Management of cultural activities quản lý hoạt động văn hóa năm 2024

⚜️ Chương trình “QUẢN TRỊ BẰNG VĂN HÓA / MANAGEMENT BY CULTURE” là chương trình đặc biệt do PACE thiết kế, biên soạn và triển khai để đồng hành cùng doanh nghiệp để biến văn hóa trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, cũng như biến doanh nghiệp của mình thành một trong những nơi đáng làm việc nhất. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những tổ chức có văn hóa xuất sắc thì có kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn. Cụ thể là khả năng tăng doanh thu cao hơn 48%, khả năng tăng sự gắn kết của nhân viên cao hơn 80%, và khả năng tăng sự hài lòng của khách hàng cao hơn 89% so với những tổ chức ít quan tâm tới văn hóa và văn hóa doanh nghiệp. [Theo Katzenbach Center] Ngay từ những ngày đầu ra mắt, chương trình đã thu hút cộng đồng doanh nghiệp và những người quan tâm đến câu chuyện văn hóa doanh nghiệp, bởi lẽ: ☑️ Đây là một trong những chương trình đặc biệt được TS. Giản Tư Trung trực tiếp giảng dạy. ☑️ Nội dung của chương trình có tính nguyên lý, nên không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, mà còn có thể áp dụng cho trường học, bệnh viện, các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước... 🌐 Tìm hiểu chi tiết chương trình tại: //bit.ly/PACE-MBC

PACE

MBC

Explore topics

Ngành Quản lý văn hoá trình độ cao đẳng được xây dựng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản lý văn hoá để tổ chức, điều phối các hoạt động văn hoá nghệ thuật trong khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển văn hoá xã hội.

  1. Kiến thức

– Vận dụng được các kiến thức về lý luận chính trị.

– Áp dụng được các kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn.

– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, tổ chức, điều phối các hoạt động văn hóa nghệ thuật.

  1. Kỹ năng

– Có khả năng áp dụng được các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý văn hóa.

– Có khả năng vận dụng các kỹ năng về quản lý các thiết chế văn hoá, quản lý di sản văn hoá, quản lý nghệ thuật, quản lý các câu lạc bộ – đội – đội nhóm…

– Có khả năng vận dụng các kỹ năng về marketing, quan hệ công chúng, gây quỹ và tìm tài trợ cho hoạt động và các sản phẩm văn hoá nghệ thuật.

– Có khả năng vận dụng các kỹ năng về múa, thanh nhạc, biên tập, kỹ thuật dàn dựng, kỹ thuật biểu diễn, kỹ thuật âm thanh ánh sáng, thiết kế, quay phim chụp ảnh… để dàn dựng và tổ chức chương trình sự kiện về văn hoá – xã hội, nghệ thuật, thông tin cổ động.

– Có khả năng biên tập tin và soạn thảo một số loại văn bản có liên quan đến công tác quản lý văn hóa.

– Có khả năng sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn.

– Có khả năng sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn.

  1. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; có ý thức trách nhiệm công dân, yêu quê hương, đất nước, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.

– Yêu nghề, say mê với các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, di sản văn hóa, tinh hoa văn hóa Việt Nam và nhân loại trong hoạt động quản lí văn hóa; có ý thức tìm tòi, phổ biến các giá trị văn hóa, nghệ thuật trong cộng đồng.

– Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có đạo đức nghề nghiệp; phong cách làm việc khoa học, năng động, sáng tạo, khiêm tốn, cầu tiến trong học tập và trong công việc.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

* Vị trí việc làm

– Nhân viên quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật tại các cơ quan, đơn vị văn hóa Nhà nước, các đoàn thể, doanh nghiệp…;

– Nhân viên tổ chức sự kiện, tổ chức các hoạt động phong trào văn hoá nghệ thuật tại các cơ quan – đoàn thể, công ty sự kiện…

* Nơi công tác

– Làm việc tại các cơ quan quản lý văn hóa địa phương: phòng văn hoá thông tin, trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, các ban quản lý di tích, bảo tàng…

– Làm việc trong các đơn vị tổ chức sự kiện, truyền thông, du lịch hoặc đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

– Làm việc ở các cơ quan có chức năng nghiên cứu, xây dựng chính sách văn hóa và quản lí hoạt động văn hóa nghệ thuật; các dự án phát triển kinh tế – xã hội, phát triển cộng đồng.

Chủ Đề