởi chìm phản xạ trên mép gương.

Xác định khoảng không gian cần đặt mắt

+ Vẽ ảnh S’ của S đối xứng qua gương.

+ Gọi I và J là các diểm nằm trên mép gương; Nối S’I và S’J

Vùng không gian trước gương giới hạn tạo bởi cùm phản xạ S’I và S’J như hình 5.12a là vùng có thể đặt mắt để có thể quan sát thấy ảnh của S’.

b] Nếu đưa S lại gần gương hơn thì ảnh S’ của S cũng tiến gần gương hơn, khi đó chùm phản xạ giới hạn bởi hai tia SI và S’J sẽ loe rộng hơn, nên khoảng không gian này sẽ tăng lên.

Câu 9: Đặt một gương phẳng trước một vật như thế nào thì nhìn thấy ảnh của vật lộn ngược so với vật? Vẽ hình minh họa.

Hiển thị đáp án

Do tính đối xứng của ảnh và vật qua một gương phẳng, để ảnh lộn ngược so với vật thì cần đặt gương sao cho ảnh và vật cùng nằm trên một đường thẳng vuông góc so với gương.

Hình vẽ minh họa:

Câu 10: Tại sao ở các xe cứu thương thường in ngược chữ AMBULANCE trước mũi xe?

Hiển thị đáp án

Vì các dòng chữ khi phản xạ qua gương phẳng cho ảnh các dòng chữ ngược lại. Do đó các dòng chữ AMBULANCE được in ngược trên xe khi phản xạ qua kính của các xe phía trước sẽ cho dòng chữ AMBULANCE bình thường, nhằm giúp các phương tiện vận tải khác chạy trước xe cứu thương có thể đọc được dễ dàng thông điệp cấp cứu của xe phía sau để nhường đường cho xe cấp cứu.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Trắc nghiệmVật Lí 7 Bài 5 [có đáp án]: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Trang trước Trang sau
  • Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng [hay, chi tiết]

Bài 1: Chọn phát biểu đúng?

A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.

B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.

C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.

Quảng cáo
Hiển thị đáp án

- Ảnh tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn ⇒ Đáp án C sai.

- Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật ⇒ Đáp án A, B sai. Đáp án D đúng.

Bài 2: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 3m B. 3,2m C. 1,5m D. 1,6m

Hiển thị đáp án

Ảnh và vật đối xứng nhau qua gương phẳng nên khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương. Vì vậy một người đứng trước gương phẳng cho ảnh cách gương 1,5m thì người đó cũng cách gương 1,5m

Vậy đáp án đúng là C.

Bài 3: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?

A. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.

B. Khi S’ là nguồn sáng

C. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.

D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.

Hiển thị đáp án

- Để nhìn được vật thì tia sáng từ vật phát ra phải đi đến mắt người.

- Để nhìn được ảnh của vật qua gương, mắt phải nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.

⇒ Đáp án đúng là D.

Quảng cáo

Bài 4: Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?

A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.

B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.

C. Vì ảnh ảo là vật sáng.

D. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Hiển thị đáp án

Ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra là giao điểm của đường kéo dài của các tia sáng phản xạ trên gương. Vì thế khi ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S thì sẽ không hứng được ảnh trên màn ⇒ Đáp án đúng là B.

Bài 5: Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng:

A. 54cm B. 45cm C. 27cm D. 37cm

Hiển thị đáp án

- S và S’ đối xứng nhau qua gương phẳng nên khoảng cách từ S đến gương bằng khoảng cách từ S’ đến gương hay SH = S’H [1]

- Theo đề bài S’ cách S một khoảng là 54cm

Mà SS’ = 54 cm = SH + S’H [2]

Từ [1] [2] ⇒ SS’ = S’H + S’H = 2.S’H = 54 cm

⇒ S'H = 54/2 = 27cm

Vậy ảnh S’ của S nằm cách gương một khoảng là 27 cm

Quảng cáo

Bài 6: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng [hình vẽ].

a] Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng.

b] Đặt mắt tại điểm M nhìn vào gương, hãy vẽ tia sáng xuất phát từ A đến gương cho tia phản xạ lọt vào mắt.

Hiển thị đáp án

a] Qua gương vẽ A’ đối xứng với A, B’ đối xứng với B.

Nối A’ và B’ ta xác định được ảnh A’B’ của vật AB.

b] Nối A’ với M, A’M cắt gương tại điểm tới I.

Từ A vẽ tia tới AI và tia phản xạ MI.

Bài 7: Chiếu một tia sáng SI tới một gương phẳng. Nếu quay tia này xung quanh điểm S một góc α thì tia phản xạ quay một góc bằng bao nhiêu?

Hiển thị đáp án

- Tia SI quay xung quanh điểm S một góc α. Nghĩa là

- Do S’ đối xứng với S qua gương nên:

SH = S’H

SS’ vuông góc với gương

- Xét ΔSHI1 và ΔS'HI1 có:

- Xét ΔSHI2 và ΔS'HI2 có:

- Xét ΔSI1I2 và ΔS'I1I2 có:

Vậy tia phản xạ cũng quay một góc α

Bài giảng: Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Cô Phạm Thị Hằng [Giáo viên Tôi]

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 7 - Đề số 03 có lời giải chi tiết

Quảng cáo

Đề bài

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ảnh của một vật đặt trước gương phẳng

A. Luôn lớn hơn vật

B. Luôn bằng vật

C. Luôn nhỏ hơn vật

D. Lớn hay nhỏ hơn vật phụ thuộc vào khoảng cách đến gương

Câu 2: Chọn phát biểu đúng

A. Gương phẳng là vật có bề mặt phẳng và nhẵn bóng

B. Tia phản xạ xuất phát tại điểm tới và đi vào gương

C. Tia tới là tia vuông góc với mặt gương

D. Tia tới luôn vuông góc với tia phản xạ

Câu 3: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng ?

A. Mặt trời

B. Ngọn nến đang cháy

C. Mặt Trăng

D. Tia chớp

Câu 4: Hạy chọn từ thích hợp để hoàn chỉnh phát biếu sau: “Chùm sáng ……. gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng”

A. hội tụ

B. song song

C. phân kì

D. truyền thẳng

Câu 5: Khi có hiện tượng nguyệt thực tức là:

A. Trái đất bị mặt trăng che khuất nhận được một phần ánh sáng từ mặt trời

B. Mặt trăng không phản xạ ánh sáng nữa

C. Trái đất bị mặt trăng che khuất, không nhận ánh sáng từ mặt trời

D. Mặt trăng bị trái đất che khuất, không nhận được ánh sáng từ mặt trời

Câu 6: Tại những đoạn đường cong, người ta đặt gương cầu lồi mà không đặt gương phẳng vì

A. Gương cầu lồi dễ lắp đặt hơn gương phẳng

B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng

C. Gương cầu lồi rẻ tiền hơn gương phẳng

D. Hình ảnh của gương cầu lồi đẹp hơn gương phẳng

Câu 7: Quan sát ảnh của một vật qua các gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm thì ảnh lớn nhất nằm trên:

A. Gương cầu lõm

B. Không có gương nào

C. Gương phẳng

D. Gương cầu lồi

Câu 8: Chọn từ thích hợp để hoàn thiện định luật phản xạ ánh sáng: “Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và …………………... Góc phản xạ bằng góc tới”

A. góc tạo bởi tia tới

B. pháp tuyến tại điểm tới

C. bề mặt gương phẳng

D. góc phản xạ

Câu 9: Để ánh sáng truyền theo đường thẳng thì môi trường truyền sáng phải

A. đồng tính và trong suốt

B. là nước và không khí

C. có nhiệt độ cao

D. trong suốt hoặc có nhiều màu sắc

Câu 10: Ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi

A. điểm giao nhau của các tia tới

B. điểm giao nhau của các tia phản xạ

C. điểm giao nhau của các đường kéo dài của tia phản xạ

D. điểm giao nhau của các đường kéo dài của tia tới

Câu 11: Thế nào là vùng bóng nửa tối

A. Vùng nhận được ánh sáng của nguồn sáng chiếu tới

B. Vùng chỉ nhận được ánh sáng phát ra từ nguồn sáng yếu

C. Vùng nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng

D. Vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng

Câu 12: Nếu chiếu một chùm sáng song song đến gương cầu lõm thì chùm sáng phản xạ sẽ

A. Hội tụ tại một điểm sau gương

B. Hội tụ tại một điểm trước gương

C. Là chùm tia phân kì

D. Tập trung lên trên bề mặt gương

Câu 13: Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật

A. Khi mắt ta hướng vào vật

B. Khi mắt ta phát ra tia sáng chiếu đến vật

C. Khi vật tự phát ra ánh sáng

D. Khi có ánh sáng truyền từ vật đến mắt ta

Câu 14: Đặt một vật trước gương phẳng cách gương 30cm, khoảng cách từ vật đó đến ảnh là bao nhiêu

A. 40cm B. 30cm

C. 50cm D. 60cm

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 15: Môi trường truyền sáng có đặc điểm như thế nào. Hãy kể ra 4 môi trường truyền sáng mà em biết.

Câu 16: Tại sao trong lớp học người ta phải gắn nhiều đèn ở nhiều vị trí mà không thay các đèn thành một đèn có độ sáng tương đương?

Câu 17: Cho một tam giác ABC đặt trước một gương phẳng vẽ ảnh của tam giác tạo bởi gương phẳng?

Câu 18: Một người đứng trước một gương thẳng đặt mắt tại M để quan sát ảnh của một bức tường song song với gương ở phía sau lưng [hình vẽ]. Dùng hình vẽ xác định khoảng cách PQ trên tường mà người ấy quan sát được trong gương. Nói rõ cách vẽ.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp giải:

Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.

- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.

- Đối xứng với vật qua gương phẳng [khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương].

Lời Giải:

Ảnh của một vật đặt trước gương phẳng luôn bằng vật.

Chọn B.

Câu 2:

Phương pháp giải:

Vật nhẵn bóng, phẳng đều có thể là gương phẳng như: tấm kim loại nhẵn, tấm gỗ phẳng, mặt nước phẳng,…

Lời Giải:

Phát biểu đúng là: Gương phẳng là vật có về mặt phẳng và nhẵn bóng.

Chọn A.

Câu 3:

Phương pháp giải:

Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Lời Giải:

Mặt Trăng không tự nó phát ra ánh sáng nên Mặt Trăng không phải là nguồn sáng.

Chọn C.

Câu 4:

Phương pháp giải:

- Có ba loại chùm sáng:

+ Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

+ Chùm sáng phân kì: gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

+ Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường tuyền của chúng.

Lời Giải:

Phát biểu hoàn chỉnh là: Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

Chọn B.

Câu 5:

Phương pháp giải:

1. Hiện tượng nhật thực

- Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó trên Trái Đất sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Ta nói khi đó xảy rahiện tượng nhật thực.

- Nếu ta đứng ở chỗ bóng tối thì sẽ không nhìn thấy Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượngnhật thực toàn phần. Nếu ta đứng ở chỗ bóng nửa tối thì sẽ nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượngnhật thực một phần.

2. Hiện tượng nguyệt thực

Khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, nó không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến nên ta không thể nhìn thấy Mặt Trăng. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

Lời Giải:

Khi có hiện tượng nguyệt thực tức là Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời.

Chọn D.

Câu 6:

Phương pháp giải:

Lí thuyết về gương cầu lồi:

+ Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.

+ Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

Lời Giải:

Tại những đoạn đường cong, người ta đặt gương cầu lồi mà không đặt gương phẳng vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng.

Chọn B.

Câu 7:

Phương pháp giải:

- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.

- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi làảnh ảo[không hứng được trên màn], nhỏ hơn vật.

- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.

Lời Giải:

Quan sát ảnh của một vật qua các gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm thì ảnh lớn nhất nằm trên gương cầu lõm.

Chọn A.

Câu 8:

Phương pháp giải:

Nội dung của định luật phản xạ ánh sáng:

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới.

Lời Giải:

Định luật phản xạ ánh sáng: “Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới”.

\[ \Rightarrow \] Từ thích hợp là: pháp tuyến tại điểm tới.

Chọn B.

Câu 9:

Phương pháp giải:

Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Lời Giải:

Để ánh sáng truyền theo đường thẳng thì môi trường truyền sáng phải đồng tính và trong suốt.

Chọn A.

Câu 10:

Phương pháp giải:

Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

Lời Giải:

Ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi điểm giao nhau của các đường kéo dài của tia phản xạ.

Chọn C.

Câu 11:

Phương pháp giải:

+ Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

+ Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

Lời Giải:

Vùng bóng nửa tối là vùng nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng.

Chọn C.

Câu 12:

Phương pháp giải:

- Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu.

- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật

- Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

Lời Giải:

Nếu chiếu một chùm sáng song song đến gương cầu lõm thì chùm sáng phản xạ sẽ hội tụ tại một điểm trước gương.

Chọn B.

Câu 13:

Phương pháp giải:

Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền tới mắt ta.

Lời Giải:

Mắt ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đến mắt ta.

Chọn D.

Câu 14:

Phương pháp giải:

Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.

- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật..

- Đối xứng với vật qua gương phẳng [khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương].

Lời Giải:

Khoảng cách từ vật đó đến ảnh là: \[AA' = 30 + 30 = 60cm\]

Chọn D.

Câu 15:

Phương pháp giải:

Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Lời Giải:

+ Môi trường truyền sáng có đặc điểm là đồng tính và trong suốt.

+ Bốn môi trường truyền sáng mà em biết: Chân không, thủy tinh, không khí, nước.

Câu 16:

Phương pháp giải:

+ Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

+ Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

+ Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

Lời Giải:

Việc lắp bóng đèn thắp sáng trong các lớp học phải thỏa mãn các yêu cầu : Phải đủ độ sáng cần thiết, học sinh ngồi ở dưới không bị chói khi nhìn lên bảng và tránh các bóng tối, bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh khi viết có thể tạo ra. Do vậy người ta phải gắn đèn ở nhiều vị trí mà không thay các đèn thành một đèn có độ sáng tương đương.

thỏa mãn các yêu cầu trên

Câu 17:

Phương pháp giải:

Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.

- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật..

- Đối xứng với vật qua gương phẳng [khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương].

Lời Giải:

Ảnh của tam giác ABC qua gương phẳng:

Câu 18:

Phương pháp giải:

+ Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

+ Các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S'.

Lời Giải:

M’ là ảnh của mắt M cho bởi gương KI.

Trong các tia sáng đi từ tường tới gương, hai tia ngoài cùng cho tia phản xạ lọt vào mắt của KM và IM, ứng với 2 tia tới PK và QI. Hai tia tới PK và QI đều có đường kéo dài đi qua M’.

Cách vẽ PQ:

+ Đầu tiên vẽ ảnh M’ của M [MM’ ⊥ KI và M’H = MH].

+ Sau đó nối M’K và kéo dài cắt tưởng ở P và M’I cắt tường ở Q. PQ là khoảng tường quan sát được trong gương.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 7 - Đề số 04 có lời giải chi tiết

    Đề kiểm tra giữa kì 1 vật lí 7 - Đề số 04 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 7 - Đề số 05 có lời giải chi tiết

    Đề kiểm tra giữa kì 1 vật lí 7 - Đề số 05 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 7 - Đề số 02 có lời giải chi tiết

    Đề kiểm tra giữa kì 1 vật lí 7 - Đề số 02 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 7 - Đề số 01 có lời giải chi tiết

    Đề kiểm tra giữa kì 1 vật lí 7 - Đề số 01 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 7 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề