Mãn Châu Tương Hoàng kỳ là gì

"Bát kỳ Mãn Thanh", hay "Mãn Thanh bát hoàng kỳ", là một thể chế quân đội của triều đình Mãn Châu [nhà Thanh sau này], vẫn còn lưu truyền nhiều giai thoại.

"Bát kỳ", là một cách tổ chức quân sự đặc trưng của nhà Mãn Thanh do Nỗ Nhĩ Cáp Xích – thủ lĩnh của bộ tộc Nữ Chân cuối đời nhà Minh, vị vua đầu tiên của triều Thanh sáng lập.

 

Cơ cấu quân đội Bát Kỳ Mãn Thanh chặt chẽ

Trong "bát kỳ" đó, các "kỳ" được phân biệt với nhau bằng một màu cờ riêng biệt. Đứng đầu mỗi "kỳ" là "kỳ chủ" hoặc "hãn". Trong bát kỳ có bốn kỳ ra đời sớm nhất là Chính Hoàng kỳ, Chính Hồng kỳ, Chính Lam kỳ, và Chính Bạch kỳ - cờ vàng, cờ đỏ, cờ xanh, và cờ trắng. Sau đó có thêm bốn kỳ nữa là Tương Hoàng kỳ, Tương Hồng kỳ, Tương Lam kỳ, và Tương Bạch kỳ - màu cờ vàng viền đỏ, màu cờ đỏ viền trắng, cờ xanh viền đỏ, và cờ trắng viền đỏ.

Trong Bát Kỳ, Nỗ Nhĩ Cáp Xích sẽ trực tiếp nắm giữ Chính Hoàng kỳ, Tương Hoàng Kỳ và Chính Lam kỳ, đây cũng chính là "Thượng Tam Kỳ", 3 màu cờ quyền lực nhất, có khả năng thống lĩnh các cờ còn lại. Song, như bao triều đại phong kiến, thì ẩn sau tám cờ này cũng là câu chuyện mang màu sắc Thần thánh, nhằm nhắc nhở thế nhân rằng sự ra đời hay sụp đổ của một triều đại nào trong văn hóa thần truyền Trung Hoa đều là do Trời định đoạt!

 

Huyền thoại về tám con rồng và sự tích phía sau Bát Kỳ Mãn Thanh

Truyền thuyết rằng, ban đầu có tám con rồng giữa đất trời, chúng không có sự đoàn kết, thường chiến đấu tàn sát nhau. Sau khi Ngọc Hoàng biết được điều này, ông đã triệu hồi Long Vương đến và ra lệnh cho tám con rồng xuống giải quyết một số rắc rối ở nhân gian.

Sau khi nhận được lệnh, mỗi con rồng đều nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ một cách riêng lẽ. Chúng cạnh tranh với nhau và cố gắng dịch chuyển Mặt trời và Mặt trăng theo cách riêng của mình, tuy nhiên, dù có nỗ lực bao nhiêu chúng vẫn thất bại. Sau đó được Long Vương dẫn lối, chúng đoàn kết lại và bắt đầu hợp tác với nhau. Tạo thành một đội hình có hình thái tương tự như chữ “Thanh” [青] trong tiếng Trung Quốc, gồm tám nét, mỗi nét tượng trưng cho một con rồng [nếu thêm bộ Thủy [氵] sẽ tạo thành chữ 清, tức nhà Thanh].

Sau khi nhiệm vụ đã hoàn thành, tám con rồng kiệt sức và rơi xuống đất. Lúc này đây, một cơn gió từ thiên đình thổi từng con rồng lên những miếng vải màu sắc khác nhau trên mặt đất. Sau đó tám rồng  được gắn cố định trên mỗi miếng vải. Đó chính là màu cờ hiệu, được sử dụng làm quân kỳ cho Bát Kỳ Mãn Thanh!

 

Những dòng họ quý tộc của Bát Hoàng Kỳ Mãn Thanh

Chính việc "bát kỳ" là một thể chế quân đội quan trọng, nên các dòng dõi đứng đầu của chúng cũng chính là cánh tay phải đắc lực cho triều đình. Từ đó tạo nên các dòng dõi quý tộc mang tính truyền thừa cao.

Trên thực tế, không hẳn là mỗi dòng họ sẽ thuộc vào các "kỳ" riêng biệt. Và đôi khi, nếu lập được công hoặc có một cá nhân kiệt xuất, một dòng họ sẽ được nâng "kỳ đài", hoặc thông hôn cùng các "kỳ" cao cấp hơn và trong mỗi kỳ có tới trên dưới hàng trăm dòng họ lớn nhỏ.

Ở một góc nhìn khác, sự tích này chính là nói lên: sự đoàn kết sẽ mang đến sức mạnh phi thường. Cũng như sự kết hợp này đã khiến Bát Kỳ trở thành một đội quân hùng mạnh thiện chiến với những chiến công lẫy lừng còn mãi với thời gian.

Bát kỳ Mãn Châu hay còn gọi Bát Kỳ là một tổ chức quân sự đặc trưng của người Mãn Châu và cũng là đội quân hùng mạnh trong lịch sử Trung Hoa dưới thời nhà Thanh đã góp công to lớn trong cuộc chiến giữa nhà Thanh và nhà Minh. Bát kỳ Mãn Châu do Thanh Thái Tổ [Nỗ Nhĩ Cáp Xích] sáng lập ra và được Thanh Thái Tông [Hoàng Thái Cực] hoàn thiện về sau. Đặc điểm của Bát Kỳ là mỗi đơn vị được phân biệt bằng một lá cờ có màu sắc khác nhau, tổng cộng có tám lá cờ cơ bản theo đó mọi người dân Mãn Châu đều thuộc một trong tám "Kỳ", đứng đầu là một kỳ chủ và tư lệnh tối cao là Đại Hãn. Tám lá cờ bao gồm:

  • Chính Hoàng kỳ  
  • Tương Hoàng kỳ
  • Chính Bạch kỳ
  • Chính Lam kỳ
  • Tương Bạch kỳ
  • Chính Hồng kỳ
  • Tương Hồng kỳ
  • Tương Lam kỳ

Xem thêm:



Về căn bản, ông vẫn giữ nguyên hình thức bộ lạc, vẫn duy trì chế độ tù trưởng [mà người Nữ Chân gọi là Beile], nhưng căn cứ theo số lượng người Nữ Chân có trong các bộ [bộ lạc], phân chia trên cơ sở như sau:


  • Cứ 300 nam giới được tổ chức thành một Niru [âm Hán Việt: Ngưu Lộc]. Người đầu mục của niru được gọi là Niru-i Ejen [tức Ngưu Lộc Ngạch Chân, hay Tiển Chủ, danh xưng Hán Việt là Tá Lĩnh].
  • Năm Niru hợp lại thành một Jalan [âm Hán Việt: Giáp Lạt] do một Jalan-i Ejen [Giáp Lạt Ngạch Chân, danh xưng Hán Việt là Tham Lĩnh] chỉ huy.
  • Năm Jalan sẽ hợp lại thành một đơn vị gọi là Gūsa [âm Hán Việt: Cố Sơn, danh xưng Hán Việt: Kỳ]. Chỉ huy một Gūsa là một Gūsa Ejen [phiên âm Hán Việt: Cố Sơn Ngạch Chân, danh xưng Hán Việt: Đô Thống].

Nỗ Nhĩ Cáp Xích là thống soái tối cao của Bát Kỳ. Con cháu của ông ta là thủ lĩnh của mỗi một Kỳ. Mỗi Kỳ Chủ phải trực tiếp nghe theo mệnh lệnh của Đại Hãn. Về mặt quân sự là 8 cánh quân, về mặt dân sự 8 nhóm bộ tộc, phân biệt bởi hiệu cờ chỉ huy, vì vậy còn được gọi theo âm Hán Việt là Bát Kỳ, mỗi Kỳ có một màu chủ đạo riêng biệt. Đây là một hình thức quân đội dân tộc, là sự hợp nhất giữa binh và nông. Đại Hãn là người thống trị tối cao của toàn Bát Kỳ cả về quân sự lẫn dân sự. 


Ban đầu, khi chưa hoàn toàn thống nhất các bộ tộc Nữ Chân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tổ chức các bộ tộc thuộc quyền thành 4 Kỳ phân biệt theo màu cờ hiệu là Hoàng [Suwayan], Bạch [Sanggiyan], Hồng [Fulgiyan], Lam [Lamun]. Hoàng kỳ đặt dưới quyền khống chế và điều động của ông. Lam kỳ giao cho người em Thư Nhĩ Cáp Tề. Bạch kỳ được giao cho con trai trưởng là Chử Anh và Hồng kỳ do người con trai thứ là Đại Thiện quản lý. 

Về sau, khi thống nhất hoàn toàn các bộ lạc Nữ Chân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tổ chức tăng lên bốn kỳ nữa. Các kỳ cũ được thêm danh xưng Gulu [Chính], còn các kỳ mới có thêm màu viền trên cờ hiệu là có thêm danh xưng Kubuhe [Tương], gọi là Tương Hoàng, Tương Lam, Tương Bạch, Tương Hồng

Ban đầu, mỗi Kỳ kỳ có 7.500 quân, tổng cộng 8 kỳ có 6 vạn quân. Về sau, thông qua việc chinh phục các bộ lạc, số lượng binh sĩ trong các Kỳ tăng dần lên. Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích đánh thành Ninh Viễn, tổng binh lực quân Bát Kỳ huy động đã lên đến 13 vạn. 


 Chính Hoàng kỳ   

 Tranh vẽ thời nhà Thanh miêu tả vua Càn Long đang duyệt binh Bát Kỳ, ở hai bên các binh sĩ thuộc Chính Hoàng kỳ.

 Kỵ binh nhà Thanh, cờ hiêu trái sang phải: Tương Lam kỳ, Tương Hồng kỳ, Chính Hồng kỳ, Chính Hoàng kỳ, Tương Hoàng kỳ, Chính Bạch kỳ, Tương Bạch kỳ.

 Vua Càn Long đang cỡi ngựa, các Kỵ binh thị vệ đang hộ giá, cùng quan lại ở phía sau.

Tranh vẽ miêu tả Kỵ binh đều được trang bị cung tên.

 

 Quan lại đi phía sau đoàn Kỵ binh hộ giá.

 Các đơn vị trong Chính Hoàng kỳ.

 

 Kỵ binh nhà Thanh thuộc Chính Hoàng kỳ.

 

Tương Hoàng kỳ

 Các đơn vị thuộc Tương Hoàng kỳ, giữa là các quan lại đi phía sau vua Càn Long.

Tranh vẽ các quan lại trong buổi duyệt binh.

Đoàn kiêụ rước đi phía sau vua Càn Long cùng Kỵ binh.

 Các quan lại đang cưỡi ngựa, bên trên và bên dưới là các đơn vị thuộc Tương Hoàng kỳ.

 

 Kỵ binh trong Tương Hoàng kỳ.

 Kỵ binh trong Tương Hoàng kỳ.

 

 Kỵ binh được trang bị cung tên trong Tương Hoàng kỳ.

 

 Các đơn vị trong Tương Hoàng kỳ.

  Các đơn vị trong Tương Hoàng kỳ.

  Các đơn vị trong Tương Hoàng kỳ và Chính Bạch kỳ.

 Chính Bạch kỳ

 Tranh vẽ gồm nhiều đơn vị trong Chính Bạch kỳ.

 

 Tranh vẽ gồm nhiều đơn vị trong Chính Bạch kỳ.

 

 Tranh vẽ gồm nhiều đơn vị trong Chính Bạch kỳ và Chính Lam kỳ.

 Chính Lam kỳ

 Tranh vẽ gồm nhiều đơn vị trong Chính Lam kỳ.

 

 Tranh vẽ gồm nhiều đơn vị trong Chính Lam kỳ.

 

 Các binh sĩ trong Chính Lam kỳ được trang bị trường thương.

 

 Kỵ binh thuộc Chính Lam kỳ.

 

 Pháo binh và Kỵ binh trong Chính Lam kỳ.

 

 Kỵ binh Chính Lam kỳ và Tương Hoàng kỳ.

 Tương Bạch kỳ

 Tranh vẽ các đơn vị trong Tương Bạch kỳ.

 

 Tranh vẽ các đơn vị trong Tương Bạch kỳ.

 Kỵ binh Tương Bạch kỳ và Chính Lam kỳ được trang bị cung tên.

 Chính Hồng kỳ

 

 Tranh vẽ các đơn vị trong Chính Hồng kỳ.

 

 Kỳ binh thuộc Chính Hồng kỳ.

 Các đơn vị Chính Hồng kỳ và Chính Hoàng kỳ.

  Các đơn vị Kỵ binh và Pháo binh trong Chính Hồng kỳ.

 Tương Hồng kỳ

 Tranh vẽ các đơn vị trong Chính Hồng kỳ.

 

Tương Lam kỳ

 Tranh vẽ các đơn vị trong Tương Lam kỳ.

 Kỵ binh thuộc Tương Lam kỳ.

Video liên quan

Chủ Đề