Máy bay bị thủng giữa không trung, người bay ra ngoài

Vì sao hành khách bị hút ra ngoài trong vụ tai nạn máy bay chở 149 người?

Chia sẻ

Sự việc xảy ra trên chuyến bay của hãng hàng không Southwest Airlines, từ Dallas đến New York, Mỹ. Nhưng vì sao điều này lại xảy ra?

Động cơ máy bay nổ tung trên bầu trời.

Theo Daily Star, máy bay Boeing 737 chở theo 144 hành khách gặp sự cố sau khi rời sân bay La Guardia ở New York, Mỹ.

Động cơ nổ tung khiến các mảnh vỡ va vào kính máy bay ở hàng ghế 17, gây ra tình trạng nứt vỡ.

Nữ hành khách ngồi gần ô cửa sổ nhất, cô Jennifer Riordan bị hút dính chặt vào ô cửa sổ, ở độ cao gần 10.000 mét.

Các nhân chứng nói các hành khách cố gắng giữ chặt người phụ nữ, giúp cô không bị cuốn ra ngoài. Jennifer Riordan được xác định là người duy nhất thiệt mạng trên máy bay.

Theo Daily Star, việc hành khách bị hút khỏi máy bay là điều khá hiếm hoi, nhưng từng xảy ra trong quá khứ.

Liệu hành khách có thể bị hút khỏi máy bay?

Thomas Anthony, giám đốc chương trình an toàn và an ninh hàng không tại Đại học Southern California nói: “Khi máy bay càng lên cao, áp suất không khí càng giảm. Lượng không khí bên trong được giữ kín để hành khách có thể hít thở một cách bình thường”.

Vì một lý do nào đó mà máy bay xuất hiện một lỗ thủng, ví dụ như bị đánh bom thì không khí bên trong sẽ bị hút ra ngoài.

Ô cửa kính vỡ toang hút hành khách khỏi máy bay.

Jonathan Franklin, một phi công lái máy bay thương mại nói: “Đúng là áp suất không khí bên ngoài thấp hơn bên trong máy bay, khi máy bay hoạt động ở độ cao tiêu chuẩn”.

“Nhưng lực hút không đến mức mạnh như máy hút bụi để cuốn tất cả ra ngoài trong chốc lát”.

Nhưng một lỗ thủng lớn trên máy bay có thể tạo ra thảm kịch. Bởi nó tạo thành một luồng gió hút các thứ ra bên ngoài, kể cả con người.

Geoffrey Landis, nhà vật lý của NASA nói trên NBC rằng, cần 100 giây để cân bằng áp suất không khí thông qua một lỗ thủng 30cm trên máy bay Boeing 747.

Lỗ thủng càng lớn thì quãng thời gian cân bằng áp suất càng lâu và lực hút càng mạnh.

Việc thắt dây an toàn có thể giữ các hành khách khỏi bị hút khỏi máy bay. Nhưng đã có trường hợp hành khách bị hút khỏi máy bay cùng với cảghế ngồi.

Chuyện này từng xảy ra trước đây?

Vụ đánh bom máy bay năm 2016 tạo thành một lỗ thủng lớn hút một người ra ngoài.

Đây không phải lần đầu tiên lỗ thủng khiến hành khách bị hút khỏi máy bay. Sự việc tương tự xảy ra năm 1973 khiến một hành khách ngồi gần cửa sổ bị cuốn ra ngoài. Người ngồi cạnh may mắn không hề hấn gì.

Cửa kính trong khoang lái của hãng British Airways từng bị bật tung vào năm 1990, khiến phi công bị cuốn nửa người ra ngoài. Phi công này bám được vào bảng điều khiển nên đã sống sót.

Năm 1989, chiếc Boeing 747 của United Airlines gặp trục trặc không đóng được cửa khoang hàng,9 hành khách bị cuốn ra ngoài khi vẫn đang thắt dây an toàn.

Mới đây nhất, năm 2016, một vụ đánh bom đã xé toạc thân máy bay của hãng hàng không Daallo Airlines ở Somalia. Vụ nổ khiến một hành khách bị hút ra ngoài qua lỗ thủng của máy bay và rơi xuống đất từ độ cao hơn 3.000 mét.

Giây phút kinh hoàng hành khách bị hút ra cửa sổ máy bay Mỹ

Chiếc máy bay chở 149 người bị nổ động cơ giữa không trung, khiến cửa sổ bị vỡ và một hành khách bị hút ra ngoài.

Bấm xem >>

Nữ phi công bình tĩnh hạ cánh khi máy bay nổ động cơ, cứu sống hơn 100 người

Vào hôm 17/4 mới đây, chiếc máy bay Boeing 737-700 đã gặp nạn khi đang trên đường từ sân bay La Guardia của TP New York tới TP Dallas, bang Texas, với 143 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn.

Một số hành khách trên máy bay đã miêu tả lại khung cảnh hỗn loạn và giây phút kinh hoàng trong vụ tai nạn. Ởđộ cao hơn 9.700 mét, một trong các động cơ của chiếc máy bay Boeing737-700phát nổ,mảnh vỡ văng vào cửa sổ tạo ra lỗ hổng hút một phụ nữ ra ngoài.

Phần động cơ máy bay bị hư hỏng.

Những hành khách có mặt trên máy bay đã kéo được bà vào trong nhưng nạn nhân đã không may tử vong sau đó . Giữa khung cảnh máy bay rung lắc dữ dội, các hành khách vừa dùng mặt nạ oxy vừa cầu nguyện - nhiều người tưởng rằng họ sẽ không thể sống sót.

Tuy nhiên, nữ phi công của chuyến bay, bàTammie Jo Shults đã rất nhanh chóng xử lý được tình huống và điều khiển máy bay hạ cánh an toàn xuốngsân bay quốc tế Philadelphia. Trong thời điểm nguy cấp, bà Shults vẫn rất bình tĩnh liên lạc với trạm kiểm soát không lưu:"Một phần máy bay của chúng tôi đã bị rơi".

Chân dung người nữ phi công anh hùng.

Phi công bị hút ra khỏi máy bay sống sót một cách thần kỳ

Sáng10/6/1990, cơ trưởngTim Lancaster, 42 tuổi và cơ phó Alastair Atchison, 39 tuổitheo đúng lịch trình cất cánh điều khiến chiếcchiếc máy bay BAC 1-11 mang số hiệu 5390 của British Airway từ sân bayBirmingham, Anh đến thành phố Malaga, Tây Ban Nha.

Mọi chuyện diễn ra hết sức bình thường cho tới khi chiếc phi cơ lên tới độ cao 5.300m thì bỗng nhiên một tiếng nổ lớn vang lên. Phần kính chắn gió phía tay trái của cơ trưởng Lancaster không hiểu vì lý do gì bất ngờ nổ tung. Chênh lệch áp suất cực lớn giữa không khí bên trong và bên ngoài khoang lái khiến viên phi công kỳ cựu bị hút ra khỏi máy bay.

Toàn bộ cơ thể của Tim bị hút ra khỏi máy bay, ngoại trừ đôi chân bị mắc lại ở buồng lái [Ảnh trong video dựng lại hiện trường]

Toàn bộcơ thể của Tim bị hút ra khỏi máy bay, ngoại trừ đôi chân bị mắc lại ở buồng lái. Tim bị những ngọn gió cực mạnh, sắc như dao quật vào cơ thể ở độ cao hơn 7000m.

Nam tiếp viên hàng không Nigel Ogden vô tình có mặt trong buồng lái tại thời điểm đó đã không ngần ngại lao đến giữ chặt lấy Tim, không để ông bị hút hẳn ra ngoài.Tuy nhiên, Nigel không giữ được Tim lâu, tình hình trở nên tồi tệ hơn khi tiếp viên Nigel bắt đầu bị tê liệt và kiệt sức. Ngay lúc đó, một tiếp viên hàng không khác là Simon Rogers đã lao đến và thay Nigel giữ chặt lấy Tim.

Tiếp viên Nigel Ogden lao đến giữ chặt lấy cơ trưởng Tim [Ảnh dựng lại hiện trường]

Ngay sau đó, chiếc máy bay hạ cánh khẩn cấp tại sân bay ở Southhampton, Anh Quốc. Điều kỳ diệu đã xảy ra, tất cả vô cùng ngạc nhiên khi thấy rằng Tim vẫn còn sống. Phi công trưởng ngay lập tức được đưa đến bệnh viện. Toàn bộ sự cố kéo dài không quá 22 phút.

Cơ trưởngLancaster lập tức được chuyến tới bệnh viện và được chuẩn đoán là bị gãy xương cánh tay phải, ngón tay cái phải và cổ tay trái. Tuy nhiên, chỉ 5 tháng sau vụ tai nạn, ông đã trở lại làm việc bình thường, điều mà chính viên phi công dày dặn này cũng khó mà tưởng tượng nổi.

Cơ trưởng Tim Lancaster tại bệnh viện

Ngay sau tai nạn, các nhà điều tra đã bắt tay vào cuộc và phát hiện ra rằng nguyên nhân của tai nạn xuất phát từ việc cáccác kỹ sư bảo dưỡng đã dùng các con vít quá nhỏ khiến chúng không chịu được áp suất của không khí.

Máy bay bị đánh bom, người bị hút ra ngoài bị nghi chính là thủ phạm

Chiều ngày 2/2/2016, chiếc Airbus A321 của hãng hàng không Daallo Airlines bay từ thủ đô Mogadishu [Somalia] đến Djibouti vừa cất cánh năm phút thì gặp sự cố.

Sau một tiếng nổ lớn, thân máy bay bị thủng một lỗ lớn. Một nam hành khách bị bỏng nặng và bị hút ra ngoài không trung qua lỗ thủng này. Khi đó máy bay đang ở độ cao khoảng 3,6 - 4,2 km. Ngoài ra, vụ nổ cũng khiến hai hành khách khác trên máy bay bị thương.

Lỗ thủng tại máy bay

Ngay lập tức, chiếc máy bay được hạ cánh khẩn cấp để bảo toàn tính mạng cho 74 hành khách còn lại.

Sau khi điều tra, các nhà chức trách kết luận chiếc Airbus A321 đã bị đánh bom. Lý do là tại khu vực xảy ra vụ nổ, người ta phát hiện một chút thuốc nổ TNT còn sót lại.Nghi phạm được cho là người đàn ông ngồi trên xe lăn, nhờ vậy ông ta đã qua mặt được kiểm soát an ninh ở sân bay Mogadishu.

Máy bay sau khi hạ cánh

Sĩ quan cảnh sát Mohamed Hassan ở thị trấn Balad – cách thủ đô Mogadishu 29 km về phía Bắc – cho hay cư dân địa phương đã tìm thấy thi thể của một người đàn ông, được cho là hành khách rớt khỏi máy bay. Người này có tên là Abdullahi Abdisalam Borleh, 55 tuổi.Các nhà điều tra nói rằng nhiều khả năng đây là hành khách ngồi xe lăn, cũng là nghi can đánh bom. Tuy nhiên đây chỉ là nghi ngờ mà không bao giờ có kết luận chắc chắn.

Một tiếp viênbị hút khỏi máy bay sau khi phần trần phi cơ bị nứt toạc

Chuyến bay 243 của Aloha Airlineslà một chuyến bay của hãng hàng không Aloha Airlines giữa Hilo và Honolulu tại Hawaii. Vào ngày 28 tháng 4 năm 1988, khoảng 13:48, khi máy bay lên đến độ cao bình thường của chuyến bay là 24.000 ft [7,3km] thì một phần nhỏ trên trần của máy bay bên phía trái bị vỡ ra. Việc áp suất giảm đột ngột gây nên sức ép mạnh xảy ra tiếp theo ngay sau đó đã làm phá vỡ một phần lớn trần máy bay, bao gồm toàn bộ nữa phần phía trên của vỏ máy bay, kéo dài từ ngay phòng lái đến tận cánh trước.

Phi hành đoàn đáp khẩn cấp xuống đường băng số 2 của Sân bay Kahului lúc 13:58. Ngay khi đáp, phi hành đoàn mở các thang hơi thoát hiểm và di tản các hành khách khỏi máy bay nhanh chóng. Cơ phó Mimi Tompkins giúp các hành khách ở phía dưới thang hơi. Tổng cộng có 65 người bị thương, 8 bị thương nặng.

Tiếp viên Clarabelle Lansing, 58 tuổi, được xác nhận là người duy nhất tử vong vì bị bay khỏi cabin khi đang đứng ở hàng ghế 15, dù những người xung quanh gắng sức kéo cô lại.

Khung cảnh tàn tạ của máy bay sau khi hạ cánh

Video liên quan

Chủ Đề