Mở lò bánh mì nhỏ cần bao nhiêu vốn?

Bánh mì là món ăn yêu thích của người dân Việt Nam. Do đó, hầu hết mỗi địa phương đều có từ 3 – 4 lò bánh mì. Tuy mang lại lợi nhuận khá lớn nhưng liệu mở lò bánh mì cần bao nhiêu vốn? Cần chuẩn bị gì trước khi mở lò bánh mì? Đây là một vấn đề không hề đơn giản. Sau đây là những điều bạn cần biết

Contents

    1. Bán bánh mì cần chuẩn bị gì?

    Mở một lò bánh mì không phải đơn giản, bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ. Đầu tiên bạn cần có cơ sở sản xuất, máy móc để sản xuất bánh mì. Sau đó là người làm ra những mẻ bánh mì mềm ngon, hấp dẫn khách hàng. Cụ thể như sau:

    Chuẩn bị cơ sở vật chất cho sản xuất bánh mì

    Chuẩn bị máy móc cho cơ sở sản xuất bánh mì

    • Các mô hình lò sản xuất bánh mì đa phần đều có quy mô vừa và nhỏ, kết hợp bán lẻ và bán buôn. Do đó, để tăng thêm lượng khách hàng thì các lò bánh phải có sự đa dạng về mẫu bánh, hương vị và màu sắc,…
    • Mở điểm bán ngay bên lò bánh mì, có các kệ bán bánh, trưng bày các mẫu bánh của lò sản xuất. Việc đơn giản là chuẩn bị thêm 2 chiếc tủ kính để có thể để bánh mì và bánh ngọt và một nhân viên bán bánh. Bạn cũng hoàn toàn có thể trực tiếp bán bánh luôn để tiết kiệm chi phí.
    • Nếu bạn muốn mở một lò bánh thì không thể không mua các máy móc hỗ trợ như máy ủ bột, máy chia bột, máy trộn bột làm bánh, lò nướng,… tùy vào nhu cầu sử dụng. Sau này khi công việc làm ăn đã bắt đầu ổn định thì có thể sắm sửa thêm những thiết bị khác.
    • Còn nếu bạn muốn mình tăng thêm thu nhập nhiều hơn và bán ở nhiều nơi hơn bạn có thể mở thêm các điểm bán di động bằng cách làm bánh mì Doner Kab để bán kèm. Tuy nhiên nếu muốn làm như vậy bạn sẽ phải đầu tư thêm 1 chiếc xe bán bánh mì Doner Kab. Nó có giá khoảng 8-10 triệu nữa.

    Học thêm kiến thức, nâng cao tay nghề làm bánh

    Học nâng cao kiến thức làm bánh mì ngon hơn

    Bên cạnh cơ sở vật chất, máy móc hỗ trợ cho quá trình làm bán và bán bánh thì chất lượng bánh là vấn đề không thể bỏ qua. Chất lượng bánh mì là yếu tố quyết định đến thành công của lò bánh mì. Máy móc tốt chỉ giúp bạn làm bánh nhanh hơn, tiết kiệm công sức còn tạo ra hương vị bánh ngon thì phụ thuộc vào công thức và bàn tay của người thợ. Mỗi khâu, mỗi công đoạn đều ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị, màu sắc và độ mềm của bánh. Chính vì thế bạn cần phải trau dồi tất cả các kỹ năng làm bánh từ trộn bột, ủ bột, nướng bánh,..

    Ngoài ra, bạn cũng có thể học thêm về cách quản lý tài chính cho lò bánh của mình. Quản lý tài chính tốt sẽ giúp bạn duy trì và có phương hướng mở rộng được lò sản xuất bánh mì.

    2. Vậy mở lò bánh mì cần bao nhiêu vốn?

    Mở lò bánh mì cần bao nhiêu vốn?

    Như đã nói ở trên, mở lò bánh mì ở Việt Nam cần chuẩn bị nhiều thứ như lò nướng, khay làm bánh, máy trộn bột…một số thiết bị cơ bản khác. Thông thường, giá cơ bản của toàn bộ thiết bị phục vụ cho làm bánh khoảng từ 50 đến 80 triệu đồng.

    Ngoài ra bạn cũng phải cần có các loại máy bổ trợ khác giúp giảm nhân công và tăng năng suất làm bánh. Các loại máy này có thể kể tên như: tủ ủ bột, máy chia bột…

    Bên cạnh đó bạn còn phải thuê nhân công làm bánh và các chi phí điện nước, nguyên vật liệu khác. Nếu bạn chưa có địa điểm mà phải đi thuê thì bạn sẽ phải chuẩn bị thêm cả tiền địa điểm. Chi phí để vận hành và duy trì một lò bánh mì cũng không nhỏ. Do đó, bạn cần xác định hướng, có kế hoạch rõ ràng để đảm bảo mang lại lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất có thể.

    Tóm lại, để mở lò bánh mì bạn cần có 1 số vốn khá lớn, khoảng chừng từ 120 đến 160 triệu đồng. Mức giá này sẽ dao động tùy thuộc vào quy mô của lò bánh mì. Với số tiền lên đến trăm triệu thì cũng không phải vấn đề nhỏ. Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ lưỡng thì một lò bánh mì có chất lượng tốt sẽ mang đến cho bạn một khoản lợi nhuận không ngờ.

    Tham khảo giá sản phẩm Máy trộn bột 10KG để mở lò bánh mì >>>> TẠI ĐÂY

    Trên đây đã giải đáp toàn bộ những thắc mắc mở lò bánh mì cần bao nhiêu vốn. Từ đó, bạn cũng sẽ có những suy tính riêng cho mình. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của mình các bạn sẽ đưa lò bánh mì của bạn phát triển một cách tốt nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị làm bánh mỳ thì hãy truy cập //maythucphamxanh.vn/ để có thể tham khảo các mẫu máy khác nhau nhé.

    Mở tiệm bánh mì đang là mô hình kinh doanh tiềm năng thu hút nhiều người trẻ khởi nghiệp quan tâm hiện nay. Với mô hình kinh doanh các loại bánh mì như: bán bánh mì thịt, bánh mì pate,… thì cần đầu tư ít vốn, thời gian hoàn vốn nhanh, thị trường tiêu thụ lớn,…

    Để kinh doanh loại mô hình ẩm thực này hãy cùng Chuquan.vn theo dõi bài viết dưới đây về kinh nghiệm mở tiệm bánh mì vốn ít – lợi nhuận cao.

    Mở tiệm bánh mì bán có lời không?

    Khi mở tiệm bánh mì, không cần bỏ ra quá nhiều vốn mà vẫn có thể thực hiện kinh doanh tiệm bánh mì. Trong khi đó, bạn có biết chi phí mở tiệm bánh mif chỉ cần vốn đầu tư ban đầu là 1 triệu đồng đã sinh ra lợi nhuận tối thiểu là 5 triệu VNĐ và có thể tăng lên gấp 10 lần số vốn bỏ ra.

    Kinh doanh mở tiệm bánh mì cần chuẩn bị gì?

    Chuẩn bị nguồn vốn

    Tùy vào quy mô tiệm bánh mà bạn muốn mở mà số vốn bỏ ra cũng khác nhau. Nếu bạn kinh doanh một tiệm bánh nhỏ hoặc một xe bánh mì ven đường, bạn có thể sử dụng vốn cá nhân của mình. 

    Còn với quy mô lớn hơn một chút, bạn có thể vay mượn của người quen hoặc hợp tác kinh doanh, lợi nhuận chia đôi hai bên thương lượng. Với hình thức kinh doanh này, bạn cũng không cần dự trù số vốn trong thời gian dài như 6 tháng, nhưng để giảm rủi ro, bạn chỉ cần dự trù số vốn trong 2 đến 3 tháng.

    Sở dĩ bạn không cần dồn vốn quá lâu vì hầu hết số vốn bạn bỏ ra trong ngày, bạn có thể lấy lại ngay trong ngày, không phải chờ đợi quá lâu. Và bạn có thể sử dụng lợi nhuận từ hôm nay để làm vốn cho ngày hôm sau.

    >>> Xem thêm: mô hình quán cafe 100 triệu

    Tìm mặt bằng mở tiệm

    Đối với những tiệm bánh mì xe đẩy thì bạn sẽ có một lượng khách đến mua tự nhiên. Vì vậy để tăng lượng khách hàng, bạn cần tìm những địa điểm thường xuyên có người qua lại, đặc biệt là vào buổi sáng. Bạn nên tìm hiểu kỹ khu vực định mở tiệm bánh mì về giá cả hay những loại bánh mì nào được ưa chuộng hơn.

    Lưu ý: 

    Bạn có thể bán bánh mì dọc lề đường nhưng hãy nhớ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

    Bạn có thể thuê mặt bằng để tiện hơn, không cần mặt bằng quá lớn vẫn có thể bán bánh mì hàng tháng. Đơn giản chỉ cần liên hệ với chủ nhà để được sử dụng không gian mặt tiền, trả vài trăm nghìn hoặc một triệu mỗi tháng cho việc sử dụng này.

    Học công thức làm bánh mì ngon

    Để mở tiệm bánh mì, trước hết bạn cần biết cách làm bánh mì thịt ngon. Bạn có thể tự học trên mạng, học cách làm bánh mì ngon từ các chuyên gia chuyên dạy làm bánh mì thịt… Bánh mì thịt được bày bán ở khắp mọi nơi, vì vậy muốn khách hàng ghé thăm tiệm của bạn thì bánh mì của bạn phải có gì đó đặc biệt mà các tiệm bánh mì khác không có. 

    Ví dụ, nó có thể là chang, nước sốt hoặc một thành phần nhân đặc biệt. Sau khi học cách làm bánh mì thịt ngon, hãy nghiên cứu các công thức làm bánh mì. Bạn có thể đào tạo lại nhân viên của mình để mang đến những ổ bánh mì chất lượng nhất.

    Chuẩn bị dụng cụ làm bánh

    Để mở tiệm bánh mì bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:

    • Máy chia bột
    • Máy se bột
    • Máy đánh bột
    • Lò nướng bánh mì công nghiệp
    • Tủ ủ bột làm bánh

    Lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu

    Kinh doanh bánh mì hiệu quả hơn và được nhiều khách hàng đón nhận hơn, khi bánh mì bạn làm ra thực sự chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. 

    Bạn nên tham khảo qua các trang mạng xã hội, để tìm ra những nguồn nguyên liệu uy tín cho tiệm bánh của mình. Bạn cũng có thể học hỏi những kinh nghiệm từ người đi trước. Để khi mở cửa hàng bán bánh mì, bạn sẽ có những ổ bánh mì ngon nhất đến tay khách hàng.

    Sử dụng các công nghệ vào quy trình quản lý

    Việc bạn sử dụng phần mềm quản lý quán ăn hay máy tính tiền vào quy trình kinh doanh thì sẽ giúp bạn quản lý hiệu quả và tránh thất thoát về nguyên liệu, tiền bác,.. không mong muốn.

    Khi đó bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian vào việc quản lý bởi phần mềm đã có các tính năng tiện ích và chuyên nghiệp đem lại các lợi ích sau:

    • Màn hình quản lý trạng thái bàn làm việc rõ ràng. Quy trình thu ngân – phục vụ – quản lý đều hiển thị
    • Đơn giản – dễ sử dụng – chỉ cần tạo tài khoản và sử dụng ngay
    • Màn hình báo cáo công việc chi tiết – rõ ràng
    • Hỗ trợ theo dõi quản lý trên điện thoại, máy tính
    • Dữ liệu được đồng bộ liên tục giữa các thiết bị trong tiệm với nhau
    • Hỗ trợ bán hàng khi cửa hàng mất kết nối Internet
    • Nhận cùng lúc nhiều đơn hàng online, mang đi nhanh chóng
    • Định lượng sản phẩm theo công thức có sẵn – tự động trừ kho khi bán
    • Hỗ trợ nhận và in đơn hàng online

    Chi phí mở tiệm bánh mì

    Thuê tiệm bán bánh mì

    Nếu như bạn đã có mặt bằng sẵn và nó nằm ngay vị trí đẹp thích hợp với việc kinh doanh thì thật tuyệt vời vì khi đó bạn không phải tốn chi phí thuê mặt bằng hàng tháng.

    Mặt bằng được có vị trí đẹp, có ngõ trước rộng, có nhiều người qua lại. Hiện nay mặt bằng này có mức giá cho thuê dao động tư 5 triệu đến 8 triệu đồng / tháng [chưa tính chi phí điện, nước]

    Mặt bằng đẹp ở vị trí, khu vực mặt đường có mức giá thuê dao động trung bình mỗi tháng là 15 đến 20 triệu đồng, còn phụ thuộc vào diện tích thuê. 

    Bên cạnh đó, bạn cần dự trù thêm vốn để chi trả cho tình huống đóng nhiều tháng 1 lần, trung bình tối thiểu là 3 đến 6 tháng đóng một lần.

    >>> Xem thêm: mở quán cafe sân vườn nhỏ

    Chi phí trang trí, thiết kế cửa hàng

    Bạn cần chỉ ra một khoản tiền để trang trí, sơn, thiết kế lại theo gu thẩm mỹ của bạn hoặc có thể tham khảo các xu hướng hiện nay trên internet để giúp của hàng trở nên khang trang. Dự trù chi phí cho việc trang trí lại rời vào khoảng từ 2 – 3 triệu đồng.

    Chi phí mua các vật dụng, thiết bị

    Mức giá của một số vật dụng, thiết bị mà bạn cần phải mua như sau:

    • Xe bánh mì từ 5 triệu đồng – 15 triệu đồng
    • Máy ép bánh mì: 900.000 đồng– 1.200.000 đồng
    • Lò nướng/lò vi sóng:800.000 đồng– 2.500.000 đồng
    • Bát đũa/ cốc: 300.000 đồng – 500.000 đồng
    • Bàn ghế: 500.000 đồng– 1 triệu đồng
    • Túi bóng/giấy báo/hộp đựng: 50.000 đồng – 60.000 đồng

    Các thiết bị, vật dụng cần chuẩn bị mở tiệm bánh mì có nhiều khoản chi phí nhỏ nên bạn hãy liệt kê ra các vật dụng cần thiết để tránh tình trang mua thiếu hay mua dư, chưa dùng đến.

    Chi phi phí mua nguyên vật liệu

    Tìm nguồn nguyên liệu đầu vào để mua lâu dài, tiêu chí quan trọng nhất vẫn là giá cả phải chăng và chất lượng đảm bảo.

    Bánh mì là nguyên liệu chính, nhập ngày nào bán ngày đó. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu kinh doanh, nếu bạn mới mở cửa hàng thì nên nhập một lúc 50 cái bánh mì, còn lại là chi phí nhập hàng tươi sống như: thịt, gan để làm món ăn kèm với bánh mì. Tổng chi phí mua nguyên vật liệu 1 tháng từ 3.000.000đ đến 4.000.000đ

    Chi phí dự phòng

    Bên cạnh đó, sẽ có nhiều khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh. Do đó, bạn cần tính toán và cân đối các khoản chi phí khác có thể phát sinh như tiền mua thêm thiết bị, tiền bảo trì quán khi chưa có lãi trước mắt.

    Cùng với đó là các chi phí đầu tư khác cho tiệm bánh mì như: các chương trình khuyến mãi khi khai trương quán, thêm đồ ăn hoặc thức uống. 

    Về chi phí dự phòng cho các tình huống xả ra trong quá trình kinh doanh thì tùy theo khả năng và kinh tế của mỗi người, tốt nhất là từ 5 đến 10 triệu đồng.

    >>> Xem thêm:mô hình quán cafe nhỏ đẹp 

    Số tiền phát sinh đầu tư

    Bạn hãy lập kế hoạch cho các chi phí bổ sung như nhập thêm nguyên liệu để bán, chi phí mua thêm thiết bị cho cửa hàng, và chi phí ước tính khi cửa hàng chưa có lãi ngay để duy trì hoạt động kinh doanh.

    Một số chi phí khác

    Chi phí thuê nhân viên

    Bình quân từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng / tháng / người. Tuy nhiên, nếu mới mở cửa hàng nhỏ, bạn có thể khắc phục bằng cách tự bán hàng, không thuê người để tiết kiệm chi phí hoặc thuê người thời vụ.

    Lưu trữ chi phí điện nước

    Chi phí thuê cửa hàng điện nước hàng tháng từ 500.000 đồng đến 600.000 đồng. Ngoài ra, nếu bán tại các cửa hàng thông thường với thời lượng trung bình 8 tiếng / ngày thì chi phí sử dụng và sinh hoạt có thể cao hơn.

    Những khó khăn khi mở tiệm bánh mì

    Thị trường bảo hòa

    Thị trường đã bão hòa, các cửa hàng bánh mì mọc lên ở mọi nơi, mọi lúc. Tuy sản phẩm đa dạng, nhưng ở đâu cũng gần giống nhau, xung quanh vẫn có những loại đó nên không tránh khỏi sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các người bán, cũng như không có sự khác  biệt giữa các quán khiến người mua không hứng thú. 

    Nếu không có những đặc điểm nổi bật riêng thì khó có thể tồn tại lâu dài và cạnh tranh được.

    Nguyên liệu bị hư

    Việc kinh doanh bánh mì còn phụ thuộc nhiều và các yếu tố tác động bên ngoài, Việc bảo quản vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu thiết yếu trong kinh doanh ẩm thực. Vậy nên việc bạn lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu vô cùng quan trọng. Bạn hãy lựa chọn nguyên liệu sạch, tươi ngon, bánh mì mới ra lò,…

    Trong quá trình bảo quản bạn cần chú ý vào các yếu tố như: thời tiết, nhiệt độ không khí,… đều sẽ tác động trực tiếp đến nguyên liệu cũng như hiệu quả kinh doanh. Nếu bạn không tính toán cẩn thận thì dễ dẫn đến tình trạng ế hàng, hụt vốn,…

    Cách bán bánh mì đông khách

    Bánh mì ngon, đảm bảo vệ sinh thực phẩm

    Với mô hình kinh doanh bánh mì, bạn không cần quá cầu kỳ với các loại thực phẩm đi kèm với bánh mì. Bạn chỉ cần đảm bảo 2 yếu tố là sạch và nguyên liệu tươi ngon thì sẽ có người đến mua và ủng hộ bạn. 

    Khách hàng không thể ăn một món ăn kém chất lượng mà khâu chế biến không sạch sẽ. Nên khâu chế biến rất quan trọng trong mô hình kinh doanh tiệm bánh mì.

    Quảng cáo, marketing

    Gần như mọi tiệm bánh hay tiệm bánh đều có biển quảng cáo ghi tên mình. Tất nhiên là không nhất thiết phải có biển quảng cáo vì nếu là xe bánh mì thì biển tên có thể dán lên xe. Chọn văn bản lớn, rõ ràng để thu hút khách hàng. Nhưng để khách hàng có thể nhìn thấy bạn khi đi trên đường, hãy cân nhắc thêm một bảng quảng cáo ngoài trời.

    Liên kết với ứng dụng đặt đồ ăn online

    Hiện tại, các ứng dụng như Grab, Shopee Food, Gojek, Now … đã có hàng triệu người dùng nên khi bán hàng trên các ứng dụng này thì bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với khách hàng rất cao không tốn chi phí và chiến dịch quảng cáo nào. 

    Ngoài ra, còn giúp bạn giảm chi phí vận chuyển mà còn tiện lợi. Giúp uy tín của shop được nhiều người biết đến hơn nếu bạn có nhiều đánh giá tốt trên các ứng dụng đó.

    Một số mô hình bán bánh mì

    Bán bánh mì pate

    Bánh mì pate là bánh mì có nhân là pate. Pate có vị ăn rất béo và hơi ngấy nhưng kết hợp với chiếc bánh mì đã tạo nên một món ăn nhanh ngon, kích thích vị giác người mua. Đây sẽ là bữa sáng hoàn hảo cho mọi người. 

    Nhu cầu của khách hàng  mua bánh mì pate khá cao nên nếu bạn mở tiệm bánh mì pate thì bạn sẽ thu lợi nhuận kha khá. Đặc biệt để bắt đầu kinh doanh bánh mì pate khá dễ dàng. Vì bạn sẽ không phải chuẩn bị quá nhiều vốn đầu tư. Đó là lý do bạn nên chọn hình thức kinh doanh bán bánh mì pate.

    Mở tiệm bánh mì thịt

    Nhắc đến ẩm thực đường phố, người ta nghĩ ngay đến bánh mì thịt nướng, bánh mì heo quay, bánh mì gà xé… Ngày nay đi đâu bạn cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh quen thuộc với hình ảnh xe bánh mì truyền thống. 

    Bạn chỉ cần bỏ ra vốn ban đầu chỉ dưới 10 triệu đồng nhưng lợi nhuận thu lại khá cao so với số vốn bỏ ra. Theo đó, mỗi chiếc bánh mì thịt nướng bán với giá 15.000 – 20.000 đồng bạn sẽ lãi 7.000 – 10.000 đồng / chiếc. Vì vậy mô hình kinh doanh bánh mì này khá phổ biến.

    Bánh mì Kebab 

    Bánh mì thổ nhĩ kỳ là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều người. Vì vậy, kinh doanh bánh mì thổ nhĩ kỳ sẽ là một ý tưởng kinh doanh và cơ hội rất tốt. Hình thức kinh doanh này vốn đầu tư thấp nhưng lợi nhuận rất lớn. 

    Nếu bạn cũng đang có ý định kinh doanh món bánh này nhưng chưa bắt đầu thì hãy thử nhé. Bánh mì thổ nhĩ kỳ là loại bánh rất được lòng thực khách. Mỗi chiếc bánh chỉ có giá từ 20.000 đến 30.000 đồng, vừa rẻ vừa ngon. 

    Vì vậy, món bánh này phù hợp với hầu hết mọi người từ học sinh, sinh viên đến nhân viên văn phòng, người đi làm …. đối tượng khách hàng rất đa dạng.

    Hy vọng những kinh nghiệm mở tiệm bánh mì vốn ít – lợi nhuận cao sẽ đem lại các thông tin giúp ích trong quá trình kinh doanh của bạn. Chuquan.vn chúc bạn kinh doanh thành công. 

    Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!

    Chủ Đề