Mức so sánh trong trắc dọc là gì

AndDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 5-133. Trắc dọc của tuyến thiết kế.

Trên Hình 5 -132 là giao diện khai báo trắc dọc cần tạo mới. Nếu tuyến đường đã

được thiết kế thì trắc dọc mới sẽ bao gồm cả trắc dọc tự nhiên và trắc dọc thiết kế. Để tạo

trắc dọc mới cần chọn một mẫu bảng trắc dọc vì trên tuyến có thể có nhiều mẫu bảng trắc

dọc có thể thể hiện, trắc dọc thể hiện số liệu từ cọc tới cọc.... Khoảng cách tối thiểu là

khoảng cách tính bằng mm thể hiện ngoài giấy tính từ vị trí thấp nhất của đường trắc dọc tự

nhiên so với điểm gốc thể hiện trắc dọc. Nếu cần lấy lại mức so sánh của trắc dọc vừa xóa

trước thì có thể chọn Mức so sánh cũ. Kết quả ta có thể hiện trắc dọc trên bản vẽ như tại

Hình 5 -133.

Nếu chọn tùy chọn Tạo trên Layout sau khi Nhận chương trình sẽ tự động chuyển

từ môi trường Model sang Layout hiện thời.

5.1.3. Tạo trắc ngang

 Command: TN ↵

 Menu: Mặt cắt/ Tạo trắc ngang

Chức năng này cho phép tạo các trắc ngang mới của các cọc được bố trí trên

đường tim tuyến được chọn tại dòng nhắc Chọn tim tuyến hoặc mặt cắt:. Trên tuyến

thiết kế có thể được áp nhiều kiểu mẫu mặt cắt, phụ thuộc vào tên mẫu mặt cắt được

chọn tại mục Mẫu mặt cắt sẽ xuất hiện danh sách số cọc có thể tạo mặt cắt ngang tại

mục Từ cọc và Tới cọc. Trong mẫu mặt cắt được chọn có thể có nhiều mẫu bảng cắt

128

Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND

Số 1 ngõ 106/42 Hoàng Quốc Việt,Hà Nội - ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

ngang và ta cần chọn mẫu bảng cần thiết. Nếu tùy chọn Bỏ qua trắc ngang không có

số liệu được chọn thì các cọc không có số liệu trắc ngang tự nhiên sẽ không thuộc

danh sách các cọc có thể tạo được trắc ngang mới. Khoảng cách trái và Khoảng

cách phải là các giá trị lấy sang hai bên so với tim cọc ta muốn thể hiện trắc ngang

khi không lựa chọn Vẽ hết số liệu khảo sát, nếu không, toàn bộ số liệu khảo sát sẽ

được thể hiện trên trắc ngang.

Hình 5-134. Giao diện tạo trắc ngang mới.

Với việc lựa chọn

cho phép tự

động xác định tỉ lệ X theo khổ giấy được chọn [trường hợp xuất số liệu trắc ngang

khảo sát], còn tỉ lệ Y sẽ bằng tỉ lệ nhập vào nếu nó nhỏ hơn tỉ lệ X tính được và bằng

nếu lớn hơn. Sau này để in tự động định dạng theo đúng khung bản vẽ của khổ giấy

[theo bản vẽ khung tên có bề rộng và cao đúng bằng kích thước khổ giấy] vừa chọn

cần sử dụng chức năng Tạo bản in trắc ngang.

129

AndDesign-Hướng dẫn sử dụng

Ngoài ra ta cần nhập vào một số thông số khác nhằm thể hiện các trắc ngang

trên bản vẽ và cuối cùng ta sẽ có các bản vẽ trắc ngang như tại Hình 5 -135 sau khi

chỉ điểm bắt đầu vẽ tại dòng nhắc Điểm chèn:.

Hình 5-135. Trắc ngang tại các cọc thuộc tuyến.

5.2. Các lớp địa chất mặt cắt

5.2.1. Nhập các lớp địa chất

 Command: LDC ↵

 Menu: Mặt cắt/Các lớp địa chất/Nhập các lớp địa chất trên mặt cắt

Hình 5-136. Nhập các lớp địa chất.

130

Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND

Số 1 ngõ 106/42 Hoàng Quốc Việt,Hà Nội - ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Chức năng nhập chiều sâu các lớp địa chất trên trắc dọc hoặc trắc ngang tùy

thuộc vào đối tượng được chọn tại dòng nhắc Chọn trắc dọc hoặc trắc ngang:, tiếp

theo Chỉ điểm: vị trí nhập chiều sâu của các lớp địa chất và kết quả sẽ hiện giao diện

nhập chiều sâu của các lớp như trên Hình 5 -136, nếu vị trí nhập chiều sâu trùng với

vị trí lỗ khoan thì giá trị chiều sâu của các lớp sẽ được lấy theo chiều dầy các lớp lỗ

khoan đã được nhập từ trước.

5.2.2. Tạo các lớp địa chất trên trắc ngang

 Command: TDCTN↵

 Menu: Mặt cắt/Các lớp địa chất/Tạo các lớp địa chất trên trắc ngang

Chức năng này cho phép tạo các lớp địa chất trên trắc ngang đồng dạng hoặc

ngang phẳng với độ dốc nào đó khi đã có cao độ các lớp địa chất trên trắc dọc. Nếu

tại dòng nhắc Chọn đường tim tuyến hoặc trắc ngang: ta chọn tuyến thì có thể tạo các

lớp địa chất trên toàn bộ cắt ngang của tuyến nếu không sẽ chỉ là tại cọc của trắc

ngang được chọn.

Hình 5-137. Tạo đồng loạt các lớp địa chất trên trắc ngang.

5.2.3. Xóa các lớp địa chất trên trắc ngang

 Command: XDCTN ↵

 Menu: Mặt cắt/Các lớp địa chất/ Xóa các lớp địa chất trên trắc ngang

Chức năng này cho phép xóa các lớp địa chất của trắc ngang sau khi đã chọn

chúng tại dòng nhắc Chọn các trắc ngang:.

131

AndDesign-Hướng dẫn sử dụng

5.2.4. Chỉnh đường địa chất theo tự nhiên

 Command: SDC ↵

 Menu: Mặt cắt/Các lớp địa chất/Chỉnh đường địa chất theo tự nhiên

Trong quá trình hiệu chỉnh đường tự nhiên của các mặt cắt có thể xảy ra

trường hợp cao độ của các lớp địa chất lớn hơn lớp bề mặt hoặc cao độ lớp sau cao

hơn lớp trước và để chỉnh lại các đường thể hiện lớp địa chất theo đúng nguyên tắc

đường lớp dưới chỉ cao bằng hoặc thấp hơn đường lớp trên sát nó cần thực hiện chức

năng này.

5.2.5. Cập nhật địa chất trắc dọc theo trắc ngang

 Command: TD2TN↵

 Menu: Mặt cắt/Các lớp địa chất/Cập nhật địa chất trắc dọc theo trắc ngang

Chức năng này cho phép cập nhật lại cao độ của các lớp địa chất trên trắc dọc

theo cao độ của các lớp địa chất tương ứng trên trắc ngang.

5.2.6. Cập nhật địa chất trắc ngang theo trắc dọc

 Command: TN2TD↵

 Menu: Mặt cắt/Các lớp địa chất/Cập nhật địa chất TN theo trắc dọc

Chức năng này cho phép cập nhật lại cao độ của các lớp địa chất trên trắc

ngang theo cao độ của các lớp địa chất tương ứng trên trắc dọc. Thực chất là dịch

chuyển toàn bộ cao độ của các lớp địa chất trên trắc ngang theo cốt cao độ của chúng

trên trắc dọc.

5.3. Tính toán số liệu mặt cắt

5.3.1. Tính toán mặt cắt

 Command: TT ↵

 Menu: Mặt cắt/ Tính toán số liệu toàn tuyến

Chức năng này sẽ tính toán toàn bộ số liệu thiết kế tại các cọc trên toàn công

trình nếu tại dòng nhắc Chọn công trình hoặc mặt cắt:. ta chọn bình đồ công trình

132

Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND

Số 1 ngõ 106/42 Hoàng Quốc Việt,Hà Nội - ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

hoặc trắc dọc. Nếu chọn trắc ngang thì chỉ thực hiện tính toán cho cọc có trắc ngang

được chọn.

Lưu ý: Trước khi Tạo trắc ngang tự nhiên cần thực hiện chức năng này.

5.3.2. Cập nhật dữ liệu mặt cắt

 Command: CNDL ↵

 Menu: Mặt cắt/Cập nhật cơ sở dữ liệu

Chức năng này dùng để cập nhật số liệu trắc dọc hoặc trắc ngang vừa được

hiệu chỉnh vào cơ sở dữ liệu của tuyến. Tại dòng nhắc Chọn trắc dọc hoặc trắc

ngang: cần chọn trắc dọc hoặc trắc ngang cần cập nhật cơ sở dữ liệu.

Đặc biệt, nhằm mục đích thực hiện nhiều phương án đường đỏ trắc dọc khác

nhau để so sánh ta lựa chọn tùy chọn Không cập nhật dữ liệu khi hiệu chỉnh tại mục

Tùy chọn khi hiệu chỉnh trắc dọc như Hình 5 -138, để thực hiện điều đó cần chủ

động cập nhật số liệu trắc dọc bằng chức năng này.

Hình 5-138. Tùy chọn không cập nhật dữ liệu khi hiệu chỉnh.

5.4. Vẽ cầu, cống trên trắc dọc

5.4.1. Tạo cầu trên trắc dọc

 Command: CAU↵

 Menu: Mặt cắt/ Vẽ cầu, cống trên trắc dọc/Tạo cầu trên trắc dọc

133

AndDesign-Hướng dẫn sử dụng

Sau khi chọn trắc dọc tại dòng nhắc Chọn trắc dọc: sẽ xuất hiện giao diện cho

phép nhập vị trí bắt đầu đặt cầu như tại Hình 5 -139, vị trí cầu có thể bắt đầu từ một

cọc nào đó hoặc là tại khoảng dồn hay lý trình được khai.

Hình 5-139. Nhập các thông số cầu.

Khai báo các thông số của cầu chủ yếu đó là khẩu độ và cao độ của các trụ, mố

cầu. Phụ thuộc vào các kiểu cầu được chọn thể hiện ký hiệu cầu trên bản vẽ tuyến sẽ

khác nhau, ngoài ra nếu chọn kiểu 3D loại cầu đã được khai báo với các khối 3D tại

chức năng Định nghĩa các khối 3D cầu thì sau này sử dụng chức năng Tạo 3D cầu

cống sẽ thể hiện hình ảnh 3D của cầu. Ngoài ra cần phải khai báo một số thông số

khác của cầu như Bề rộng cầu, Dầy thành cầu và Cao thành cầu nhằm phục vụ việc

vẽ ký hiệu cầu trên mặt bằng tuyến cũng như la tạo dựng 3D cầu.

Với việc khai báo ghi chú cho cầu sau này cần điền ghi chú đó trên trắc dọc

hoặc tuyến cần thực hiện chức năng Khai báo và điền ghi chú.

Để hiệu chỉnh số liệu cầu đã được tạo sử dụng chức năng Hiệu chỉnh đối

tượng AND.

134

Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND

Số 1 ngõ 106/42 Hoàng Quốc Việt,Hà Nội - ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

5.4.2. Tạo cống trên trắc dọc

 Command: CONG↵

 Menu: Mặt cắt/ Vẽ cầu, cống trên trắc dọc/Tạo cống trên trắc dọc

Hình 5-140. Nhập các thông số cống.

Tương tự như chức năng tạo cầu, chức năng tạo cống cho phép khai báo kiểu

cống bản hoặc cống tròn bắt đầu từ một vị trí nào đó. Các thông số của cống cần phải

khai báo được thể hiện tại Hình 5 -140. Cao độ đỉnh cần nhập đó là cao độ đỉnh

cống.

Với việc khai báo ghi chú cho cống sau này cần điền ghi chú đó trên trắc dọc

hoặc tuyến cần thực hiện chức năng Khai báo và điền ghi chú.

5.4.3. Cập nhật cầu, cống theo vị trí trên trắc dọc

 Command: CNVTCC↵

 Menu: Mặt cắt/ Vẽ cầu, cống trên trắc dọc/Cập nhật cầu, cống theo vị trí

trên trắc dọc

Trong quá trình thiết kế do hiệu chỉnh đường đỏ thiết kế nên cần phải bố trí lại

vị trí các cầu, cống trên trắc dọc. Để vị trí cầu, cống trên tuyến phù hợp với vị trí mới

của trắc dọc cần phải sử dụng chức năng này.

135

AndDesign-Hướng dẫn sử dụng

5.5. Phụ trợ mặt cắt

5.5.1. Nhập TdnPolyline trên mặt cắt

 Command: NTP ↵

 Menu: Mặt cắt/ Nhập TdnPolyline trên mặt cắt

Chức năng này cho phép tạo các đường TdnPolyline trên trắc dọc hoặc trắc ngang

theo số liệu cao độ và khoảng cách dồn. Chức năng này có thể giúp người dùng nhập

số liệu thiết kế một cách đơn giản mà không cần môđun Thiết kế.

Hình 5-141. Giao diện nhập đường TdnPolyline trên mặt cắt.

5.5.2. Sao chép TdnPolyline trong từng mặt cắt

 Command: SCD ↵

 Menu: Mặt cắt/Phụ trợ mặt cắt/Sao chép TdnPolyline trong từng mặt cắt

Chức năng này cho phép ta sao chép đường TdnPolyline được chọn tại Chọnđường

gốc thành đường tại Sao chép thành. Như trên giao diện ta tiến hành sao chép đường

TuNhien thành đường DiaChat1 và dịch một khoảng theo phương Y là -0.5.

136

Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND

Số 1 ngõ 106/42 Hoàng Quốc Việt,Hà Nội - ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 5-142. Giao diện sao chép đường trong cùng mặt cắt.

5.5.3. Sao chép đường trắc ngang

 Command: CTKTN ↵

 Menu: Mặt cắt/Phụ trợ mặt cắt/Sao chép đường cắt ngang

Chức năng này cho phép ta sao chép đường TdnPolyline được chọn tại dòng

nhắc Chọn TdnPolyline thuộc trắc ngang: sang các trắc ngang khác với điểm chuẩn

là điểm được chọn tại Chọn điểm chuẩn. Nếu Chọn đường giới hạn thì đường sao

chép sẽ được tự động cắt bỏ nửa phần cuối trong hai nửa giao với đường giới hạn

[cần lưu ý điểm gốc của đường trong quá trình định nghĩa nó trong mẫu mặt cắt].

Hình 5-143. Sao chép đường giữa các trắc ngang.

5.5.4. Sao chép đường trong cùng trắc ngang

 Command: SCTTN ↵

 Menu: Mặt cắt/Phụ trợ mặt cắt/Sao chép đường trong cùng trắc ngang

Chức năng này cho phép ta sao chép các đường trong cùng trắc ngang, ví dụ

như chuyển đường thiết kế thành đường tự nhiên

137

AndDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 5-144. Giao diện sao chép đường trong cùng trắc ngang.

5.5.5. Sao chép các đối tượng theo mặt cắt

 Command: CPDT↵

 Menu: Mặt cắt/Phụ trợ mặt cắt/Sao chép các đối tượng theo mặt cắt

Chức năng này cho phép ta sao chép các đối tượng AutoCAD khác như khung

tên, các dòng ghi chú đặc biệt... theo vị trí tương đối giữa mặt cắt [trắc doc, trắc

ngang] được chọn làm chuẩn và các mặt cắt được sao chép tới.

Đầu tiên là dòng nhắc Select objects: yêu cầu ta chọn các đối tượng cần sao

chép. Tiếp theo là dòng nhắc Chọn mặt cắt chuẩn: và cuối cùng là Chọn các mặt cắt

cần copy tới:.

Chức năng này thường ứng dụng để sao chép khung tên cho các trắc dọc, trắc ngang.

5.5.6. Chèn khối theo trắc ngang

 Command: CKTTN↵

 Menu: Mặt cắt/Phụ trợ mặt cắt/Chèn khối theo trắc ngang

Ví dụ như để chèn khung tên bản vẽ theo các trắc ngang cần chọn chức năng

này. Trên bản vẽ khung tên cần định nghĩa các thuộc tính bằng lệnh ATTDEF mà giá

trị của chúng sẽ được gán theo biến [tag] thuộc tính tại giao diện Hình 5 -145.

Mặc định đã có các biến thuộc tính TiLeX,TiLeY và TenCoc mà giá trị của

chúng sẽ được gán tự động theo số liệu của trắc ngang.

138

Chủ Đề