Mất giấy tờ làm lại như thế nào

Việc đầu tiên cần làm khi bị mất hết các giấy tờ tùy thân là liên hệ với cơ quan công an cấp xã, phường nơi bạn đăng ký thường trú để trình báo về việc mất giấy tờ và làm đơn cớ mất.

Mẫu đơn cớ mất sẽ do cơ quan công an cung cấp. Đơn này có thể bạn phải xuất trình khi đi làm lại một số giấy tờ nếu các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xuất trình. Sau đó, bạn có thể thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ hộ khẩu [vì đây là một trong các giấy tờ cơ bản cần có để bạn có thể làm lại các giấy tờ tùy thân khác]

Thủ tục xin cấp lại sổ hộ khẩu

Theo Điều 24 Luật Cư trú quy định về sổ hộ khẩu:

“1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

2. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.

3. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc”.

Thủ tục xin cấp lại sổ hộ khẩu được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA ngày 09/09/2014:

“2. Trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp trước đây. Hồ sơ đổi, cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm:

  1. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
  1. Sổ hộ khẩu [đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng] hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể [đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu số mới].

Cơ quan đăng ký cư trú thu lại sổ hộ khẩu bị hư hỏng hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và đóng dấu hủy để lưu hồ sơ hộ khẩu.

3. Trong thời hạn 3 [ba] ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đổi, cấp lại sổ hộ khẩu.

4. Trong quá trình đăng ký thường trú, nếu có sai sót trong sổ hộ khẩu do lỗi của cơ quan đăng ký thì trong thời hạn 3 [ba] ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của công dân, cơ quan đăng ký thường trú phải có trách nhiệm điều chỉnh sổ hộ khẩu cho phù hợp với hồ sơ gốc.

5. Người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú thì chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. Khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp.

6. Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Trưởng công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh là người có thẩm quyền ký sổ hộ khẩu”.

Như vậy, theo quy định vừa trích dẫn ở trên, hồ sơ xin cấp lại sổ hộ khẩu không yêu cầu phải có chứng minh nhân dân. Do đó trong số giấy tờ bị mất, bạn nên làm lại sổ hộ khẩu đầu tiên sau đó mới làm các giấy tờ tùy thân khác như chứng minh nhân dân [hoặc thẻ căn cước công dân nếu ở địa phương đã cấp thẻ căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân], giấy khai sinh, bằng lái xe, và các giấy tờ khác.

Khi phát hiện bị mất giấy tờ xe ô tô, chủ phương tiện cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục để xin cấp lại giấy đăng ký xe ô tô tại phòng CSGT. Vậy hồ sơ xin cấp lại giấy đăng ký xe ô tô gồm có những giấy tờ gì? Lệ phí bao nhiêu? Thời gian cấp lại bao lâu? Bài viết dưới đây của VIETMAP sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc trên cho bạn đọc.

I. Thủ tục để xin cấp lại giấy đăng ký xe ô tô

1. Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ theo Điều 15 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 quy định về việc đăng ký xe, khi làm thủ tục cấp lại giấy đăng ký xe ô tô bị mất cần chuẩn bị hồ sơ có đầy đủ những giấy tờ sau:

- Khai báo thông tin trong giấy khai đăng ký xe theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 15; đồng thời ký và ghi rõ họ tên rồi nộp cho cơ quan đăng ký xe.

- Xuất trình CMND/CCCD [trong trường hợp chưa được cấp CMND/CCCD hoặc nơi đăng ký thường trú trong CMND/CCCD không giống với nơi đăng ký trong giấy khai đăng ký xe thì cần xuất trình thêm sổ hộ khẩu].

Ngoài ra, nếu chủ phương tiện nhờ người khác làm thủ tục xin cấp lại giấy đăng ký xe thì cần phải có giấy ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, căn cứ tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA: người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình CMND/CCCD của mình; nộp giấy ủy quyền có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan và đơn vị công tác.

Còn nếu đối tượng xin cấp lại giấy Giấy đăng ký xe, biển số xe là cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế hay nhân viên nước ngoài thì cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước [đối với cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và cơ quan đại diện ngoại giao] hoặc giấy giới thiệu của Sở Ngoại vụ [đối với cơ quan lãnh sự].

- Công hàm của cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự. - Xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hay Chứng minh thư công vụ [vẫn còn giá trị sử dụng] với đối tượng là nhân viên nước ngoài.

2. Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền [phòng CSGT]

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 15/2014/TT-BCA có quy định: Phòng Cảnh sát giao thông và Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp lại giấy đăng ký xe ô tô bị mất.

Vì vậy, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ xe cần mang nó đến Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện thủ tục làm lại giấy tờ xe ô tô bị mất. Theo đó, cơ quan công an sẽ tiến hành tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ. Nếu chưa đầy đủ hoặc không đúng, hồ sơ sẽ bị trả lại để chỉnh sửa và bổ sung. Còn nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, người yêu cầu sẽ nhận được giấy hẹn để đến lấy giấy xe ô tô được cấp lại.

3. Đến nhận Giấy đăng ký xe theo thời gian ghi trên giấy hẹn

Khi đến thời gian ghi trên giấy hẹn, bạn cần mang theo giấy hẹn đến Phòng Cảnh sát giao thông để nhận Giấy đăng ký xe ô tô được cấp lại.

II. Cần bao lâu để làm lại giấy tờ xe ô tô bị mất?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 15/2014/TT-BCA, thời gian làm lại giấy tờ xe ô tô không vượt quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan công an tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

III. Lệ phí để làm lại giấy đăng ký xe ô tô bị mất

Căn cứ theo Thông tư số 229/2016/TT-BTC, mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí đăng ký và lệ phí cấp đổi đăng ký xe ô tô được quy định như sau:

- Cấp lại Giấy đăng ký xe ô tô kèm theo biển số: 150.000 đồng/lần/xe. - Cấp lại Giấy đăng ký xe ô tô không kèm theo biển số: 30.000 đồng/lần/xe.

IV. Một số kinh nghiệm khi làm lại giấy đăng ký xe ô tô bị mất

- Chủ phương tiện không cần phải mang xe đến cơ quan công an để kiểm tra [trừ trường hợp xe đã cải tạo và làm thay đổi kết cấu, màu sơn]

- Khi cấp lại giấy đăng ký xe thì vẫn giữ nguyên biển 5 số. Do đó, nếu biển số của xe đang sử dụng chỉ có 3 số thì bạn phải chuyển sang biển 5 số và nộp lại biển số cũ [biển số mới sẽ được bấm và cấp ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ]. Còn nếu biển 4 số thì chủ xe có thể giữ lại và không cần đổi sang biển 5 số.

- Giấy đăng ký xe do Phòng CSGT cấp dành cho:

+ Xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên; xe ô tô, máy kéo, sơ mi rơ moóc và rơ moóc; xe bị quyết định tịch thu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương.

+ Xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] của các cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài; tổ chức có trụ sở, cá nhân cư trú tại quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng CSGT đặt trụ sở.

- Giấy đăng ký xe do Công an huyện cấp dành cho: xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương [trừ các loại xe được đăng ký tại Phòng CSGT].

V. Mất giấy tờ xe có bị phạt hay không?

Hiện tại, với trường hợp xe bị mất giấy đăng ký xe [cà vẹt], pháp luật không có quy định về việc Giấy hẹn nhận cà vẹt được cấp lại có giá trị thay thế cho Giấy phép lái xe. Do đó nếu vi phạm, người lái xe vẫn bị xử phạt hành chính theo đúng quy định.

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức phạt đối với lỗi không có hoặc không mang theo giấy tờ xe ô tô quy định cụ thể như sau:

- Lỗi không có Giấy đăng ký xe ô tô: phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng và tạm giữ phương tiện trong 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

- Lỗi không mang theo Giấy đăng ký xe: phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.

- Nếu người điều khiển xe không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện [không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hay giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp] thì phương tiện sẽ bị tịch thu. Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc cách xử lý khi mất giấy tờ xe ô tô cũng như một số thông tin liên quan đến việc xin cấp lại giấy đăng ký xe ô tô.

Chủ Đề