Mục đích ý nghĩa của giáo dục mỹ thuật đối với học sinh tiểu học

Mỹ thuật là môn nghệ thuật của sự sáng tạo cá nhân. Dạy mỹ thuật cho trẻ em là giúp các em trở thành chính mình, tạo ra tác phẩm của chính mình, theo cách nhìn của chính các em. Đây là cách giúp trẻ phát huy năng lực sáng tạo, biết cách xác lập và thể hiện sự độc lập về tư duy để không trở thành những con người chỉ quen bắt chước hay phụ thuộc.

Tìm hiểu về mỹ thuật

Mỹ thuật là cách thức phong phú nhất để trẻ có thể tự do bước vào khám phá thế giới muôn màu từ vạn vật xung quanh. Trẻ sẽ tha hồ thể hiện ước mơ, suy nghĩ và cả cách tạo nên những điều không thể trong cuộc sống thông qua ngôn ngữ của sắc màu, hình khối. Cùng với múa, âm nhạc, hội họa là bộ môn nghệ thuật cung cấp những phương tiện độc đáo để biểu hiện, nắm bắt được cảm xúc và niềm đam mê, sáng tạo những ý tưởng mới.

Hội họa giúp mở rộng cách nhìn của trẻ về thế giới, khuyến khích sự phát triển các kỹ năng như giải quyết vấn đề, nâng cao nhận thức, và giúp học sinh học các môn học khác tốt hơn. Mỹ thuật không chỉ như một phương tiện sáng tạo, mà còn như một cách để học hỏi về thế giới.

Vai trò của mỹ thuật với sự phát triển của trẻ

Mỹ thuật không chỉ tăng khả năng vận động của đôi tay theo ý muốn của trẻ mà còn giúp phát triển tư duy logic trong quá trình phân định hình ảnh nào được thể hiện trước và hình ảnh nào xuất hiện sau. Mỹ thuật không chỉ giúp phát triển tư duy sáng tạo và giáo dục toàn diện với các yếu tố thẩm mỹ mà còn đem lại niềm vui, giúp học sinh tiếp thu các môn học khác hiệu quả hơn.

Nhờ những trải nghiệm trong quá trình học mỹ thuật từ thấp đến cao, học sinh sẽ không chỉ được nâng cao năng lực nhận thức về tạo hình, mà còn cả về các kiến thức lịch sử, văn hóa và xã hội. Về kiến thức mỹ thuật, học sinh có thể tìm hiểu tên gọi màu sắc, hình dạng, chất liệu như biết được sự tạo thành màu mới từ sự pha trộn hai màu cơ bản với nhau. Trẻ biết cách quan sát, qua đó nắm bắt được hình dạng và màu sắc của đối tượng, hình thành và phát triển nhận thức về nghệ thuật ba chiều trong không gian.

Áp dụng mỹ thuật cho trẻ em như thế nào?

Những trải nghiệm thực hành trong môn mỹ thuật như vẽ tranh, nặn đồ vật, cắt dán sẽ giúp học sinh trở nên khéo léo hơn nhờ đó phát triển năng lực kỹ năng và kỹ thuật.

Mỹ thuật thiên nhiều về thực hành, thông qua thực hành để nắm bắt kiến thức. Do vậy, học vẽ và tạo hình ba chiều sẽ giúp trẻ phát triển được năng lực kỹ năng và kỹ thuật. Vẽ là một trong những phương thức biểu hiện cách nhìn, lối nghĩ về thế giới. Thông qua việc vẽ tranh, trẻ sẽ phát triển năng lực biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ, cách nhìn của mình về gia đình, bạn bè, nhà trường và thế giới xung quanh. Giúp kích thích tư duy sáng tạo, năng lực biểu đạt, trình bày vấn đề, giải quyết vấn đề của trẻ.

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng giáo dục nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng nuôi dưỡng sự phát triển não bộ, đặc biệt là chức năng não phải, về sáng tạo và trực quan. Mỹ thuật rất cần thiết đối với trẻ vì nó là nơi trẻ biểu lộ cảm xúc, nơi giao lưu, khám phá, tưởng tượng và tìm hiểu về văn hóa lịch sử. Mỹ thuật đóng vai trò cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ.

ĐĂNG KÝ TEST TÍNH CÁNH MIỄN PHÍ CHO CON TẠI WEDO WEGOOD [HÀ NỘI]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề