Minh chúng cho sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ là

67 năm đã trôi qua [7/5/1954 - 7/5/2021] nhưng những bài học quý báu về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc từ chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn luôn có giá trị trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. Nguồn: TTXVN

Chiến thắng hôm qua

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 56 ngày đêm, các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 từ ngày 13 đến 17/3/1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh. Pi rốt - Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

17h30 phút ngày 13/3/1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu TTXVN

Giai đoạn 2, từ ngày 30/3 đến 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.

Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh, tấn công vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chiều 7-5-1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Tướng De Castries [đi đầu] cùng toàn bộ Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng. Ảnh: Triệu Đại/TTXVN.

Giai đoạn 3, từ ngày 1 đến 7/5/1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries. Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng.

“56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch.

Chiều 7-5-1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh tư liệu TTXVN

Điện Biên Phủ đã trở thành bản anh hùng ca về nghệ thuật quân sự tài tình và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; đặc biệt, đó còn là âm hưởng ngân vang về sự đoàn kết, chiến đấu, hy sinh anh dũng của quân và dân ta. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng ngoại xâm của toàn dân tộc kết tinh sức mạnh vô địch làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài học hôm nay

Có thể thấy, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, nhờ có đường lối đúng, chủ trương, chính sách phù hợp, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên được sức mạnh của cả nước vào kháng chiến.

Lực lượng dân công hỏa tuyến tham gia mở đường trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu dangcongsan.vn

Cả nước đã tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch. Hơn 260.000 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn hướng về Điện Biên để bảo đảm hậu cần phục vụ kể từ khi Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ đến khi toàn thắng.

21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng các loại ô tô, tàu, thuyền, lừa, ngựa…ngày đêm vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược lên mặt trận Điện Biên Phủ. Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên chiến thắng. Ảnh tư liệu TTXVN

Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, mạnh mẽ, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, đã và đang đặt ra những yêu cầu mới và đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Đó chính là minh chứng thuyết phục nhất cho việc Đảng ta huy động và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

Đoàn kết toàn dân là bài học sức mạnh trong mọi thời đại [Ảnh minh họa VOV].

Mặc dù, xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, hợp tác và phát triển nhưng vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn, diễn biến phức tạp; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; các thách thức như khan hiếm nguồn nước, ô nhiễm và suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… gia tăng.

Bối cảnh đó càng yêu cầu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh theo các nghị quyết của Đảng, tạo nền tảng vững chắc để đất nước phát triển nhanh, bền vững hơn trong những năm tiếp theo.

Hà Linh

Hà Linh

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

28/03/2005
Chiến thắng Điện Biên Phủ kết tinh ý chí và sức mạnh đoàn kết dân tộc

Thiếu tướng, PGS, TS. Trịnh Vương Hồng

Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam

Đã thành lẽ thường, ở thời nào cũng vậy, mỗi khi Tổ quốc đứng trước hoạ xâm lăng, cả dân tộc ta lại nhất tề đứng lên, đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải, quyết tâm đánh bại kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc, viết nên những trang sử vàng chói lọi. Điện Biên Phủ là một trong những chiến thắng vĩ đại ở thế kỷ XX thể hiện tiêu biểu sự kết tinh sức mạnh tiềm tàng và to lớn của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh đó được tạo ra và nhân lên trước hết là từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Do yêu cầu của cuộc sống và theo tiến trình lịch sử, cộng đồng 54 dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam tụ cư trên phần đất hình cánh cung tiếp giáp biển của bán đảo Đông Dương đã “chung lưng đấu cật” tạo nên sức mạnh để giữ gìn cõi bờ sông núi. Đây là nhân tố hàng đầu làm xuất hiện sớm ý thức về một cội nguồn chung, một lối sống chung, một lãnh thổ chung mà sợi dây xuyên suốt là lòng yêu quê hương đất nước. Qua bao thăng trầm lịch sử, lòng yêu nước Việt Nam được tôi rèn, bồi đắp để kết thành lẽ sống, thành thế ứng xử thường trực của người Việt Nam, đặc biệt trong những thời kỳ dân tộc ta phải đối diện với thách thức lớn lao, liên quan đến sự sống còn của giống nòi, của dân tộc. Tinh thần yêu nước đã sản sinh ra biết bao anh hùng nghĩa liệt những người con sẵn sàng xả thân hy sinh vì đất nước. Trong thời đại Hồ Chí Minh lớp lớp đồng bào, chiến sĩ trên mọi vùng miền, mọi lứa tuổi đã không tiếc máu xương, không tiếc tuổi xuân, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đó là Cao Văn Ty thồ bằng xe đạp 320 kg, Ma Văn Thắng tới 352 kg một chuyến; Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo... quân ta đã chiến đấu suốt 56 ngày đêm “ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”, nhưng “gan không núng, chí không mòn”, tất cả để chiến thắng quân xâm lược. Tinh thần đó, ý chí và sự hy sinh lớn lao của biết bao con người bình thường ra đi từ những miền quê khác nhau trên đất nước Việt Nam đã làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Thứ hai, đó là ý chí tự lực, tự cường và truyền thống đoàn kết toàn dân tộc. Từ khi lập quốc cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ [1954], đất nước Việt Nam đã phải tiến hành 14 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc. Và, tính theo thời gian, kể từ kháng chiến chống Tần vào cuối thế kỷ III trước CN đến cuộc kháng Pháp vào thế kỷ XX, trong hơn 22 thế kỷ, đã có hơn 12 thế kỷ dân tộc ta phải chống ngoại xâm và ách đô hộ của nước ngoài. Nhưng trong hầu hết các cuộc kháng chiến kể trên, dân tộc ta đều phải đương đầu với kẻ địch mạnh hơn ta nhiều lần. Trong thời hiện đại, đối phương còn hơn hẳn ta về trình độ và tiềm lực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, quân sự. Bởi thế chỉ có lòng yêu nước không thôi, chỉ dựa vào sự hy sinh, tinh thần dũng cảm của con người thì chưa đủ. Sức mạnh Việt Nam còn được nhân lên từ bản lĩnh và trí tuệ của con người Việt Nam, từ ý chí tự lực tự cường cao độ và truyền thống đại đoàn kết toàn dân. Bản lĩnh đó trước hết phải là thái độ kiên quyết đương đầu với những thách thức mà thực tế đặt ra. Với chiến tranh, khi đã bằng mọi cách vẫn không thể tránh được, thì phải dám đánh, chỉ có dám đánh, không lưỡng lự trước quân thù mới có thể tìm ra cách đánh phù hợp để giành thắng lợi. Tiếp nối và phát huy truyền thống tự lực, tự cường của cha ông, khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng bào cả nước đã nhất tề đứng lên kháng chiến, mặc dầu vũ khí, trang bị của quân và dân ta rất nghèo nàn, lạc hậu. Ví như tỷ lệ giữa quân và súng, vào tháng 10 năm 1947 ở một số nơi như sau: Khu 12 bình quân 2 chiến sĩ có 1 khẩu súng, khu 3 số đó là 2,5 người một khẩu, khu 10 cứ 3 người có 1 khẩu và tiêu biểu là khu 2 cứ 12 người có 1 khẩu súng. Cũng phải thấy rằng, từ khi kháng chiến nổ ra ở miền Nam [23 tháng 9 năm 1945] đến trước Chiến dịch Biên Giới [10-1950], quân và dân ta phải chiến đấu trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, chưa có điều kiện tiếp nhận sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài.

Chiến đấu trong điều kiện tương quan lực lượng chênh lệch và bất lợi như vậy nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, truyền thống đoàn kết, cố kết của toàn dân tộc được hun đúc nên từ lòng yêu nước nồng nàn đã trở thành nhân tố quyết định giúp dân tộc ta, nhân dân ta vượt qua biết bao thử thách khắc nghiệt. Ngay từ những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến, cả nước đã hướng về Nam với biết bao hình thức ủng hộ thiết thực. Chỉ 3 ngày sau khi quân Pháp gây hấn ở Sài Gòn - Chợ Lớn, ngày 26 tháng 9 năm 1945, những đoàn quân “Nam tiến” đã lên đường vào Nam chiến đấu biểu trưng sâu sắc cho ý chí Nam Bắc một nhà, toàn dân đoàn kết của dân tộc ta. Đến Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân khắp các địa phương trong nước đẩy mạnh nhiều hoạt động phối hợp. Bộ Tư lệnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ phát động một đợt tiến công địch rộng khắp, tiêu diệt hàng trăm đồn bốt, tháp canh trong một thời gian ngắn và qua đó, giam chân một lực lượng quan trọng của địch, không cho chúng đi tiếp viện cho Điện Biên Phủ và các chiến trường khác. Quân và dân Liên khu 5 làm phá sản kế hoạch át- lăng của địch. Quân và dân Bình - Trị - Thiên tiêu diệt nhiều đồn bốt quan trọng tại địa phương, quân và dân đồng bằng Bắc Bộ đánh phá các sân bay và vận tải tiếp tế của địch. Đó là những hoạt động phối hợp kịp thời, hiệu quả của chiến trường toàn quốc với quân và dân ta ở Tây Bắc- Điện Biên Phủ.

Tác chiến ở Điện Biên Phủ, một trong những vấn đề cực kỳ nan giải của ta là tiếp tế. Kẻ địch cho rằng việc tiếp tế lương thực, thuốc men, đạn dược cho gần 10 vạn người [cả bộ đội, dân công và lực lượng khác] là vô kế khả thi. Nhưng với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, từ vùng tự do Việt Bắc, từ Liên khu 3, Liên khu 4, vùng mới giải phóng Tây Bắc cho đến các vùng du kích, các khu căn cứ địa ở đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thượng Lào, tất cả đều dồn sức cho Điện Biên Phủ. Trong tổng số 25.056 tấn gạo cung cấp cho chiến dịch, đồng bào Liên khu Việt Bắc đóng góp 5.229 tấn, Liên khu 3 góp 1.464 tấn, Liên khu 4 góp 9.652 tấn, lưu vực sông Nậm Hu và Thượng Lào góp 2.000 tấn. Và đặc biệt, đồng bào các dân tộc Tây Bắc, tuy mới được giải phóng, đời sống còn hết sức khó khăn, thiếu thốn, cũng đã góp 7.311 tấn, vượt mức trên 1.300 tấn, nguồn cung cấp tại chỗ đó đã góp phần giảm xương máu và công sức vận chuyển. Trong tổng số 1.824 tấn thịt và thực phẩm, đồng bào các dân tộc Liên khu Việt Bắc góp 680 tấn, Tây Bắc góp 398 tấn, Liên khu 3 góp 115 tấn, Liên khu 4 góp 640 tấn. Trong tổng số 261.453 dân công, Việt Bắc có 36.519 người tham gia, khu Tây Bắc có 31.819 người, Liên khu 3 có 6.402 người và Liên khu 4 có 186.714 người. Ngoài ra, đồng bào các dân tộc Tây Bắc còn góp toàn bộ số mảng nứa, toàn bộ số ngựa thồ phục vụ chiến dịch. Đồng bào Lai Châu, chiến trường nóng bỏng đã cung cấp cho chiến dịch 2.666 tấn gạo,vượt mức trên giao 64 tấn, 226 tấn thịt, vượt 43 tấn. Trong đó, nhân dân các dân tộc huyện Điện Biên đóng góp 555 tấn gạo, 36 tấn thịt, 104 tấn rau xanh và 38.000 ngày công. Do địch đánh phá và do đồng bào không thể làm kịp, để có lương thực nuôi bộ đội có nơi đồng bào thoả thuận giao cả nương, rẫy lúa vàng cho các đơn vị tự thu hoạch, rồi sau ghi sổ báo lại. ở nhiều nơi đồng bào các dân tộc giã gạo vào cả ban đêm, việc trước đó rất kiêng kỵ. Vậy là truyền thống đoàn kết dân tộc, tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết tức là lực lượng. Chia rẽ tức là yếu hèn”đã phát huy hiệu lực mạnh mẽ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thứ ba, đó là sức mạnh của trí tuệ Việt Nam, thể hiện ở tài nghệ chỉ đạo chiến tranh và vận dụng nghệ thuật quân sự.

Từ giữa năm 1953, Bộ chỉ huy Pháp ở Đông Dương bắt đầu thực hiện kế hoạch Nava, chúng ra sức xây dựng khối quân cơ động chiến lược mạnh nhằm thoát khỏi tình trạng phòng ngự bị động, tiến tới giành quyền chủ động trên chiến trường chính. Lộ trình của kế hoạch là trong chiến cuộc 1953-1954, giữ thế phòng thủ ở phía Bắc vĩ tuyến 18, tiến công ở phía Nam để ổn định miền Trung và Nam Đông Dương và lấy được nhân vật lực; khi đạt được ưu thế về quân cơ động, từ mùa thu năm 1954 thực hành tiến công ở phía Bắc, tạo ra ưu thế cho phép đưa ra một giải pháp chính trị giải quyết chiến tranh.

Trong khi đó, vào cuối tháng 9 năm 1953, Hội nghị Bộ Chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì họp tại Tỉn Keo, [Định Hoá - Thái Nguyên], xác định chủ trương tác chiến Đông Xuân 1953-1954 là sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, nhưng hiểm yếu mà chúng không thể bỏ, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch trong vận động ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch, tạo điều kiện cho chủ lực rảnh tay hoạt động. Điểm mấu chốt mà Hội nghị chủ trương là tập trung nỗ lực tìm cách giữ vững và phát triển quyền chủ động tiến công chiến lược và phân tán khối cơ động chiến lược của Pháp vừa được tổ chức, xây dựng. Khác với trước đây chủ lực ta thường chỉ mở chiến dịch tiến công trên một, hai hướng thì mùa khô này, Bộ Chính trị chủ trương tiến công địch trên nhiều hướng chiến lược: Tây Bắc, bắc Tây Nguyên và phối hợp với bạn mở chiến dịch ở Thượng, Trung và Hạ Lào. Đúng như tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hội nghị Tỉn Keo: Biến quả đấm chủ lực của Pháp thành bàn tay xoè và bẻ từng ngón một, ngay trong đợt 1 của chiến cuộc Đông Xuân, quân ta đã tiêu diệt trên 2 vạn tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai có ý nghĩa chiến lược và điều quan trọng là buộc địch phải điều 51% lực lượng cơ động của chúng từ đồng bằng tập trung ở các tập đoàn cứ điểm trên chiến trường rừng núi như: Điện Biên Phủ, Luông Pha Băng, Mường Sài, Sênô, Plâycu, An Khê..., 49% lực lượng cơ động còn lại bị chiến tranh du kích kìm chân, không còn “cơ động” mà bị căng mỏng ra ở nhiều nơi. Và khi bị quân ta vây đánh ở Điện Biên Phủ, địch không có lực lượng lớn để ứng cứu. Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh ở đây là ta đã xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, vững chắc, đã xây dựng được quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương. Về chiến lược là đánh giá đúng địch ta, phán đoán đúng âm mưu chiến lược của địch, trên nền chiến tranh nhân dân không cho địch tập trung quân cơ động, phân tán chúng và buộc chúng phải đánh theo cách đánh mà ta đã lựa chọn trên chiến trường chúng ta có nhiều thuận lợi và đã được chuẩn bị.

Để thực hành chiến dịch tiến công trận địa có quy mô lớn nhất trong cuộc kháng Pháp này, ta đã sớm hình thành thế trận bao vây, xây dựng trận địa tiến công và bao vây, ngày càng siết chặt từng cụm cứ điểm tới tập đoàn cứ điểm, chia cắt thế trận liên hoàn của địch. Trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, ta đã chuyển từ phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” khi địch đã đưa tới đây hơn 10 tiểu đoàn và xây dựng công sự với hệ thống vật cản vững chắc.

Về chiến thuật, lần đầu tiên quân ta thực hiện những trận công kiên quy mô lớn, đánh hiệp đồng binh chủng, tiến công cụm cứ điểm nằm trong hệ thống phòng ngự liên hoàn của địch, như các trận Him Lam, Độc Lập,... Quân ta cũng thực hành những trận chiến đấu phòng ngự trận địa ở đồi C1, A1,... trong đó đã triệt để tận dụng địa hình, tích cực cải tạo trận địa cũ của địch, tổ chức lực lượng theo nguyên tắc binh lực ít, hoả lực nhiều, lực lượng tung thâm ít, lực lượng dự bị cơ động ở ngoài nhiều... Cũng tại Điện Biên Phủ, hình thức đánh lấn với hệ thống chiến hào như giây thòng lọng ngày một siết chặt cổ địch xuất hiện, là sự phát triển của chiến đấu công kiên, khi ta tiến công trực tiếp địch nhưng không có vũ khí trang bị đánh lớn tiêu diệt địch ngay. Đây là sáng tạo của cán bộ chiến sĩ trong vận dụng cách đánh nhỏ truyền thống, diệt được địch mà thương vong ít.

Thắng lợi của cuộc chiến chống thực dân Pháp nói chung, của trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ nói riêng, là kết tinh của sức mạnh dân tộc và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Sức mạnh tiềm tàng và to lớn ấy, bản sắc và bản lĩnh ấy của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam từng làm nên bao chiến công huy hoàng trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhất là trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ sẽ được trao truyền và phát huy lên một tầm cao mới, sẽ là nhân tố nền tảng, là động lực quan trọng đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” giành thắng lợi.

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 65,183,613

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ Đề